Báo động tín dụng tiêu dùng chuyển sang cho vay bất động sản

19/07/2018 16:37
Thị trường bất động sản (BĐS) hiện tại đã xuất hiện 2 trong số 5 yếu tố có thể cấu thành khủng hoảng. Tuy nhiên cả 2 yếu tố này vẫn chưa vượt quá mức độ nguy hiểm.

Lệch pha cung - cầu

Tại hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư BĐS" do báo Thanh Niên tổ chức mới đây, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, trong 5 yếu tố cấu thành bong bóng BĐS, thị trường hiện tại đã xuất hiện 2 yếu tố là sự lệch pha cung cầu và gia tăng mạnh nhà đầu tư thứ cấp.

Cụ thể, ông Phan Trường Sơn - Trưởng phòng phát triển nhà và thị trường BĐS, Sở Xây dựng Tp.HCM khẳng định, BĐS xuất hiện sự lệch pha cung - cầu, thể hiện rõ trong hoạt động của thị trường 6 tháng đầu năm 2018.

Theo đó, nguồn cung của thị trường đang lệch pha nghiêm trọng. Định hướng phát triển của Chính phủ là phân khúc nhà ở vừa túi tiền phải chiếm vai trò chủ đạo, nhà ở trung bình xếp thứ 2 và phân khúc cao cấp nguồn cung thấp nhất.

Năm 2017, con số phân bố nhà ở cao cấp – trung cấp và bình dân lần lượt phân bố 31,3% - 31,1% và 37,6%. Tuy sản phẩm cao cấp vẫn còn khá cao nhưng lượng nhà giá rẻ vẫn tương đối phù hợp. Đến 6 tháng đầu năm nay, con số nguồn cung xuất hiện tình trạng chênh lệch lớn. Nhà ở cao cấp chiếm 41%, trung cấp chiếm 39% và thấp nhất là bình dân chỉ chiếm 19%. Tỷ lệ hoàn toàn đảo ngược với định hướng chung của thị trường khi lượng sản phẩm vừa túi tiền giảm 60%. Cơ cấu phát triển sản phẩm của thị trường đang có xu hướng lệch pha khá nghiêm trọng.

Lý giải nguyên nhân này, ông Sơn cho rằng, năm 2015 khi thị trường mới bước vào giai đoạn phục hồi, nhu cầu đầu tư chưa cao và mục đích mua phục vụ an cư chiếm chủ yếu. Để kích thích thị trường, Chính phủ cũng có nhiều chính sách, nguồn vốn ưu đãi tác động và khuyến khích phát triển nhà ở bình dân. Tuy nhiên từ năm 2017, nguồn vốn ưu đãi không còn, thị trường thiếu sự khuyến khích nên doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, chuyển hướng sang phân khúc nhà ở thương mại trung - cao.

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường cũng ghi nhận 2 phân khúc có dấu hiệu phát triển “nóng” là đất nền và condotel. Đất nền xuất hiện tình trạng sốt giá ảo ngày càng nghiêm trọng, tình trạng này bắt đầu từ năm 2107 và được kiềm chế ngay giữa năm, tuy nhiên đến cuối năm lại bùng phát trở lại và phát triển mạnh mẽ ở đầu năm 2018. Sự nóng sốt của đất nền thu hút một lượng lớn vốn vay vào BĐS khiến tín dụng tiêu dùng chuyển sang cho vay BĐS chiếm đến 53%, đây là một nguy cơ đáng báo động.

Cơn sốt đất nền cũng hình thành một lượng lớn nhà đầu tư thứ cấp. Sự gia tăng nhà đầu tư, đầu cơ thứ cấp vượt lượng mua thực và đầu tư dài hạn là dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ bong bóng BĐS, nhất là ở phân khúc đất nền.

Khó lặp lại chu kỳ khủng hoảng 10 năm

Tuy nhiên đại diện các cơ quan quản lý nhà nước đều khẳng định, thị trường BĐS 2018 - 2019 sẽ không xuất hiện tình trạng khủng hoảng bong bóng BĐS bất chấp chu kỳ 10 năm.

Theo đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhận định, thị trường không có khả năng xảy ra bong bóng vì mới có 2/5 yếu tố hình thành khủng hoảng, 3 yếu tố còn lại vẫn ở mức an toàn.

Với yếu tố kinh tế phát triển nóng, ông Châu cho rằng, không có cơ sở cho thấy kinh tế Việt Nam đang phát triển nóng. Nền kinh tế được xem là nóng khi mọi người dân đều dễ dàng kiếm tiền và dòng tiền trở nên dư dả đến mức nhà đầu tư phải tìm đến BĐS làm nơi trú ẩn. Tuy nhiên hiện tại, nền kinh tế thế giới không nóng, thậm chí đang chao đảo vì khủng hoảng xăng dầu, các hiệp định thương mại mới… Kinh tế Việt Nam chỉ ở giai đoạn phục hồi, tăng trưởng tín dụng tối đa đạt 6,81%, không hề có chuyện tăng trưởng nóng.

Với chính sách tín dụng, ông Nguyễn Đức Lệnh, đại diện Ngân hàng Nhà nước nhận định, cuộc khủng hoảng BĐS 2007 - 2008 có sự tác động lớn từ chính sách buông lỏng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2007 là 37,8% thậm chí từng lên đến 52,3%. Tuy nhiên, trong năm 2017, tăng trưởng tín dụng phấn đấu tối đa cũng chỉ đạt 18,17%, chưa được phân nửa so với năm 2007.

Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của TP.HCM là 7,5%, phù hợp với mục tiêu phát triển và chính sách tiền đề của ngân hàng đặt ra trong năm 2018. Tín dụng cho vay trung dài hạn đạt 53%, vay ngắn hạn 47%, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn tuy có cao hơn nhưng vẫn ổn định, nợ xấu giữ ở mức tầm 3%. Riêng tín dụng vào BĐS chiếm tầm 8-10% trên tổng dư nợ tín dụng, vẫn ở mức an toàn.

Nhà nước hiện có chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng, chặt chẽ và linh hoạt. Sử dụng lãi suất trung tâm để điều hành, can thiệp chặt chẽ vào đồng ngoại hối, đô la, siết chặt chính sách cho vay tiêu dùng vào BĐS, hoàn toàn không có chuyện buông lỏng tín dụng. Bên cạnh đó, nhà nước liên tục ban hành các chính sách quản lý mới, đưa ra nhiều công cụ hành chính điều tiết thị trường, cho thấy sự quan tâm và quản lý sát sao.

Bài học khủng hoảng kinh tế và khó khăn của thị trường BĐS năm 2008 đã giúp thị trường rút ra bài học lớn trong quản lý và điều tiết dòng tín dụng vào BĐS. Doanh nghiệp ngày càng tôn trọng tính kỷ luật, các yếu tố pháp lý, quy luật hoạt động, các nguyên tắc tín dụng của thị trường. Nhà đầu tư thông minh hơn, ngân hàng quản lý linh hoạt hơn, Chính phủ có sự điều tiết hợp lý. Vì vậy, rất khó xảy ra khủng hoảng BĐS trong giai đoạn 2018 - 2019.

Tin mới

Nắng nóng gay gắt, cảnh báo khẩn vì tiêu thụ điện tăng kỷ lục
8 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục, đạt xấp xỉ 1 tỷ kWh/ngày.
Giá dầu trung bình năm nay ra sao? World Bank tung dự báo khiến nhiều quốc gia nhập khẩu thở phào
5 giờ trước
Nếu dự báo của WB trở thành hiện thức, các nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ vui mừng thở phào.
Toyota Land Cruiser Prado 2024 được đăng ký thêm loạt bộ phận tại Việt Nam, có thể sắp ra mắt với giá tạm tính khoảng 3 tỷ
6 giờ trước
Toyota Land Cruiser Prado thế hệ mới có thể coi là không liên quan chút nào tới đời cũ, với khung gầm và thiết kế khác biệt hoàn toàn.
Tổng Giám đốc VPBank: Kế hoạch lợi nhuận "rất thách thức" 23.165 tỷ đồng, hiện diện thương hiệu tại Nhật Bản
6 giờ trước
Sáng ngày 29/04, Ngân hàng TMCP Việt Nam – Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024.
Đường vành đai nghìn tỷ ở Cần Thơ "vướng đủ thứ" sau hơn 17 tháng khởi công
6 giờ trước
Sau hơn 17 tháng khởi công, dự án đường vành đai phía Tây TP.Cần Thơ gặp phải một số khó khăn. Có 3 gói thầu xây lắp chưa được triển khai, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiếu cát đắp nền, nền tái định cư cho các hộ dân chưa đủ điều kiện để bàn giao,...

Tin cùng chuyên mục

Hãng xe chuẩn bị vào Việt Nam sắp tung ra siêu phẩm SUV cỡ trung chỉ 'ăn' xăng 1,38 lít/100km, thách thức Mazda CX-5
9 giờ trước
Nằm trong phân khúc SUV cỡ trung, xe có giá bán từ 500 triệu đồng.
Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
15 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Bình Dương: Nan giải chuyện di dời doanh nghiệp lên phía Bắc
19 giờ trước
Việc di dời hàng ngàn nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc của Bình Dương là di dời cả 1 hệ sinh thái gắn liền với người lao động, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
21 giờ trước
Chiều 28/4, tại hầm Núi Vung (Ninh Thuận), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt. Đây là 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1.