Bất chấp nợ nần, một gia tộc Trung Quốc đang âm thầm thâu tóm bất động sản để bám sóng đầu cơ

10/04/2021 09:09
Tính đến năm 2020, tập đoàn Kaisa xếp thứ 25 về doanh số theo hợp đồng bất động sản tại Trung Quốc đại lục.

Một gia tộc tỷ phú đang dần mở rộng đế chế tại Hong Kong bằng cách âm thầm thu mua bất động sản và các trang báo.

Sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế, tập đoàn Kaisa Group của tỷ phú Kwok Ying Shing đang dần mở rộng thành một đế chế bất động sản mới tại Hong Kong khi âm thầm mua đất đai. Động thái của tỷ phú Kwok diễn ra trong âm thầm và thậm chí đã lan sang cả mảng báo chí.

Năm 2020, tập đoàn Kaisa đã chi tới 7,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,1 tỷ USD cho bất động sản Hong Kong. Mới đây, công ty này đã chi tới 3,2 tỷ Nhân dân tệ để mua 50% cổ phần dự án sắp xây tại khu Kai Tak.

Bất chấp nợ nần, một gia tộc Trung Quốc đang âm thầm thâu tóm bất động sản để bám sóng đầu cơ - Ảnh 1.

Tỷ phú Kwok Ying Shing

Không dừng lại ở đó, người con gái Kwok Hiu Ting trong gia đình mới ngoài 20 tuổi cũng đã mua phần lớn cổ phần của tờ báo Sing Tao News vào đầu năm nay. Động thái này của gia tộc Kwok đã làm chấn động giới truyền thông Hong Kong khi những tỷ phú này vốn không được biết nhiều tại nơi đây.

Theo hãng tin Bloomberg, chuyện mở rộng đế chế của gia tộc Kwok chưa là gì so với những ông trùm nắm nhiều bất động sản, sở hữu công ty truyền thông hay chuỗi siêu thị vốn đã tồn tại từ lâu tại Hong Kong. Tuy nhiên những bất ổn địa chính trị đã tạo cơ hội cho các gia tộc từ Trung Quốc đại lục thâm nhập vào đây.

Chuyên gia kinh tế Gary Ng của Natixis cho biết ngày càng nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc đại lục tới Hong Kong để tìm cơ hội cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây.

"Họ sẽ tuyển dụng thêm lao động Hong Kong để ổn định lại tình hình kinh tế xã hội sau đại dịch", ông Gary Ng nhấn mạnh.

Trong khi giới truyền thông lo sợ sự bất ổn sẽ khiến dòng vốn nước ngoài rời bỏ nền kinh tế này thì những doanh nghiệp Trung Quốc lại là cứu cánh cho thị trường bất động sản và tài chính nơi đây.

Nợ nần chồng chất cũng phải mua bất động sản

Tập đoàn Kaisa được thành lập vào năm 1999 ngay sau khi Trung Quốc chấp nhận thị trường giao dịch bất động sản tư nhân. Công ty này đã nhanh tay mua lại hàng loạt các khu đất trống bỏ hoang để xây dựng nên những công trình có giá trong thời kỳ kinh tế bùng nổ.

Bất chấp nợ nần, một gia tộc Trung Quốc đang âm thầm thâu tóm bất động sản để bám sóng đầu cơ - Ảnh 2.

Số văn phòng được xây dựng bởi các hãng bất động sản Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây tại Hong Kong

Tính đến năm 2020, tập đoàn Kaisa xếp thứ 25 về doanh số theo hợp đồng bất động sản tại Trung Quốc đại lục.

Dẫu vậy, tập đoàn này cũng vấp phải những đợt vỡ nợ trái phiếu quốc tế vào năm 2015-2016 với tổng giá trị lên đến 2,5 tỷ USD. May mắn thay công ty đã vượt qua được khó khăn nhờ những khoản vay khẩn cấp từ ngân hàng.

Trên thực tế nguồn vốn đầu tư vào các dự án tại Hong Kong của Kaisan cũng đến từ vay nợ ngân hàng và một phần vốn tự có.

Theo hãng tin Bloomberg, nền tảng của gia tộc Kwok phức tạp hơn nhiều so với những gia tộc lâu đời bản địa khác tại Hong Kong. Năm 2020, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn này lên tới 97%, cao hơn nhiều so với những công ty bất động sản bản địa như CK Asset (6,9%) hay Sun Hung Kai (13,6%).

Tất nhiên việc thị trường bất động sản toàn cầu tăng giá và Hong Kong là cơ hội béo bở đã thu hút không chỉ Kaisa mà còn nhiều tập đoàn khác từ Trung Quốc đại lục. Hãng China Evergrande và China Vanke đã âm thầm mua nhiều dự án rồi rao bán trong vài năm qua tại Hong Kong.

Trên thực tế, dòng vốn từ Trung Quốc đại lục chảy vào Hong Kong đã tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Năm 2008, các doanh nghiệp từ Trung Quốc đại lục chỉ chiếm chưa đến 5% sở hữu số căn hộ hạng sang tại Hong Kong thì nay họ chiếm đến 30% các tòa nhà ở những khu đẹp nhất.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.