Bài học từ sự sụp đổ của đế chế Daewoo: 'Biểu tượng phép màu' trở thành núi nợ khủng, đến chủ tịch cũng bị kết án tham ô

23/01/2022 09:19
Câu chuyện là lời cảnh tỉnh rõ ràng nhất, rằng những mô hình kinh doanh không bền vững dựa vào vay nợ quá nhiều không sớm thì muộn cũng sẽ thoái trào.

Nhắc tới kinh tế Hàn Quốc, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khái niệm chaebol - tên gọi của các đại tập đoàn gia đình. Họ được coi là động lực chính giúp xứ sở kim chi không những thoát khỏi tình cảnh đói nghèo, mà thậm chí còn vươn tầm thế giới. Daewoo - tập đoàn được người dân Hàn Quốc gọi với cái tên mỹ miều “biểu tượng về phép màu kinh tế" cũng là một trong số đó.

Thế nhưng, khái niệm này chỉ đúng với Daewoo vào những năm 1900. Tập đoàn này sau khi đạt được đỉnh cao đã một bước trở thành “con nợ" bị đóng băng toàn bộ các khoản vay và đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Nguyên nhân chủ yếu được cho là đến từ máu liều mù quáng của nhà sáng lập Kim Woo Choong.

Biểu tượng về phép màu kinh tế

Daewoo được thành lập vào năm 1967 với tên gọi ban đầu là Daewoo Industries, một công ty dệt may với số vốn ban đầu khoảng 5.000 USD. Thời điểm đó, chính phủ Hàn Quốc quyết tâm đổi mới đất nước, giảm phụ thuộc vào nông nghiệp và tăng cường phát triển công nghiệp. Rất nhiều ưu ái đã được giới chức dành trọn cho các công ty gia đình để biến chúng trở thành các tập đoàn trụ cột của kinh tế Hàn Quốc. Tất nhiên, trong số đó có Daewoo.

 Bài học từ sự sụp đổ của đế chế Daewoo: Biểu tượng phép màu trở thành núi nợ khủng, đến chủ tịch cũng bị kết án tham ô - Ảnh 1.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của đế chế này bắt đầu từ năm 1970, khi Chủ tịch Kim thuyết phục các nhà bán lẻ lớn của Mỹ mua hàng dệt may của Daewoo

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của đế chế này bắt đầu từ năm 1970, khi Chủ tịch Kim thuyết phục các nhà bán lẻ lớn của Mỹ, bao gồm Sears, J.C. Penney và Montgomery Ward, mua hàng dệt may của Daewoo. Toàn bộ vận may lúc đó được đặt hết vào kế hoạch thiết lập hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của chính phủ Mỹ.

Canh bạc này sau đó đã thành công mỹ mãn. Năm 1972, Daewoo được phân bổ tới 30% hạn ngạch Seoul xuất khẩu sang Mỹ. Điều này giúp Daewoo hút được nguồn tiền dồi dào và ổn định, sau đó trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Thời kỳ đỉnh cao nhất, Daewoo thậm chí đã trở thành khối tài sản kếch xù với hơn 300.000 nhân viên tại 110 quốc gia trên thế giới.

Đến năm 1980, Daewoo đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đưa Hàn Quốc trở thành “con hổ châu Á”. Tập đoàn lấn sân sang rất nhiều lĩnh vực, từ dệt may, điện tử, xe hơi đến đóng tàu, thậm chí cả hóa dầu.

Thành công của Daewoo đã truyền cảm hứng cho hàng triệu thanh niên. Một cuốn sách do chính ông Kim viết đã được xuất bản với tựa đề “Thế giới rộng lớn và còn rất nhiều điều phải làm” nhằm khơi dậy ước mơ cho rất nhiều người trẻ lúc bấy giờ. Ông Kim nhấn mạnh, sự thành công của Daewoo đến từ chính những nỗ lực không biết mệt mỏi.

Ngã ngựa trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997

Tuy nhiên, tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc chỉ sau hãng sản xuất ô tô Hyundai này đã “ngã ngựa” trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Câu nói “Ngay sau đỉnh cao là vực sâu” chưa bao giờ đúng đến thế.

 Bài học từ sự sụp đổ của đế chế Daewoo: Biểu tượng phép màu trở thành núi nợ khủng, đến chủ tịch cũng bị kết án tham ô - Ảnh 2.

Daewoo đã “ngã ngựa” trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Bất chấp khủng hoảng kinh tế, ông Kim tiếp tục “bành trướng" Daewoo. Ngay cả khi tập đoàn này thua lỗ tới 500 triệu USD, vị chủ tịch vẫn kiên quyết bổ sung thêm 14 công ty vào danh sách gần 300 công ty con hiện có và vay nợ thêm 40%.

Chính phủ Hàn Quốc sau đó đã buộc phải yêu cầu các ngân hàng đóng băng các khoản tín dụng cho các tập đoàn gia đình, trong đó có Daewoo, do lo sợ tác động nghiêm trọng từ khủng hoảng.

Tuy nhiên, chính sách mới không cản được máu liều của chủ tịch Kim Woo Choong. Thay vì vay ngân hàng, Daewoo kiên trì phát hành trái phiếu và tiếp tục mở rộng quy mô. Theo Hank Morris, cố vấn công ty quản lý tài sản Erudite Risk: “Ông Kim đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại. Đó là cách ông phát triển tập đoàn”.

Không may, hầu hết các doanh nghiệp mà Daewoo thâu tóm đều không hiệu quả. Áp lực này, cộng thêm sức ép từ phía chính phủ đã buộc Daewoo phải bán bớt một số doanh nghiệp.

Kế hoạch này sau đó cũng diễn ra không mấy suôn sẻ. Tháng 7/1999, Daewoo tuyên bố sẽ phá sản nếu các chủ nợ Hàn Quốc không đứng về phía họ. Khoản lãi 500 triệu USD/tháng theo đó khó có thể thanh toán, chưa nói gì đến tổng số tiền vay gốc.

Đây được coi là cú sốc mạnh đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Chẳng ai ngờ rằng một tập đoàn từng được mệnh danh là “Biểu tượng về phép màu" lại có thể đi đến hồi kết nhanh như vậy.

 Bài học từ sự sụp đổ của đế chế Daewoo: Biểu tượng phép màu trở thành núi nợ khủng, đến chủ tịch cũng bị kết án tham ô - Ảnh 3.

Năm 2005, ông Kim bị kết án 10 năm vì tội tham ô và lừa đảo

Hệ luỵ sau đó không hề nhỏ, đặc biệt là những tổ chức mua trái phiếu Daewoo. Người từng được ca ngợi là “Anh hùng của kinh tế Hàn Quốc” Kim Woo Choong cũng bỏ trốn, để lại một Daewoo phá sản với núi nợ khổng lồ.

Chính phủ Hàn Quốc sau đó đã phải làm việc với các chủ nợ để chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu. Daewoo cũng được chia tách thành 3 công ty riêng biệt là Daewoo Corporation, Daewoo Engineering & Construction và Daewoo International Corporation. Hiện cả 3 đều vẫn đang hoạt động và có nhiều ảnh hưởng trong các lĩnh vực như chế biến thép, đóng tàu và dịch vụ tài chính.

Đến năm 2005, ông Kim trở về Hàn Quốc sau nhiều năm lưu vong và bị kết án 10 năm vì tội tham ô và lừa đảo. Năm 2007, ông được giảm án phạt sau khi tòa phúc thẩm cân nhắc đến những đóng góp của Daewoo. Tuy nhiên, năm đó cũng là năm ông nhận được lệnh ân xá của Tổng thống.

Ông cho biết: “Lỗi lầm lớn nhất của tôi là quá tham vọng. Tôi đã thực hiện quá vội vã, gấp gáp, muốn có được tất cả sau 5 năm thay vì 15 năm”.

Câu nói này của ông Kim có lẽ là lời cảnh tỉnh rõ ràng nhất cho giới lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu, rằng những mô hình kinh doanh không bền vững dựa vào vay nợ quá nhiều không sớm thì muộn cũng sẽ thoái trào.

Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện tích cực, thành công của Daewoo trong thập niên 1970-1980 đã để lại nhiều dấu ấn nhất định. Đây được coi là một trong những động lực giúp Hàn Quốc ngày nay trở thành một trong những cường quốc có nền tảng thương mại toàn cầu phong phú và đa dạng.

Theo: FT

https://cafebiz.vn/nhin-lai-su-sup-do-cua-daewoo-tu-bieu-tuong-phep-mau-tro-thanh-nui-no-khung-den-chu-tich-cung-bi-ket-an-tham-o-20220122210452442.chn

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
5 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
5 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
4 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
4 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
4 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.