Bậc thầy chuỗi cung ứng: Trong khi ngành ô tô toàn cầu điêu đứng vì thiếu chip, duy nhất Toyota vẫn ung dung vì 1 điều chỉnh từ cách đây 4 năm

18/02/2021 19:08
Mặc dù là "cha đẻ" của quy trình sản xuất tức thời nổi tiếng với triết lý cắt giảm tối đa lượng tồn kho, Toyota lại không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thiếu chip đang khiến ngành ô tô toàn cầu chao đảo.

Đối lập với toàn bộ phần còn lại của ngành ô tô thế giới, hôm 10/2 vừa qua, tập đoàn Toyota của Nhật Bản cho biết hãng dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip. Trong buổi công bố kết quả kinh doanh, giám đốc tài chính Kenta Kon chia sẻ Toyota – tập đoàn sản xuất hơn 10 triệu chiếc xe hơi mỗi năm – đã dự trữ được lượng linh kiện đủ dùng trong 1-4 tháng. Lợi nhuận được dự báo sẽ tăng hơn 50% trong quý này.  

Trong khi đó, toàn bộ ngành ô tô thế giới đang gặp khủng hoảng nặng vì thiếu chip. Trên toàn cầu, sản lượng của năm nay có thể giảm 3 triệu chiếc (tương đương 3% - 5%). Đây là kết quả của những sai lầm khi tính toán lượng nhu cầu và cả những hạn chế sâu xa mang tính hệ thống trên chuỗi cung ứng của ngành ô tô. Tồi tệ hơn, cuộc khủng hoảng thiếu chip được cho là sẽ không thể nhanh chóng chấm dứt.

Điều đặc biệt trong tuyên bố của Toyota là nó đối lập hoàn toàn với quy trình sản xuất nổi tiếng của tập đoàn Nhật Bản. Trong những năm 1960 và 1970, Toyota đã sáng tạo ra quy trình sản xuất just-in-time (JIT) – chiến lược có điểm cốt lõi là giữ lượng hàng hóa và nguyên liệu thô, hay chính là lượng hàng tồn kho, ở mức đủ thấp để có thể cắt giảm chi phí tối đa và tăng lợi nhuận thặng dư, đồng thời tối ưu hóa dây chuyển sản xuất. Trong JIT, công ty sẽ sản xuất các sản phẩm với đúng số lượng, tại đúng nơi và đúng thời điểm sản xuất. Mỗi công đoạn sẽ chỉ làm ra 1 số lượng đúng bằng với số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm đều được lập kế hoạch chi tiết cho từng bước cụ thể.

JIT đã được coi như 1 cuộc cách mạng giúp tăng hiệu suất và các công ty trên thế giới đều nhanh chóng học tập. 1 nghiên cứu cho thấy các công ty Mỹ sau khi áp dụng JIT đã giảm được 70% lượng hàng tồn kho, kéo theo giảm chi phí nhân công cũng như nhu cầu về chỗ chứa. Lượng hàng tồn kho thấp cũng giúp các công ty linh hoạt hơn, đặc biệt khi doanh thu suy giảm nhẹ hoặc nền kinh tế giảm tốc. Các cổ đông cũng rất thích chiến lược này.

Đến năm 2017, Toyota đã nâng cấp chiến lược JIT lên thêm 1 bước. Sau khi thử nghiệm ở 1 nhà máy tại Iwate, Nhật Bản, Toyta có thể cắt giảm tới 90% không gian cần thiết để tích trữ hàng tồn kho của nhà cung ứng.

Tuy nhiên, mặc dù tuân thủ triệt để JIT, lượng hàng tồn kho của Toyota vẫn tiếp tục tăng lên trong thập kỷ vừa qua sau những sự kiện như khủng hoảng tài chính toàn cầu và những thiên tai như thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản hay lũ lụt ở Thái Lan, những thị trường chính của công ty. Lượng tồn kho trung bình theo quý trong 5 năm qua luôn thuộc nhóm cao nhất ngành ô tô. Thời gian để giải quyết số hàng tồn kho này cũng ngày càng kéo dài hơn.

Toyota vẫn luôn theo dõi chặt chẽ hiện tượng này, đặc biệt là trong những quãng thời gian khó khăn. Trong những năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi các hãng ô tô mạnh tay giảm hàng tồn kho, Toyota lại tạo ra 1 hệ thống mới có tên gọi "Rescue" (tạm dịch: Giải cứu) nghiên cứu thật kỹ mạng lưới các nhà cung ứng. Quá trình này bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu về chuỗi cung ứng cho khoảng 6.800 linh kiện, đem đến cho tập đoàn khả năng phát hiện ở đâu có sự thiếu hụt và thách thức nằm ở đâu.

Chính điều này đã cứu Toyota trong cuộc khủng hoảng chip hiện tại. Như CFO Kon nói trong cuộc họp vừa qua, "hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng" Toyota đều liên lạc với hàng nghìn nhà cung ứng ở tất cả các cấp của chuỗi cung ứng, thường xuyên cập nhật cho họ thông tin về kế hoạch sản xuất. 1 công ty ô tô cần đến tất cả các bộ phận để có thể làm ra 1 chiếc ô tô, và mối quan hệ thân thiết như vậy sẽ rất có ích.

Nhìn vào Toyota ngày nay, các công ty ô tô lại có thêm 1 bài học cho tương lai: giảm tồn kho có thể giúp tăng hiệu suất trong hoàn cảnh bình thường nhưng chừng đó là chưa đủ để đối phó với cả 1 cơn bão.

 Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Ma trận 16 xe giá 600-900 triệu đồng: Mitsubishi Destinator về Việt Nam 'chen chân' vào đâu?
10 giờ trước
Giá bán của Mitsubishi Destinator khi về Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới
9 giờ trước
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam ra mắt mẫu SUV tiết kiệm xăng: chạy full nhiên liệu 1.500 km, thách thức Mazda CX-5
7 giờ trước
Mẫu SUV mới có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 220 km và phạm vi hoạt động toàn diện là 1.500 km.
BMW X3 tăng giá hơn 300 triệu đồng nhưng vẫn rẻ hơn GLC 300, thêm cảnh báo điểm mù
7 giờ trước
Giá bán BMW X3 bất ngờ tăng sau khi ra mắt thị trường chưa đầy 2 tháng.
Điện thoại gập không còn là "đồ chơi nhà giàu": Galaxy Z Fold7 và Flip7 khiến người Việt chịu chi hơn bao giờ hết, xếp hàng từ tận 7 giờ sáng để mua máy mới
6 giờ trước
Ngày 26/7, dòng Galaxy Z series thế hệ mới chính thức mở bán tại Việt Nam, nhưng không đơn thuần là chuyện mở bán, sự kiện này cho thấy người dùng đã dần sẵn sàng nâng cấp sang điện thoại gập. Điều gì khiến hàng loạt khách hàng xếp hàng nhận máy sớm?

Tin cùng chuyên mục

Tỷ phú Jack Ma đạp xe dạo phố đêm, “bóc” giá xe mà choáng
12 giờ trước
Hình ảnh giản dị, gần gũi của tỷ phú Jack Ma trong một video được chia sẻ gần đây khiến nhiều người bất ngờ.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
1 ngày trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
Better Choice Awards 2024: Giải thưởng đã trao, sản phẩm giờ ra sao?
2 ngày trước
Giải xong không phải là hết: Những cái tên được vinh danh tại Better Choice Awards 2024 đang chứng minh rằng lựa chọn của người tiêu dùng, và hội đồng thẩm định, là hoàn toàn có cơ sở.
Nhộn nhịp thị trường xe điện
2 ngày trước
Những ngày qua, thị trường xe điện TPHCM dần sôi động, nhất là khi chính quyền thành phố quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện trong giai đoạn 2026 - 2030.