Áp lực thanh khoản đè nặng ngân hàng

03/09/2022 06:50
Theo CEO WiGroup, áp lực lạm phát, tỷ giá sẽ nặng lên trong thời gian tới và năm 2023, thanh khoản hệ thống ngân hàng thực sự gặp khó khăn, gây sức ép lên mặt bằng chung của nền kinh tế.

Phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Hội nghị Jackson Hole vừa qua cho thấy, lãi suất sẽ tiếp tục tăng để kiểm soát lạm phát . Từ đó làm dấy lên những thông tin dự đoán, liệu trong tháng 9 tới đây FED sẽ tăng lãi suát 0,75 điểm % hay chỉ tăng 0,5 điểm %.

Áp lực thanh khoản đè nặng ngân hàng - Ảnh 1.

Tỷ giá sẽ tiếp tục căng thẳng trong tháng tới, bởi vì tháng 9 này, FED phải hành động để sự “diều hâu” trong lời nói cũng như hành động song hành cùng nhau (ảnh minh hoạ)

Theo ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup, các chỉ số kinh tế vĩ mô đến nay không có thay đổi nhiều, nhưng có một sự thay đổi lớn là FED sử dụng công cụ “phát biểu” để điều tiết lại thị trường. Hiện thị trường đang kỳ vọng lạm phát sẽ cao và đã phản ứng rất mạnh sau khi FED phát biểu, vì thế 0,75 điểm % sẽ là mốc cần phải suy nghĩ nhiều hơn 0,5 điểm %.

Tại Việt Nam, dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, các con số khá khả quan, khi tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 6,42% và có mức hồi phục nhanh sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Bên cạnh đó, World Bank và IMF cũng có một số báo cáo mới đánh giá khả năng năm nay Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng 7%.

Xoay quanh các chỉ số tăng trưởng, ông Báu đánh giá, tháng 8/2022 là một tháng mà các chỉ số vĩ mô tương đối tích cực, như khu vực sản xuất, tiêu dùng đều tăng trưởng tương đối mạnh. Tuy nhiên, có hai yếu tố cần nhắc đến ở đây đó là: Thứ nhất, cùng kỳ năm ngoái là thời điểm giãn cách, vì thế năm nay chúng ta không cần đạt một con số quá lớn thì vẫn có thể tăng trưởng mạnh; Thứ hai, là độ trễ của chính sách. Tất cả những chính sách thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) từ đầu năm đến nay chưa thẩm thấu đủ lớn vào nền kinh tế. Trong khi đó, thời gian độ trễ thường kéo dài từ 1-1,5 năm, vì vậy đây chưa phải là lúc chính sách thắt chặt có sự tác động và bản thân các ngân hàng vẫn có đủ thanh khoản để hỗ trợ nền kinh tế.

“Nếu nhìn toàn cảnh khu vực tiền tệ thì tương đối tiêu cực, thậm chí với nhìn nhận của cá nhân tôi, sang tháng 9 mọi thứ có thể sẽ tiêu cực hơn vì một số chỉ số vĩ mô bắt đầu có sự phân hóa.

Trong vĩ mô và tiền tệ có rất nhiều chỉ số, nhưng thời gian này cần tập trung vào 4 nhóm chỉ số quan trọng đó là: Lạm phát; Tỷ giá; Thanh khoản hệ thống - Lãi suất; và Sức khỏe nền kinh tế”, ông Trần Ngọc Báu cho biết.

Vị CEO cũng phân tích chi tiết từng yếu tố như sau: Một là về lạm phát, Việt Nam có chỉ số lạm phát tháng 8 nhìn chung tích cực, bởi vì giá cả tháng 8 gần như không tăng so với tháng 7. Nhưng từ tháng 9 lạm phát sẽ căng thẳng hơn với chính sách “diều hâu” của FED.

Hai là, từ vấn đề trên sẽ dẫn đến yếu tố gây “đau đầu” cho NHNN đó là tỷ giá. Nguyên nhân gây căng thẳng của tỷ giá là chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ ở tất cả các kỳ hạn, từ kỳ hạn ngắn đến những kỳ hạn dài tính bằng 6 tháng, 1 năm, 2 năm thậm chí 5 năm. Trong đó, tất cả các kỳ hạn đều chênh lệch âm tương đối cao và kỳ tới đây, nếu FED tiếp tục tăng lãi suất 0,75 điểm % sẽ gây áp lực lớn tới Việt Nam.

Ba là, từ sức ép trên, Việt Nam sẽ phải tiếp tục nhấc nền lãi suất thị trường II (thị trường liên ngân hàng) lên. Đồng nghĩa với việc NHNN phải tiếp tục bán USD để can thiệp thị trường, mà trong hai tháng qua, NHNN đã bán thêm 5 tỷ USD để hút về 120.000 tỷ đồng.

“Ngoài ra, tỷ giá sẽ tiếp tục căng thẳng trong một tháng tới, bởi vì tháng 9 này, FED phải hành động để sự “diều hâu” trong lời nói cũng như hành động song hành cùng nhau, được xem như công cụ đe dọa và giảm kỳ vọng lạm phát của thị trường xuống.

Đáng chú ý là giá cả của Mỹ cũng giảm chậm lại, do giá dầu đã không còn giảm nữa, giá các hàng hóa khác trên mặt bằng chung không giảm mạnh. Áp lực từ việc giá giảm chậm đến FED duy trì chính sách thắt chặt sẽ làm cho kỳ vọng về DXY (Chỉ số đo lường đồng USD với các tiền tệ khác) tiếp tục mạnh lên, trong khi Việt Nam vẫn chưa có một công cụ gì thực sự mạnh ngoài việc tăng lãi suất để kìm đà tăng của tỷ giá.

Tỷ giá căng thẳng sẽ gây tác động ngoại lai như lạm phát, trong bối cảnh chúng ta là quốc gia phải nhập khẩu để sản xuất. Nếu tỷ giá mất 2% nghĩa là tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam sẽ tăng 2%.

Áp lực thanh khoản đè nặng ngân hàng - Ảnh 2.

Năm 2023, thanh khoản hệ thống ngân hàng mới thực sự gặp khó khăn mạnh, làm cho mặt bằng chung của nền kinh tế bắt đầu áp lực hơn. Ảnh: Quốc Tuấn

Cùng với đó, đầu tư công vẫn tăng chậm. Nếu so cùng kỳ năm ngoái thì đầu tư công tăng rất mạnh, nhưng là vì đầu tư công của tháng 8/2021 đã bị chùng xuống nhiều do giãn cách. Đầu tư công là một yếu tố kích hoạt tiền cho nền kinh tế tương đối lớn, khi đẩy tiền trong kho bạc ra giúp hệ thống ngân hàng nhận thêm tiền về. Đó là một công cụ bơm tiền tốt nhất, mạnh mẽ nhất trong thời điểm hiện tại, nhưng vấn đề này còn đang tắc khiến thanh khoản hệ thống chưa được xử lý.

Một điểm nữa là lãi suất sẽ tiếp tục tăng. Mặt bằng chung các loại lãi suất đã tăng từ 4,5 lên khoảng 5,6%, còn các ngân hàng nhỏ hơn, áp lực ít hơn thì đâu đó đã tăng 0,5%. Chính việc ghìm lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ dẫn đến chênh lệch về tăng trưởng huy động và tín dụng rất cao”, vị CEO phân tích.

Bốn, là sức khỏe của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP quý 3 được dự báo sẽ ở mức kỷ lục, bởi vì khu vực sản xuất và chi tiêu tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái; các tổ chức cho rằng sẽ ở mức từ 10 - 12%.

Ông Báu lý giải rằng, GDP có thể tăng kỷ lục là do cùng kỳ thấp điểm, chứ không phải nội lực kinh tế thực sự mạnh. Nếu để ý kỹ chúng ta sẽ thấy, tiêu dùng bắt đầu yếu đi trong khi cứ vào cuối năm, tiêu dùng phải tăng cao. Tuy nhiên xung lực để tăng chi tiêu bắt đầu chững lại vì cùng kỳ năm ngoái giãn cách xã hội, còn thực tế nội lực chi tiêu không tăng đáng kể.

“Vì thế, vào quý 4/2022 mọi thứ sẽ khác, thậm chí sang năm 2023 cũng phải chứng kiến một câu chuyện khác hơn nữa. Không phải cứ nhìn chỉ số GDP tăng trưởng, kinh tế tăng trưởng, sản xuất mạnh mà cho rằng sức khỏe nền kinh tế ổn định. Năm 2023, thanh khoản hệ thống ngân hàng mới thực sự gặp khó khăn mạnh, làm cho mặt bằng chung của nền kinh tế bắt đầu áp lực hơn, còn giai đoạn này vẫn chưa thẩm thấu đủ lớn với độ trễ của chính sách thắt chặt. Nếu phải dự phóng thị trường tài chính, tôi cho rằng tháng 9 sẽ không còn thị trường tốt đẹp như tháng 8”, ông Trần Ngọc Báu dự báo.

Trước sức ép thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang căng thẳng hơn, ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính bày tỏ quan điểm, nội lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đã tốt hơn rất nhiều và ứng phó chủ động hơn về câu chuyện thanh khoản so với giai đoạn năm 2011-2013. Ông Long dẫn chứng thêm, một số ngân hàng hiện đang quảng cáo phát hành trái phiếu ra công chúng, thể hiện việc họ đang sử dụng các công cụ khác nhằm huy động tiền để gia tăng thanh khoản.

Đồng thời điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng đã linh hoạt, có kinh nghiệm hơn nhiều so với giai đoạn trước đó và tính nhất quán trong ổn định vĩ mô của Chính phủ Việt Nam cũng rõ nét hơn.

“Nếu nhìn vào các con số sẽ thấy thách thức lớn đặt ra cho nền kinh tế trong thời gian tới, nhưng điều quan trọng là chúng ta ứng phó như thế nào. Theo tôi mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát nhiều hơn. Đặc biệt, khi so sánh tương quan giữa thị trường chứng khoán sẽ thấy, thị trường Mỹ trong những phiên gần đây giảm điểm rất mạnh, trong khi thị trường Việt Nam mức độ giảm vẫn đỡ hơn nhiều và thanh khoản thị trường có xu hướng cải thiện hơn”, ông Long bày tỏ sự lạc quan.

Tin mới

Khung giá nhập khẩu điện từ Trung Quốc cao nhất 9,3 cent/kWh
9 giờ trước
Bộ Công thương vừa phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Trung Quốc về Việt Nam qua lưới điện quốc gia và khung giá phát điện loại hình nhà máy thủy điện tích năng.
5 mẫu TV tầm giá 20 triệu đồng đáng mua nhất dịp hè này
9 giờ trước
Thị trường TV trong tầm giá khoảng 20 triệu đồng đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi người dùng có thể sở hữu những mẫu TV cao cấp với thiết kế đẹp mắt, công nghệ hình ảnh – âm thanh hiện đại cùng trải nghiệm giải trí toàn diện.
Siêu dự án Aeon Mall đổ bộ, bất động sản ở “thủ phủ miền Tây” có diễn biến không ngờ
10 giờ trước
Thị trường bất động sản ở địa phương này đóng “làn gió mới” sau khi siêu dự án Aeon Mall chính thức khởi công.
Mitsubishi sắp có SUV mới ngang cỡ Xforce, chạy điện hơn 480km/sạc, dùng công nghệ Nissan, bán năm sau
11 giờ trước
Mitsubishi đang đẩy mạnh phát triển xe điện với hai mẫu xe mới dự kiến ra mắt vào nửa cuối năm 2026. Một mẫu SUV/crossover được phát triển từ Nissan Leaf.
An Khang muốn 'biến 300 nhà thuốc thành trung tâm tư vấn sức khỏe miễn phí'
11 giờ trước
Nhà thuốc An Khang đang muốn tạo một chuẩn mực mới khi chủ động mang dịch vụ tư vấn sức khỏe miễn phí đến mọi người, ấp ủ trở thành 'người bạn tâm giao' đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
3 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.