Băn khoăn chuyện thịt lợn nóng, thịt lợn mát

15/06/2025 03:02
TP - Gần đây, dư luận hoang mang khi một số thông tin, hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội phản ánh thịt lợn của Cty C.P Việt Nam có dấu hiệu nhiễm bệnh nhưng vẫn mang đi tiêu thụ. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chuyển hồ sơ vụ việc cho công an điều tra. Tuy nhiên, sự việc này đặt ra dấu hỏi lớn: Thịt lợn - thực phẩm thiết yếu hàng ngày đang được kiểm soát chất lượng đầu ra như thế nào?

Kiểm soát đang làm chưa đủ?

Thị trường thịt lợn tại Việt Nam chia làm hai nhóm chính: Thịt lợn nóng và thịt lợn mát. Thịt lợn nóng là loại thịt được tiêu thụ ngay sau giết mổ, không qua khâu làm mát. Loại thịt này hiện chiếm lượng tiêu thụ lớn chủ yếu bán tại chợ truyền thống. Thịt lợn mát được giết mổ, làm mát ở nhiệt độ 0-4oC trong vòng 16-24h, rồi mới đưa ra thị trường. Thịt lợn mát được phân phối qua các kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.

Để được gọi là thịt mát phải đảm bảo quy định khá nghiêm ngặt trong tất cả các khâu: Vận chuyển đến nơi giết mổ, chờ giết mổ, làm mát, pha lóc, đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm.

Tham gia vào thị trường thịt lợn mát có các doanh nghiệp lớn như: Masan MEATLife, C.P, BAF Việt Nam, Vissan, Dabaco… Các doanh nghiệp này đầu tư quy trình khép kín: Từ con giống - thức ăn - chăn nuôi - giết mổ - vận chuyển - bán lẻ.

Băn khoăn chuyện thịt lợn nóng, thịt lợn mát - Ảnh 1

Người tiêu dùng lựa chọn thịt mát trong siêu thị. ẢNH: LƯU TRINH

Việc người tiêu dùng phản ánh về thịt lợn mát kém chất lượng như trong vụ C.P cho thấy, dù mô hình hiện đại có ưu thế, nếu khâu kiểm soát, phân phối không được giám sát nghiêm ngặt, vẫn có thể gây mất an toàn thực phẩm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin người tiêu dùng. Đã đến lúc cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng phải cùng nhìn nhận lại cách kiểm soát chất lượng đầu ra - để thịt lợn không chỉ là thực phẩm thiết yếu, mà còn là thực phẩm an toàn đúng nghĩa.

Ông Nguyễn Xuân Dương - (nguyên quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi) Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, vụ việc Cty C.P Việt Nam bị “tố” bán thịt lợn bệnh ra thị trường không phải là một hiện tượng.

“Việc phải quan tâm kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm là vấn đề chưa bao giờ cũ. Thực tế, vấn đề này đang được làm ở mức độ chừng mực, vì thế chúng ta chưa hoàn toàn yên tâm về chất lượng, an toàn thực phẩm”, ông Dương nói.

Theo ông Dương, kiểm soát đầu ra thịt lợn đảm bảo chất lượng, an toàn đã được cảnh báo từ lâu nhưng vì nhiều lý do mà chưa làm tốt, bây giờ cần phải tập trung một cách quyết liệt, bài bản, chuyên nghiệp, thường xuyên như công việc thường nhật, chứ không theo kiểu phong trào.

“Đây là thời điểm chúng ta phải làm mạnh mẽ quyết liệt kiểm soát chất lượng đầu ra sản phẩm thịt lợn , không thể chờ đợi nữa. Đất nước chúng đang bước vào kỷ nguyên phát triển; một trong những yêu cầu trong ngành chăn nuôi là phải công nghiệp hoá, tập trung hoá giết mổ”, ông Dương nói. Ông cho biết, hiện tại, cả nước có hơn 24.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, chiếm hơn 80%; còn giết mổ công nghiệp tập trung mới chỉ chiếm khoảng 15%.

Không ai gần lò mổ bằng cán bộ

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm chung của cộng đồng. Trong đó, hai đối tượng phải chịu trách nhiệm chính là người sản xuất và cơ quan quan quản lý, tiếp đó mới đến người tiêu dùng.

Người sản xuất phải chấp hành pháp luật, còn cơ quan quản lý phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ xem cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có tuân thủ quy trình, thực thi quy định pháp luật trong quá trình kinh doanh, sản xuất, phân phối sản phẩm hay không.

Theo đó, phải tăng cường vai trò tự chịu trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh trước cộng đồng, pháp luật về chất lượng, an toàn sản phẩm của mình, bằng các chế tài kiểm soát, xử phạt hành chính, thậm chí là hình sự, tuỳ mức độ vi phạm.

“Người tiêu dùng cũng phải có ý thức lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nên tham rẻ . Chúng ta phải thay đổi thói quen tiêu dùng thịt lợn . Trước giờ người tiêu dùng có thói quen dùng thịt nóng, còn bây giờ phải là thịt mát, mới đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm”, ông Dương nói.

Băn khoăn chuyện thịt lợn nóng, thịt lợn mát - Ảnh 2

Hình ảnh thịt lợn của C.P bị tố giác không đảm bảo chất lượng

Ông Dương đề xuất, Nhà nước nên có chủ trương mát hoá thịt lợn , thông qua các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp làm thịt mát. Nhà sản xuất, kinh doanh cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để tiến tới công nghiệp hoá quy trình giết mổ.

“Người sản xuất, cơ quan quản lý, người tiêu dùng phải thay đổi thói quen mạnh mẽ, hướng tới công nghiệp hoá, tập trung hoá quy trình giết mổ và thay đổi thói quen tiêu dùng thì mới giải quyết được căn bản vấn đề chất lượng, an toàn sản phẩm chăn nuôi”, ông Dương nói.

Theo ông Dương, thực tế, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật đầy đủ về sản xuất, chăn nuôi, nhưng quan trọng là khâu tổ chức thực hiện. “Trong tổ chức thực hiện đang yếu khâu hậu kiểm. Trong hậu kiểm, vai trò của chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng nhất, bởi không ai gần lò mổ, không ai gần các điểm bán thịt bằng cán bộ địa phương”, ông Dương nói.

“Thực tế, biên chế nhân lực kiểm soát chất lượng thực phẩm thiếu rất nhiều, đặc biệt là ở khu vực cửa khẩu biên giới. Bên cạnh đó, điều kiện trang thiết bị cho anh em làm việc cũng còn nhiều thiếu thốn nhưng không vì thế mà cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Nhất định yếu tố con người đặt lên trên hết, phải tập trung trí tuệ tập thể, phát huy tinh thần trách nhiệm để làm tròn nhiệm vụ của mình”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất, thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa, làm tốt hơn nữa khâu hậu kiểm, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để kiểm soát đầu ra chất lượng, an toàn thịt lợn . Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ về kinh phí, công cụ để địa phương làm tốt khâu hậu kiểm hơn nữa; Cùng đó, áp dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI để truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn.

TS. Đặng Thị Thanh Quyên, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp cho rằng, chỉ có người sản xuất mới biết thành phần chính xác của sản phẩm như thế nào.

Do đó, người sản xuất thực phẩm phải làm bằng cái tâm, bằng trách nhiệm. Nếu chỉ tính lợi nhuận, sẽ không bền. Cơ chế quản lí nhà nước phải thật sự chặt chẽ, đủ tính răn đe thì mới giúp ngành thực phẩm ổn định.

Bà Quyên cho rằng, chính sách hiện nay chưa đủ mạnh. Để đảm bảo giám sát đầu ra thịt lợn đảm bảo chất lượng, an toàn, mang lại niềm tin cho người dân; cơ quan quản lí cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, không nên ỷ lại công tác hậu kiểm.

“Thực phẩm khác với những ngành, lĩnh vực khác, khi ra thị trường, trực tiếp lên bàn ăn là đã tác động tới sức khỏe của rất nhiều người. Do đó, bản thân cơ quan quản lí không chỉ quản lí trên giấy tờ, sổ sách mà phải mục sở thị tại cơ sở. Khi phát hiện cơ sở vi phạm phải công khai”, bà Quyên nói.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, hộ sản xuất cũng cần đầu tư để đào tạo kiến thức chuyên môn cho người sản xuất và chủ cơ sở. Bởi chỉ khi được thực hành, thực tế, họ mới nhận biết đầy đủ thực phẩm bẩn nguy hại thế nào.

Bà Quyên khuyến cáo cần có quy định chặt chẽ về chuỗi cung ứng sản phẩm, từ đó, khi thực phẩm có vấn đề có thể truy xuất nguồn gốc lỗi ở khâu nào.

Chia sẻ với báo PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, nhất định sẽ xử lý triệt để vụ việc người dân “tố” Cty C.P Việt Nam bán thịt heo bệnh.

Liên quan kết quả xác minh việc đóng dấu sai sản phẩm lợn bệnh của Cty C.P Việt Nam, ông Tiến thừa nhận hiện còn tình trạng một bộ phận cán bộ yếu chuyên môn, thiếu trách nhiệm, chưa kể có những tiêu cực khác.

“Thực tế, biên chế nhân lực kiểm soát chất lượng thực phẩm thiếu rất nhiều, đặc biệt là ở khu vực cửa khẩu biên giới.

Bên cạnh đó, điều kiện trang thiết bị cho anh em làm việc cũng còn nhiều thiếu thốn nhưng không vì thế mà cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Nhất định yếu tố con người đặt lên trên hết, phải tập trung trí tuệ tập thể, phát huy tinh thần trách nhiệm để làm tròn nhiệm vụ của mình”, ông Tiến nói.

Tin mới

7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Galaxy Z Fold7 & Z Flip7: Khi điện thoại gập không còn phải đánh đổi
4 giờ trước
Với thiết kế mỏng nhẹ, camera đạt chuẩn Ultra cùng trải nghiệm Galaxy AI được tối ưu hoá, Galaxy Z Fold7 và Flip7 đang tạo được những ấn tượng ban đầu khả quan.
Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
4 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
56 phút trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha mở bán: Thiết kế độc lạ, tiêu thụ chưa tới 2L/100 km xăng
9 phút trước
Mẫu xe ga mới có thiết kế độc đáo, hướng tới nhu cầu cho phương tiện di chuyển hàng ngày trên đường phố của người dùng trẻ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.260.052.600 VNĐ / tấn

305.00 BRL / kg

0.20 %

- 0.60

Thịt gà

CHICKEN

30.613.081 VNĐ / tấn

7.41 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

6.180.215 VNĐ / tấn

107.25 USD / lbs

0.14 %

+ 0.15

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Tiểu thương ở chợ Phùng Khoang bức xúc vì bị 'vạ lây' vụ thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
15 giờ trước
Nhiều tiểu thương buôn bán thịt lợn ở chợ Phùng Khoang (Hà Nội) tỏ ra bức xúc vì bị "vạ lây" khi cơ quan chức năng thông tin thu giữ số lượng lớn thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, Ban quản lý chợ khẳng định, khu vực thu giữ thịt lợn mắc bệnh là kiot tự phát nằm phía ngoài, không thuộc quản lý ở chợ Phùng Khoang.
Một loại ‘sản vật’ của Việt Nam được Mỹ, Ấn Độ liên tục săn lùng: Nước ta xuất khẩu bằng cả thế giới cộng lại, giá liên tục tăng phi mã
16 giờ trước
Mỹ, UAE và Ấn Độ là những ‘khách sộp’ của Việt Nam ở mặt hàng này.
Giằng co trên thị trường giao đồ ăn
17 giờ trước
Sau khi 2 ông lớn Gojek và Baemin rút lui khỏi thị trường Việt Nam, miếng bánh giao đồ ăn đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ
Trung Quốc không cho phép dùng sữa hoàn nguyên làm sữa tiệt trùng, ngành sữa Việt Nam cần chú ý
18 giờ trước
Từ ngày 16-9-2025, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu sữa tiệt trùng làm từ sữa tươi nguyên liệu, không chấp nhận sử dụng sữa hoàn nguyên.