Báo động nhập khẩu thép cán nóng: Cần thiết điều tra phòng vệ

14/04/2024 08:35
Mới đây, các doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng (HRC) như Formosa, Hòa Phát đã nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá với mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vì lý do đe dọa sản xuất trong nước.
Báo động nhập khẩu thép cán nóng: Cần thiết điều tra phòng vệ - Ảnh 1

Vận chuyển thép cuộn tại nhà máy ở Châu Bình, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Vậy nhập khẩu thép ồ ạt đang tác động ra sao tới sản xuất trong nước và Việt Nam có nên điều tra, tiến tới thực hiện áp thuế với mặt hàng này?

Bảo vệ sản xuất từ thượng nguồn

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) bằng 143% so với lượng sản xuất trong nước. Ước tính quý I/2024, lượng nhập khẩu HRC đạt 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so với lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng đột biến, chiếm 75%.

Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có lượng nhập khẩu HRC 1 năm lớn hơn lượng sản xuất trong nước.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2023, sản xuất của 2 doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng trong nước là Formosa và Hòa Phát đã sụt giảm, chỉ đạt 73% công suất thiết kế so với mức 86% của năm 2021 do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành. Về mức giá, giá nhập khẩu hiện đã giảm mạnh từ 613 USD vào đầu năm 2023 xuống còn 541 USD trong quý IV/2023.

Đại diện một doanh nghiệp trong nước chia sẻ: "Điều này là đáng báo động. Một số nước như Thái Lan, hay Indonesia có sản lượng thấp hơn Việt Nam, lượng nhập khẩu ít hơn sản xuất trong nước khá nhiều cũng đã dùng biện pháp tự vệ thương mại để bảo vệ sản xuất thép từ thượng nguồn".

Nhập khẩu tăng mạnh, giá bán thấp đã khiến thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất HRC trong nước giảm mạnh từ 45% của năm 2021 xuống còn 30% năm 2023. Ngược lại, thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn độ tăng từ 32% lên gần 46% trong năm 2023. Dự kiến đà nhập khẩu năm 2024 tiếp tục tăng mạnh mẽ trong bối cảnh khủng hoảng thừa thép của Trung Quốc. Với lượng nhập khẩu chưa từng có trong lịch sử, sản xuất trong nước bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến nỗ lực tự chủ sản xuất thép chất lượng cao của ngành thép đã xây dựng trong hàng chục năm qua.

Theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, trước đây, Việt Nam không làm được thép cán nóng vì vốn đầu tư quá lớn và công nghệ yêu cầu rất cao, nhưng từ khi Formosa Hà Tĩnh và Hòa Phát đầu tư vào hàng tỷ USD thì họ đã làm được điều này.

“Khi chưa làm được thép cán nóng thì việc phải nhập khẩu là đương nhiên, nhưng hiện nay chúng ta đã sản xuất được và sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên dòng hàng này vẫn tràn vào với số lượng lớn, đặc biệt thời gian gần đây có dấu hiệu bán dưới giá thành thì cần phải cân nhắc việc mở cuộc điều tra chống bán phá giá ”, ông Phan Đăng Tuất cho hay.

Cần thiết mở điều tra

Quan điểm của Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích đầu tư sản xuất thép từ thượng nguồn, ưu tiên sản xuất trong nước vì thép được coi là nền tảng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp, giúp các ngành sản xuất trong nước tự chủ được phần nguyên liệu. Theo chủ trương này, ngành thép Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới đã vươn lên số 1 Đông Nam Á và top 13 thế giới, sản xuất được đa dạng sản phẩm thép chất lượng cao, phục vụ làm tanh lốp ô tô, đinh vít, thép chế tạo, cáp thang máy, vỏ container, thép làm đường ray…

Theo chuyên gia ngành thép Nguyễn Văn Sưa, bảo vệ sản xuất thượng nguồn trong nước cũng là bảo vệ công ăn việc làm và tạo nguồn thu ngân sách bền vững cho nhà nước. Riêng Hòa Phát tạo việc làm cho 30.000 lao động, đóng góp ngân sách nhà nước từ 10.000 đến 20.000 tỷ đồng/năm, tương đương mức đóng góp của một tỉnh trung bình.

Việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là thông lệ phổ biến mà các quốc gia áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước khi có dấu hiệu bất thường về lượng và giá bán hàng nhập khẩu .

Theo thống kê từ Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), trên thế giới, từ năm 2010 đến nay có 27 vụ việc yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép cán nóng được khởi xướng, tỷ lệ áp dụng thành công biện pháp là 100%, qua đó chứng minh tầm quan trọng của biện pháp phòng vệ thương mại này đối với ngành sản xuất thép cán nóng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Gần như tất cả các nước có ngành sản xuất thép cán nóng nội địa đều khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm này, ví dụ: Hoa Kỳ, Thái Lan, Brazil, EU, Indonesia, Ấn Độ, Canada, Australia.... Các nước Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên nằm trong danh sách các nước bị cáo buộc bán phá giá sản phẩm thép cán nóng.

Tập đoàn Hòa Phát cho biết, thép cán nóng HRC chiếm tỷ lệ % rất lớn trong cơ cấu giá thành các sản phẩm hạ nguồn, cụ thể như tôn cán nguội là 96%, tôn mạ các loại hơn 80%.

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Sưa, chúng ta cần thiết phải sử dụng và bảo vệ nền sản xuất thép cán nóng có nguồn gốc từ Việt Nam để sản xuất sản phẩm hạ nguồn. Một mặt là bảo vệ sản xuất trong nước, mặt khác nhằm tránh nguy cơ đối mặt với các vụ kiện chống lẩn tránh khi xuất khẩu hàng hóa đi nước Mỹ, các nước EU.

Thực tiễn các vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá mà Mỹ điều tra trong những năm gần đây đều cho rằng các sản phẩm thép mạ, thép cán nguội, ống thép sử dụng nguyên liệu phá giá có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Bên cạnh đó, việc sử dụng tỷ trọng lớn thép cán nóng có nguồn gốc từ nội địa về lâu dài sẽ là yếu tố tích cực với các hoạt động xuất khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và minh bạch của xuất xứ hàng hóa, chứ không phải là yếu tố tiêu cực, ông Sưa nhận định.

Ông Phan Đăng Tuất cũng cho rằng, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt ngành thép là thượng nguồn của các ngành công nghiệp thì càng cần được bảo vệ. “Tôi đồng tình với việc mở điều tra phòng vệ với mặt hàng này vì hàng rào thuế quan với thép cán nóng hiện là không có, biện pháp phòng vệ chống bán phá giá là có thể điều tra được”, ông Phan Đăng Tuất đề nghị.

Về lâu dài, ông Phan Đăng Tuất cho hay, Chính phủ phải có giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển. Hiện doanh nghiệp trong nước như: Hòa Phát đã đầu tư làm được thép cho cầu dây văng, đường ray và họ sẵn sàng làm được thép chế tạo cho cơ khí, thiết bị.

“Tại sao Chính phủ không có giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất đầu tư thượng nguồn bằng các hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật. Đó là về lâu dài, còn trước mắt thì điều tra chống bán phá giá là việc cần thiết. Việc điều tra không chỉ là bảo vệ sản xuất trong nước mà còn tránh việc các thị trường nhập khẩu như Mỹ, châu Âu coi Việt Nam là thị trường “trung chuyển” hàng Trung Quốc vào Mỹ để lẩn tránh”, ông Phan Đăng Tuất nói.

Dưới góc độ Hiệp hội ngành hàng, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, quan điểm hiệp hội là ủng hộ sản xuất thép trong nước, khuyến khích đầu tư vào thượng nguồn của doanh nghiệp, vì đó là nền tảng cho các ngành sản xuất, lượng đầu tư rất lớn và sử dụng hàng chục nghìn lao động.

“Với những dấu hiệu của hàng nhập khẩu về phá giá, trước hết nên mở cuộc điều tra, thực hiện theo đúng trình tự”, ông Đa nói.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã nhận được yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước đề nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm này nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ).

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị đang thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp. Trên cơ sở thẩm định, hợp lệ sẽ kiến nghị Bộ Công Thương xem xét tiến hành khởi xướng hoặc không khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cán nóng.

Sau khi khởi xướng điều tra, thời gian điều tra sẽ kéo dài 12 tháng, một số trường hợp có thể kéo dài hơn. Trong thời gian đó, cơ quan điều tra sẽ có thông báo và yêu cầu các bên liên quan cung cấp toàn bộ chứng cứ để xem xét một cách toàn diện, khách quan và công bằng. Toàn bộ quá trình này sẽ được công khai, minh bạch - đại diện Cục Phòng vệ Thương mại cho hay.

Tin mới

Hãng xe điện khổng lồ BYD dường như đang cố gắng sản xuất một mẫu siêu xe điện 'đến từ tương lai'
7 giờ trước
Hãng xe điện khổng lồ BYD của Trung Quốc vừa cho ra mắt một mẫu siêu xe concept thông qua thương hiệu cao cấp Fang Cheng Bao – Super 9 không có mui, chỉ có kính chắn gió và cửa cắt kéo quyến rũ – và dường như nó đang được đưa vào sản xuất.
Bộ Công Thương nói gì về điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng khi bán lên lưới?
7 giờ trước
Điện mặt trời mái nhà 0 đồng và không được thanh toán là bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.
Thực hư thông tin nữ du khách nước ngoài bị "chặt chém" 3 quả dứa giá 500.000 đồng
6 giờ trước
UBND phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) đã giao Công an phường tiếp tục xác minh làm rõ người phụ nữ bán hàng rong để làm rõ vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Sản lượng xe dư thừa, vì sao các hãng xe điện Trung Quốc vẫn hăng say sản xuất?
5 giờ trước
Chênh lệch giữa sản lượng xe điện và doanh số của các hãng xe Trung Quốc đang đặt ra câu hỏi lớn về tương lai ngành này.
Dân mạng đua nhau lùng mua đặc sản bánh trứng kiến độc lạ
3 giờ trước
Trứng kiến, thứ đặc sản dân dã được làm thành bánh, mỗi ngày tiểu thương tiêu thụ hết cả vài trăm chiếc bánh loại này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

71.571.666 VNĐ / lượng

2,342.31 USD / toz

0.20 %

+ 4.63

Bạc

SILVER

834.027 VNĐ / lượng

27.30 USD / toz

0.38 %

+ 0.10

Đồng

COPPER

261.015.391 VNĐ / tấn

467.15 UScents / lb

2.13 %

+ 9.75

Bạch kim

PLATINUM

29.465.168 VNĐ / lượng

964.30 USD / toz

4.58 %

+ 42.20

Nickel

NICKEL

488.759.428 VNĐ / tấn

19,285.00 USD / mt

0.97 %

+ 185.00

Chì

LEAD

56.669.229 VNĐ / tấn

2,236.00 USD / mt

1.29 %

+ 28.50

Nhôm

ALUMINUM

65.729.716 VNĐ / tấn

2,593.50 USD / mt

0.93 %

+ 24.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá vàng tăng "sốc" hàng chục % chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024?
6 giờ trước
Tổng cục Thống kê khẳng định giá vàng đã tăng mạnh trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024. Cơ quan này nhận định những nguyên nhân chính gây ra sự tăng giá chóng mặt của giá vàng trong thời gian qua.
Giá vàng hôm nay 29/4: Giảm nhẹ đầu tuần
17 giờ trước
Giá vàng hôm nay ghi nhận giảm nhẹ mở phiên đầu tuần. Tin tức kinh tế nổi bật trong tuần tới là quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu.
Muốn biết lực mua vàng có hạ nhiệt hay không, nhìn thị trường này là biết
18 giờ trước
Ngay cả khi giá vàng cao kỷ lục mọi thời đại, dữ liệu mới nhất của Chính phủ và ngành vàng Trung Quốc cho thấy nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục tiêu thụ phần lớn sản lượng vàng toàn cầu.
Giá vàng hôm nay ngày 28/4: Vàng liệu có tiếp tục phá đỉnh?
1 ngày trước
Giá vàng hôm nay: Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ ngày càng mất niềm tin vào giá vàng, trong khi các nhà phân tích và người chơi có tổ chức lại coi sự củng cố trong tuần này là điềm báo cho mức tăng hơn nữa.