Bão cướp đi tất cả, người nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa kiệt quệ!

08/11/2017 13:04
Trắng tay, nợ nần chồng chất, đó là những lời thốt lên buồn bã tận đáy lòng của người nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa khi chúng tôi đến hỏi thăm; nhiều vùng nuôi đã bị bão san phẳng, tôm, cá trôi theo bọt nước...

Trăm tỷ bay theo bão

Mấy ngày nay vợ chồng chị Cao Thị Yến Châu, tổ 8, thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) như người thất thần khi nhìn bè nuôi trồng thủy sản ở khu vực Cồn Cỏ của gia đình đã bị bão đánh chìm, tan nát. Cá, tôm đội nón ra đi, bao nhiêu vốn liếng dành dụm bây lâu nay của gia đình mất sạch.

 Vùng nuôi tôm ở Vạn thọ tan hoang

Vùng nuôi tôm ở Vạn thọ tan hoang

Chồng chị Châu vốn có tiền sử bệnh huyết áp lại đau thận thấy vậy bệnh càng nặng ra. Anh đi đâu cũng mang theo thuốc để uống nên chẳng làm được gì cứ ngồi ì trên bè thở dài. Mấy ngày qua chị Châu nhờ mấy đứa cháu cùng ra biển phụ kiếm lồng bè sót lại nhưng chỉ kéo vô bờ được mấy khung lồng rách nát.

Chị buồn bã nói: “Hơn 20 lồng nuôi tôm hùm (1.000 con), trọng lượng 0,3-0,5 kg/con và 20 lồng nuôi cá bớp (2.000 con) đã đến ngày thu hoạch, trọng lượng 4-5kg/con chưa kịp xuất bán giờ tan theo bọt nước, ước thiệt hại hơn 2 tỷ đồng chú ơi. Thê thảm hơn gia đình không chỉ trắng tay mà còn nợ ngân hàng và vay nóng bên ngoài đầu tư mua thức ăn hơn 1 tỷ đồng nữa. Cá tôm mất sạch rồi không biết lấy gì để trả nợ đây. Đến chiếc ghe để kiếm cơm giờ cũng bị bão đánh vỡ làm đôi”.

 Chị Châu buồn bã vì vốn liếng trôi theo bão

Chị Châu buồn bã vì vốn liếng trôi theo bão

Còn gia đình anh Hà Anh Tuấn, cùng địa phương, khóc nấc lên khi tâm sự gia đình anh mất trắng hơn 100 lồng nuôi tôm hùm và cá bớp, ước thiệt hại trên 4 tỷ đồng.

Anh Tuấn cho biết, trước khi bão vào gia đình đã gọi thương lái đến để bán. Tuy nhiên gọi mãi mà họ không đến. Sau vài tiếng đồng hồ bão vào, rạng sang 4/11, tất cả vốn liếng hàng tỷ đồng của gia đình đã bay mất.

Không chỉ vùng nuôi tôm cá ở thị trấn Vạn Giã thiệt hại nặng mà vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tư nuôi trải bạt ở xã Vạn Thọ cũng bị bão xóa sạch. Dẫn chúng tôi đến vùng nuôi tôm ở thôn Ninh Mã, ông Nguyễn Văn Lộc, một người nuôi tôm ở đây cho biết, vùng nuôi hoàn toàn tan hoang. Bây giờ muốn phục hồi phải mất vài tháng mới xong. Bão vào làm toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như ao nuôi, điện, quạt nước, phao ganh... đều bị cuốn phăng. Điều đáng nói là các ao nuôi đều thả tôm nên thiệt hại càng nặng nề hơn. Người thiệt hại ít cũng vài trăm triệu, còn nhiều lên đến hàng tỷ đồng.

 Ông Lộc bên ao đìa nuôi tôm gia đình bị tan hoang

Ông Lộc bên ao đìa nuôi tôm gia đình bị tan hoang

Như gia đình ông Lộc có 2 ao nuôi trải bạt, trong đó 1 ao (1.200m2) thả 30 vạn con đã nuôi 2 tháng, tôm đạt size hơn 100 con/kg và 1 ao (1.600m2) thả 45 vạn con đã nuôi 1,5 tháng cũng bị bão đánh vỡ bờ, tôm thoát sạch ra ngoài, thiệt hại trên 500 triệu đồng (chưa kể thiệt hại công trình ao nuôi).

Rời vùng nuôi Ninh Mã, chúng tôi tiếp tục xuống vùng nuôi tôm thẻ ở thôn Tuần Mã cùng thuộc xã Vạn Thọ cũng tương tự với khung cảnh ao đìa tan hoang. Bão vào, nước biển bất ngờ dâng cao, tràn vào các bãi đầm nên tôm đã bơi đi hết. Ngoài ra thiệt hại còn nặng nề khi nhiều công trình ao nuôi bị phá hủy buộc phải đầu tư lại từ đầu.

Trong số người thiệt nặng phải kể đến hộ anh Lê Quang Duy với 16 ô nuôi tôm và ốc hương (từ 2.000-5.000m2/ao) đều bị sạt lở. Cá tôm, ốc chết nằm la liệt đành thu hoạch non. Anh Duy than vãn: “Hiện chưa thống kê hết thiệt hại, nhưng ít nhất gia đình tôi mất khoảng 6 tỷ đồng”.

Ở khu vực Đầm Môn, xã Vạn Thạnh một trong những vùng nuôi tôm hùm trọng điểm ở Khánh Hòa với hàng ngàn ô lồng bè, theo khảo sát của chúng tôi cũng bị bão nhấn chìm hoàn toàn ô lồng.

 Bão đánh lồng bè tan nát, chỉ còn khung trơ trọi

Bão đánh lồng bè tan nát, chỉ còn khung trơ trọi

Không giấu được nỗi buồn, anh Lê Tuấn, một người nuôi tôm ở đây cho biết: “Vụ tôm hùm vừa qua tôi thả nuôi 1.000 con tôm hùm giống. Tôm nuôi được 7 tháng rồi. Cơn bão ập đến đã cuốn đi tất cả. Tính cả tiền giống, tiền chi phí thức ăn, làm lồng bè thì nhà tôi đã mất trên 1 tỷ đồng”.

Mong có chính sách hỗ trợ

Trao đổi với NNVN, ông Trần Quang Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ thừa nhận, đúng là hầu hết người nuôi trồng thủy sản ở địa phương đều có vay vốn ngân hàng. Sau cơn bão, toàn xã ngoài 47 ha ao tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại, còn có 10 ha ốc, hàng chục lồng nuôi cá ở ven biển bị xóa sổ; tổng giá trị thiệt hại ước khoảng hàng chục tỷ đồng.

Nếu nhà nước không có giải pháp khoanh nợ, giãn nợ thì bà con không để nào khôi phục sản xuất. Ông Nguyễn Văn Lộc, cho biết: “Hai ao nuôi trên bạt của gia đình tôi giờ muốn nuôi lại phải đổ đất đắp ao, rồi trải bạt và mua toàn bộ thiết bị phục vụ nuôi tôm bởi đã hư hỏng hoàn toàn. Dự kiến số tiền sửa chữa tốn hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra chưa kể sau khi phục hồi xong ao rồi, còn mua giống, mua thức ăn để nuôi”.

Còn chị Cao Thị Yến Châu than thở: “Bây giờ gia đình tôi đã trắng tay, còn mang nợ nữa nên không thể nào xoay xở vốn để đầu tư. Chúng tôi hy vọng nhà nước có chính sách tháo gỡ giúp cho người trồng thủy sản”.

Theo BCH PCTT-TKCN tỉnh Khánh Hòa, bão số 12 đã làm hơn 1.000 ha nuôi trồng thủy sản chủ yếu tôm, cá và 24.320 lồng bè nuôi lồng, thủy sản bị thiệt hại. 1.141 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng. Ngoài ra, nhiều diện tích đìa nuôi trồng thủy sản bị ngập nước.

Tin mới

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
8 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ổn định. Vụ Hè Thu ở khu vực này đã đến nhưng sản lượng chưa cao. Trong khi nhu cầu gạo vẫn lớn đẩy giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ.
Doanh nhân Hải Phòng tiếp tục mang Porsche 911 Dakar 'phượt' Trung Quốc: Hành trình gần 11.000km, không kế hoạch, hết visa thì về
7 giờ trước
Sau khi kết thúc chuyến "phượt" lần thứ 2 này, đồng hồ công tơ mét của chiếc xe Porsche 911 Dakar sẽ cán mốc 50.000 km, dù mua xe chưa đầy 1 năm.
‘Hyundai, Kia cần đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam để tránh phụ thuộc Trung Quốc và bị Mỹ áp thuế nặng’
6 giờ trước
Hyundai-Kia đang tìm cách mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc như một biện pháp phòng ngừa quy định mới có thể được chính phủ thông qua. Đáng chú ý, cái tên Việt Nam cũng được nhắc đến.
Quả dừa Việt Nam có nhiều tiềm năng xâm nhập thị trường Philippines
6 giờ trước
Philippines có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công suất.
Không cần bằng lái, đây là những mẫu xe tay ga giá rẻ, sành điệu và cá tính nhất hiện nay
5 giờ trước
Nhờ thiết kế trẻ trung, năng động, những mẫu xe này được lòng rất nhiều chị em và các bạn trẻ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.149.381 VNĐ / tấn

18.09 UScents / lb

-1.31 %

- -0.24

Cacao

COCOA

185.190.666 VNĐ / tấn

7,277.00 USD / mt

-1.57 %

- -116.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

115.963.267 VNĐ / tấn

206.69 UScents / lb

4.09 %

+ 8.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.473.454 VNĐ / tấn

1,227.00 UScents / bu

0.86 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.345.748 VNĐ / tấn

368.80 USD / ust

0.30 %

+ 1.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.393.089 VNĐ / tấn

45.26 UScents / lb

1.66 %

+ 0.74

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
10 giờ trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Vải thiều chín sớm giá gấp đôi năm ngoái
15 giờ trước
Vải thiều chín sớm ở Bắc Giang, Hải Dương đang được bán tại vườn với giá cao gấp đôi so với năm 2023.
4 mặt hàng nông sản Việt Nam được thế giới ưa chuộng
19 giờ trước
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.
Cho một bát nước vào tủ lạnh và để qua đêm: Hành động nhỏ nhưng cực hữu ích, EVN cũng khuyên thực hiện
1 ngày trước
Hành động tưởng như vô nghĩa song thực tế lại có công dụng trong việc tiết kiệm ví tiền cho chính người dùng, đặc biệt vào mùa hè.