Bao giờ các dự án 'ôm đất' bị thu hồi?

30/01/2018 08:33
Trên địa bàn Hà Nội hàng loạt dự án “ôm đất” cả thập kỷ nhưng chủ đầu tư (CĐT) vẫn chưa triển khai. Trong thời gian này, CĐT biến nhiều khu đất thành bãi đỗ xe, nhà xưởng, trạm trộn bê tông… để kinh doanh thu lời, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn, gây bức xúc trong dư luận.

Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (nằm trên địa bàn 3 phường Thịnh Liệt, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ) vừa bước sang năm thứ…14. Năm 2004, nhà nước có chủ trương xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt do Tổng Cty Xây dựng và Phát triển hạ tầng - Bộ Xây dựng (Licogi) làm CĐT. Thế nhưng, 14 năm nay, hơn 100 hộ dân trong vùng dự án vẫn sống trong cảnh "3 không": Không điện, không nước sạch, không hộ khẩu. Trong khi đó, một số diện tích đất sau GPMB được chủ đầu tư biến thành trạm trộn bê tông để trục lợi.

Tại huyện Thanh Trì, từ nhiều năm qua dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I nằm trên địa bàn xã Tân Triều thực hiện GPMB từ năm 2007 - 2008 nhưng đến nay vẫn chưa hoành thành. Tại khu vực dự án, UBND huyện Thanh Trì đồng ý cho phép Cty CP Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (Indeco) xây dựng tạm văn phòng điều hành, nhà kho vật tư, nhà ở cho công nhân… Từ đây, đơn vị này đã "xẻ thịt" khu đất cho thuê, đồng thời xây dựng hàng chục nhà kho làm gara ô tô, nhôm kính, kho chứa hàng, trạm trộn bê tông… Những nhà xưởng này được dựng bằng những cột sắt, quây xung quanh bằng những tấm tôn trên diện tích từ 1.000 – 2.000 m2. Mỗi ngày, có hàng trăm xe bê tông, xe bồn, xe tải chở hàng các loại cày nát con đường hẹp đi vào khu cư dân, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Ngoài các dự án nêu trên, Hà Nội còn có rất nhiều "siêu dự án" treo nhiều năm khiến bộ mặt đô thị nhếch nhác, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ, mất an toàn. Đơn cử như khu đất rộng 28ha đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc gia thuộc phường Yên Hoà (Cầu Giấy) và Mễ Trì (Nam Từ Liêm), sau 10 năm vẫn "đắp chiếu". Dự án đang được cho thuê làm kho bãi, nhà xưởng, lều lán tạm bợ cho công nhân ở các công trình khác…; Bệnh viên Đa khoa Quang Trung (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai), quy mô 700 giường bệnh chất lượng cao, giờ vẫn là bãi đất hoang dù đã chậm gần 8 năm so với tiến độ…

Trong lúc cuộc sống của người dân vẫn đang bị "xới tung" bởi những dự án "bánh vẽ" thì chính quyền lại tỏ ra thiếu quyết liệt với những công trình sai phạm nêu trên.

Tại án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I (xã Tân Triều), UBND huyện Thanh Trì đã có văn bản yêu cầu Cty Indeco tháo dỡ, di chuyển toàn bộ nhà xưởng tại khu đô thị Tây Nam Kim Giang I trước ngày 30/11/2017. Tuy nhiên, sau đúng 2 tháng từ văn bản của UBND huyện, Cty Indeco vẫn chưa tháo dỡ bất cứ  nhà kho nào trên phần diện tích vi phạm. Trao đổi với Tiền Phong, đại diện UBND xã Tân Triều thừa nhận sự chậm trễ, đồng thời cho biết, xã đang trình phương án cưỡng chế tháo dỡ đối với các kho bãi trên.

Còn đối với trạm trộn bê tông Thịnh Liệt tại KĐT Thịnh Liệt, mặc dù đã quá thời hạn tháo dỡ cho phép theo chỉ đạo của UBND quận Hoàng Mai nhưng lãnh đạo UBND phường Thịnh Liệt vẫn cho rằng: Đang trong quá trình xử lý. Trong thời gian chờ đợi, trạm trộn bê tông này vẫn ngang nhiên hoạt động.

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành văn bản về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Lãnh đạo thành phố giao Sở TN&MT chủ trì, rà soát các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa triển khai thực hiện được (nhất là các dự án, công trình trọng điểm) và các trường hợp có quyết định thu hồi đất từ trước ngày 10/7/2014; làm rõ nguyên nhân và kế hoạch, biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả; báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/4/2018.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
12 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.