Bến Tre gặp khó trong việc xử lý lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi

01/08/2019 17:35
Theo Chủ tịch UBND xã Tân Lợi Thạnh Nguyễn Thành Kiếm, địa phương đang gặp khó khăn trong xử lý lợn bị bệnh dịch tả châu Phi nhất là trong việc tiêu hủy lợn bằng cách đào hố, chôn lấp không hiệu quả.

Xã Tân Lợi Thạnh là địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, với tổng đàn khoảng 27.000 con.

Đây là địa phương thứ hai của huyện Giồng Trôm công bố dịch tả lợn châu Phi vào ngày 9/7 vừa qua.

Tính đến ngày 31/7, xã có trên 786 con lợn (của 28 hộ chăn nuôi) bị tiêu hủy do bị dịch tả lợn châu Phi. Hiện nay, trên địa bàn xã còn 2 ấp (ấp 9 và ấp 5) chưa có ổ dịch.

Ông Nguyễn Thành Kiếm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Lợi Thạnh, cho biết địa phương đang gặp khó khăn trong xử lý lợn bị bệnh dịch tả châu Phi.

Cụ thể, việc tiêu hủy lợn bằng cách đào hố, chôn lấp không hiệu quả do số lượng lợn lớn, hố chôn bị ngập nước mưa nên vài ngày lợn bị trương sình, bốc mùi hôi thối gây hoang mang trong người dân do lo ngại ô nhiễm môi trường, lây cho lợn khác.

Ngoài ra, xã cũng gặp khó trong việc tìm kiếm, vận động nhân công tham gia tiêu hủy lợn bệnh. Vì hầu như gia đình nào ở địa phương cũng chăn nuôi lợn, nên khi xảy ra dịch rất khó huy động, thuê nhân công đến tiêu hủy lợn bệnh do sợ lây lan cho lợn nhà. Kể cả thương lái cũng không muốn tham gia bắt lợn để xử lý ổ dịch vì sợ người chăn nuôi “né.”

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Lợi Thạnh cũng cho biết tất cả mọi phương tiện, dụng cụ hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh đều phải thuê rất tốn kém. Từ cái cân đến nhân công tham gia bắt lợn đều phải trả tiền nên kinh phí rất lớn. Đến nay, dịch xảy ra trên địa bàn chưa được một tháng nhưng kinh phí để xử lý ổ dịch khoảng 80 triệu đồng.

Lãnh đạo xã Tân Lợi Thạnh cũng băn khoăn khi trước đây có công văn chỉ đạo, dịch xảy ra, nhanh chóng tiêu hủy số lợn bệnh và cả số lợn trong cùng một chuồng vì sợ các con còn khỏe ủ bệnh. Do đó, khi địa bàn có dịch, xã chỉ đạo dập dịch, tiêu hủy lợn cả ngày lẫn đêm.

Thế nhưng, ngày 22/7 vừa qua lại có công văn chỉ đạo, việc dập dịch “chậm lại,” chỉ tiêu hủy lợn bệnh, còn lợn khỏe thì để theo dõi.

Tuy nhiên, hộ chăn nuôi lo lắng vì lỡ như lợn khỏe nhưng ủ bệnh vài hôm sau phát bệnh, rồi lây lan trong đàn thì xử lý thế nào? Trong khi đó, nếu chết con nào, tiêu hủy con đó rất tốn kém, vì mỗi lần xử lý một con lợn nái là 500.000 đồng. Nếu mỗi ngày đều có lợn chết và chôn thì sẽ hết tài sản.

Ông Nguyễn Thành Kiếm cũng cho rằng không nên “theo dõi” dịch mà nên xử lý một lần khi trong chuồng có con bị bệnh dịch tả lợn châu Phi vì nếu để “theo dõi” thì sẽ lây lan dịch sang những đàn lợn khác.

Huyện Giồng Trôm là địa phương đầu tiên của tỉnh Bến Tre xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi vào ngày 27/6 vừa qua.

Tính đến cuối tháng Năm vừa qua, đàn lợn của huyện còn khoảng 93.500 con, lớn thứ ba của tỉnh Bến Tre . Tính đến ngày 31/7, toàn huyện có 8 xã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn bị tiêu hủy gần 2.000 con.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Giồng Trôm Nguyễn Văn Bé Sáu, do địa hình của huyện kênh rạch chằng chịt, diện tích đất bình quân/hộ dân thấp, nên nếu thực hiện chọn địa điểm tiêu hủy lợn theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường về khoảng cách nguồn nước (30m), nhà ở của hộ dân rất khó để thực hiện. Ngoài ra, nếu xảy ra ổ dịch lớn thì địa phương sẽ gặp khó về quỹ đất để tiêu hủy, chôn lấp.

“Ngành chăn nuôi nên có hướng dẫn thống nhất phương án xử lý lợn bị bệnh nếu không dễ dẫn đến nguy cơ người dân vứt lợn ra sông, gây ô nhiễm, lây lan nguồn bệnh diện rộng,” ông Võ Văn Phê, Bí thư Huyện ủy huyện Giồng Trôm đề xuất.

Theo ông Phan Trung Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre, trước đây, theo hướng dẫn trong Công văn số 3708/HD-BNN-TY ngày 28/5/2019 về hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu trong một ô, chuồng có lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi chết, bắt buộc phải tiêu hủy hết các con lợn còn lại; nếu nuôi trang trại có cách biệt riêng lẻ ô, chuồng nào có lợn khỏe mạnh giữ lại nuôi.

Bến Tre gặp khó trong việc xử lý lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi - Ảnh 1.

Trang trại chăn nuôi thường xuyên phun xịt tiêu độc khử trùng, tránh lây lây nguồn bệnh từ ngoài vào trại. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)

Ngày 22/7 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho ban hành Công văn số 5169/BNN-TY hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Nếu trong cùng một ô, chuồng có lợn được xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, bị tiêu hủy, còn lợn khỏe mạnh, được phép giữ lại, nếu xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi cho bán trong phạm vi huyện.

Theo ông Phan Trung Nghĩa, mục đích của văn bản là để tiêu thụ được lợn khỏe mạnh, không phải tiêu hủy tốn kém kinh phí, không gây lãng phí xã hội. Do đó, cần cân nhắc tiêu hủy lợn khỏe mạnh.

Do đó, ngành thú y của tỉnh cũng đã hướng dẫn cán bộ thú y nếu hộ nào muốn hủy lợn vì lo lắng dịch bệnh cần có văn bản xác minh của cán bộ chuyên môn. Nếu lợn bệnh chết, lợn có dấu hiệu bệnh thì tiêu hủy; đối với lợn khỏe cách ly để nuôi hoặc bán để hạn chế tiêu hủy, tốn kinh phí.

Phương án chôn từ từ sẽ giảm áp lực về quỹ đất, đối với những nơi khó khăn về diện tích đất, có thể tiêu hủy bằng cách đốt.

Ông Nghĩa cũng cho biết đối với kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn, ngành chăn nuôi sẽ làm việc với Sở Tài chính để thống nhất lại phương án hỗ trợ.

Như vậy, tính đến ngày 31/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 6 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre, gồm: Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Ba Tri và Thành phố Bến Tre. Tổng số đàn lợn bị tiêu hủy gần 2.800 con.

Theo đánh giá của ngành chăn nuôi và thú y, khả năng dịch bệnh có chiều hướng lây lan rộng.

Tin mới

Một mặt hàng mới nổi nhưng đắt đỏ đang “cháy hàng” ở Hàn Quốc, Việt Nam cũng ồ ạt mua
8 giờ trước
Mặt hàng đang tạo nên “cơn sốt” trên toàn thế giới lại được bán “đắt như tôm tươi” tại các cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc.
Xử phạt 12 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ có sai phạm
7 giờ trước
Thông tin từ Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cho biết, qua kiểm tra đột xuất đã phát hiện 12/12 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh có vi phạm phải xử phạt hành chính.
Toyota Hilux 2024 ra mắt Việt Nam: Giá từ 668 triệu, thêm trang bị đấu Ranger, nhưng có điểm chưa bằng
6 giờ trước
Toyota Hilux đã chính thức trở lại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản và giá từ 668 triệu đến 999 triệu đồng (riêng tùy chọn màu trắng ngọc trai cộng thêm 8 triệu so với các bản tương ứng).
Cụ bà 80 tuổi xếp hàng 2 tiếng chưa đến lượt mua vàng, 'cò mồi' xuất hiện
5 giờ trước
Sáng 14/5, người dân vẫn chờ đợi xếp hàng vài tiếng mới mua được vàng và hạn chế số lượng mua trong ngày. Bên ngoài cửa hàng phát sinh hiện tượng tự mua bán giữa người dân với nhau và cửa hàng phải phát thông báo rủi ro khi mua vàng bên ngoài cửa hàng để tránh bị lừa mua phải vàng giả.
Những ai nói 'doanh số Xforce bị thổi phồng, Stargazer giảm giá sẽ đe doạ Xpander' thì cần nhìn kết quả này!
4 giờ trước
Xpander và Xforce đóng góp 82,4% doanh số cho Mitsubishi trong tháng 4, đồng thời giúp hãng xe Nhật Bản có tháng thứ 2 liên tiếp có 2 mẫu xe góp mặt trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.108.600 VNĐ / tấn

165.00 JPY / kg

1.54 %

+ 2.50

Đường

SUGAR

10.314.147 VNĐ / tấn

18.38 UScents / lb

-1.34 %

- -0.25

Cacao

COCOA

190.751.184 VNĐ / tấn

7,494.00 USD / mt

4.58 %

+ 328.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

109.993.252 VNĐ / tấn

196.01 UScents / lb

-0.72 %

- -1.43

Đậu nành

SOYBEANS

11.307.400 VNĐ / tấn

1,209.00 UScents / bu

0.78 %

+ 9.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.350.623 VNĐ / tấn

368.90 USD / ust

0.65 %

+ 2.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.477.862 VNĐ / tấn

43.62 UScents / lb

-3.39 %

- -1.53

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
11 giờ trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
11 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
15 giờ trước
Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.
Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
1 ngày trước
Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.