Bắt vịt chạy đồng vào "rọ" cho ăn, giảm dịch bệnh lại đẻ sai trứng

08/03/2020 06:10
(Dân Việt) Ở Đồng Tháp Mười, ông Lê Ngọc Mới (Út Mới) không chỉ nổi tiếng là "đại gia" trong giới chăn nuôi vịt mà còn là người đưa mô hình nuôi vịt chạy đồng truyền thống vào một “khuôn mẫu” mới, đó là nuôi nhốt vịt lại một chỗ cho ăn (gọi là cho vịt nằm rọ đẻ trứng). Cách này không chỉ giúp ông Út Mới quản lý tốt đàn vịt, giảm ô nhiễm môi trường, vịt được tiêm phòng vaccine đầy đủ, khoẻ mạnh, tỉ lệ đẻ trứng lên tới 85-90%.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia cầm, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tọa đàm tại hiện trường chủ đề “An toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt vùng ĐBSCL”, thu hút nhiều nông dân tham gia.

Cũng tại buổi tọa đàm đã diễn ra lễ ký kết tiêu thụ trứng vịt giữa Công ty CP Ba Huân với các hộ nuôi vịt đảm bảo an toàn sinh học.

Dịch bệnh bủa vây

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), năm 2019, Việt Nam có hơn 133.000 con gia cầm bị tiêu hủy do mắc cúm. Sang năm 2020, cả nước đã xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm, trong đó có 29 ổ dịch do virus cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do virus cúm A/H5N1. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy hơn 100.000 con.

bat vit chay dong vao "ro" cho an, giam dich benh lai de sai trung hinh anh 1

Ông Út Mới chia sẻ kinh nghiệm nuôi vịt an toàn sinh học với nông dân trong vùng.  Ảnh: Bình Nguyên

"Việc ký kết tiêu thụ trứng vịt với Công ty Ba Huân đã mở ra hướng mới trong tiêu thụ ổn định mặt hàng gia cầm cho nông dân. Dự kiến tháng 4/2020, sản phẩm trứng vịt an toàn của Đồng Tháp sẽ có mặt tại các kênh phân phối của Ba Huân trên khắp cả nước”.

Ông Nguyễn Thanh Hùng -
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Trong khi đó, ĐBSCL là nơi có đàn vịt lớn nhất cả nước, ước đạt hơn 25 triệu con, chiếm khoảng 37% tổng đàn. Gần đây, tại Trà Vinh đã xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1 khiến hơn 1.000 con gia cầm phải tiêu hủy. Đây cũng là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên ở khu vực phía Nam đầu năm 2020.

Đáng nói là nguy cơ lây lan dịch bệnh trên đàn gia cầm ở vùng này rất cao do bà con vẫn có thói quen thả vịt chạy đồng, mật độ chăn nuôi lớn, nhất là đối với những mô hình nuôi vịt đẻ trứng.

TS Nguyễn Văn Bắc - Phó Trưởng Văn phòng Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết, thả vịt chạy đồng, bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất (do thức ăn chiếm 70 - 80%). Vấn đề đặt ra là khi nuôi vịt chạy đồng khó đảm bảo an toàn sinh học, khó kiểm soát đàn nuôi cũng như tình trạng bị nhiễm độc thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng…

Chia sẻ tại buổi tọa đàm diễn ra tại trang trại vịt Út Mới (Tổ HTX chăn nuôi vịt Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười), ông Huỳnh Tất Đạt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh hiện có tổng đàn vịt lớn nhất khu vực ĐBSCL, tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Hồng Ngự với khoảng 6,8 triệu con, sản lượng trên 273 triệu quả trứng và sản lượng thịt hơi xấp xỉ 9.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, giá vịt thương phẩm và giá trứng đang ở mức thấp, nông dân bí đầu ra. Nhiều hộ chưa quan tâm đến chăn nuôi an toàn sinh học. Trong khi đó, lợi thế của vịt chạy đồng ngày càng giảm dần do nguồn thức ăn trên đồng ruộng suy giảm, sản phẩm trứng vịt chạy đồng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Nông dân chưa tìm được doanh nghiệp đủ mạnh xây dựng chuỗi khép kín từ khâu sản xuất giống, vật tư đầu vào đến bao tiêu sản phẩm…

bat vit chay dong vao "ro" cho an, giam dich benh lai de sai trung hinh anh 2

Mô hình nuôi vịt bán công nghiệp giúp người nuôi quản lý tốt đàn vịt, giảm ô nhiễm môi trường, vịt được tiêm phòng vaccine đầy đủ, khoẻ mạnh, tỉ lệ đẻ trứng lên tới 85-90%. Ảnh: Đ.T

Nuôi vịt an toàn theo đơn đặt hàng

Ở Đồng Tháp Mười, ông Lê Ngọc Mới (Út Mới) không chỉ nổi tiếng là "đại gia" trong giới chăn nuôi vịt mà còn là người đưa mô hình nuôi chạy đồng truyền thống vào một “khuôn mẫu” mới.

Cụ thể, ông không cho vịt chạy đồng như trước mà nuôi nhốt lại một chỗ cho ăn (gọi là cho vịt nằm rọ đẻ trứng). Theo ông Mới, khi làm cách này không ai ủng hộ ông, bởi theo họ, nuôi vịt chạy đồng đã không có lời thì nhốt lại cho ăn thức ăn sẽ lỗ nặng. Tuy nhiên, ông lại được sự ủng hộ nhiệt tình của cơ quan chức năng, giúp ông tổ chức lại sản xuất, kết nối tiêu thụ.

Sau những thành công bước đầu với 7.000 con vịt nuôi rọ bán công nghiệp, ông Mới quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại khép kín, có máng nước tự động cho vịt uống, khu vực trải đệm lót sinh học nuôi 10.000 con vịt theo quy trình VietGAP. Ngoài ra, ông còn đào 3 ao lắng lọc nước thải. Quy trình này giúp tăng tỉ lệ vịt đẻ từ 85 - 90%, lại giảm mùi hôi, trứng vịt luôn đạt chất lượng. Đàn vịt được tiêm phòng định kỳ nên luôn khỏe mạnh, không bị nhiễm dịch bệnh, lớn nhanh.

Cuối năm 2017, trang trại nuôi vịt sinh học Út Mới đã được gắn mã vạch truy xuất nguồn gốc và là trại trứng vịt đầu tiên ở ĐBSCL đáp ứng được yêu cầu này.

Ông Mới cũng chủ động đứng ra thành lập Tổ hợp tác nuôi vịt Mỹ Hòa gồm các hộ chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, nhằm tạo sự liên kết giữa người nuôi với nhau và dễ dàng kết nối tiêu thụ với doanh nghiệp.

bat vit chay dong vao "ro" cho an, giam dich benh lai de sai trung hinh anh 3

Đại diện Công ty CP Ba Huân kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trứng vịt với tổ hợp tác chăn nuôi vịt Mỹ Hoà (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp). Ảnh: Đ.T

Dự buổi tọa đàm, bà Phạm Thị Huân - Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân cho biết, để chung tay giảm rủi ro cùng với nông dân, đơn vị sẽ khởi động chương trình liên kết cung cầu, "bắt tay" với các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng theo hướng an toàn sinh học trong giữa tháng 3/2020.

Bà Huân cho biết, trứng vịt là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu khá cao. Trứng vịt tại Đồng Tháp có chất lượng tốt, nguồn nguyên liệu dồi dào song người nuôi cần tham gia chuỗi chăn nuôi an toàn, kiểm soát tốt nguồn thức ăn đầu vào, hạn chế hàm lượng sudan - chất tạo màu tồn tại trong lòng đỏ trứng.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, bà con nuôi vịt muốn có đầu ra ổn định và kết nối được với doanh nghiệp thì phải thay đổi tư duy sản xuất, chăn nuôi đáp ứng đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

"Trong đó, 3 vấn đề cần đảm bảo trong chăn nuôi an toàn sinh học là cách ly mầm bệnh, làm sạch và khử trùng chuồng trại, thiết bị vật chất, tăng cường sức đề kháng và tiêm phòng vaccine. Trung tâm Khuyến nông quốc gia cam kết sẽ hỗ trợ nông dân Đồng Tháp thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học và kết hợp các doanh nghiệp chuyên sản xuất lĩnh vực gia cần tư vấn các giải pháp chăn nuôi con giống bố mẹ, quy trình ấp nở; cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới về chăn nuôi cho đàn vịt" - bà Hạnh nói.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
2 giờ trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
2 giờ trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
3 giờ trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
3 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
3 giờ trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.393.092 VNĐ / tấn

166.30 JPY / kg

2.21 %

+ 3.60

Đường

SUGAR

0 VNĐ / tấn

0.00 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

213.564.713 VNĐ / tấn

8,177.00 USD / mt

1.46 %

+ 118.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.238.489 VNĐ / tấn

288.71 UScents / lb

0.41 %

- 1.19

Gạo

RICE

14.831 VNĐ / tấn

12.48 USD / CWT

0.80 %

- 0.10

Đậu nành

SOYBEANS

9.745.370 VNĐ / tấn

1,015.50 UScents / bu

0.30 %

+ 3.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.164.809 VNĐ / tấn

283.60 USD / ust

0.60 %

- 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vụ vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu
4 giờ trước
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
1 ngày trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
1 ngày trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
1 ngày trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.