Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa

05/03/2024 09:42
Tận mắt chứng kiến, chạm tay vào hai chiếc máy bay do Trung Quốc sản xuất đang đậu ở sân bay Vân Đồn, anh Hoàng Đức cho rằng "nhìn bên ngoài không khác gì Boeing, Airbus".

Sự kiện hai chiếc máy bay "made in China" của hãng hàng không Comac Express xuất hiện tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) thu hút được nhiều chú ý từ công chúng, đặc biệt là những tín đồ của công nghệ, máy móc. 

Là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam có cơ hội tận mắt thấy, ngồi thử hai chiếc máy bay này, anh Hoàng Đức, người sáng lập kênh YouTube Nhà TO vừa công bố những hình ảnh và review thực tế tại hiện trường.

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 1

Hai máy bay made in China đang được triển lãm tại Quảng Ninh

Tận dụng cơ hội hiếm hoi được tiếp cận các chi tiết kỹ thuật, máy móc, thân vỏ của máy bay thương mại, anh Hoàng Đức "soi từng mi li mét" hai chiếc ARJ21 và C919. Anh nhận định, phần sơn và các mối nối, vật liệu thân vỏ... của hai chiếc máy bay này rất hoàn hảo, cho thấy sự chỉn chu trong thiết kế cũng như công nghệ. 

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 2

ARJ21 là dòng máy bay nhỏ, phù hợp các chuyến ngắn

"Nhìn bên ngoài không khác gì Boeing, Airbus luôn, mà đặc biệt là bên cạnh chữ tiếng Anh thì luôn có chữ Trung Quốc ở các vị trí cảnh báo. Nhìn vào máy bay do Trung Quốc sản xuất có thể thấy ngành chế tạo kỹ thuật cao của nước bạn đã phát triển cỡ nào rồi", Hoàng Đức tấm tắc.

Với mẫu ARJ21 - máy bay thương mại đầu tiên do Trung Quốc sản xuất, do có biệt danh Phượng Hoàng Lửa nên nhà sản xuất dùng sơn tone đỏ để trang trí thân vỏ máy bay, tạo cho cho mẫu này vẻ kiêu hãnh. 

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 3

Thông số kỹ thuật của chiếc Phượng Hoàng Lửa

Khi vào bên trong chiếc ARJ21, có thể hiểu tại sao dòng này được khuyến nghị dùng trong các hành trình ngắn, nội địa. Vì là máy bay thân nhỏ (chứa được 87 - 97 người, tính cả tổ bay) nên chỗ ngồi của ARJ21 không quá thoải mái. 

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 4

Cơ trưởng Jack (phải) cho rằng lái máy bay ARJ21 khá dễ vì công nghệ cao đã hỗ trợ nhiều

Ngay cả trên khoang Business, khách hàng cũng không có chỗ để đặt chân, duỗi người thư giãn như ở máy bay của Boeing, Airbus. 

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 5

Khoang Business của máy bay ARJ21

Với khoang phổ thông, một bên được thiết kế 3 hàng ghế, một bên có 2 hàng ghế. Chỗ ngồi của ghế hạng phổ thông cũng phù hợp với người có tầm vóc nhỏ bé kiểu "chuẩn châu Á", và khách hàng khó lòng co duỗi, vắt chân, do khoảng cách giữa ghế trước và sau khá hẹp.

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 6

Khi ngả ghế hết cỡ, khách cũng không thể vắt chân khi ngồi trong khoang phổ thông

ARJ21 đi được hành trình tối đa khoảng 3.000 km. Tại Trung Quốc, mẫu máy bay ARJ21 này đã khai thác 400 chặng bay khác nhau, vận chuyển an toàn hơn 11 triệu hành khách khắp nội địa Trung Quốc.

Hãng Comac đã bán được hơn 130 chiếc cho các hãng bay nội địa Trung Quốc và hãng Air Asia của Indonesia.

Máy bay C919 vừa được ra mắt sau hơn 16 năm nghiên cứu và chế tạo là mẫu hiện đại hơn. "Đây là dòng máy bay thân hẹp, được coi là đối thủ của Air 320 và Boing 737. Ý nghĩa tên của dòng này cũng khá hay, C là viết tắt của China, số 9 là vĩnh cửu, còn 19 là ẩn ý cho số người tối đa máy bay chứa được: 190 người". Hoàng Đức nhận định.

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 7

Thông số kỹ thuật của máy bay C919 - mẫu máy bay hiện đại nhất do Trung Quốc sản xuất

To hơn hẳn chiếc ARJ21 nên máy bay C919 được thiết kế rộng rãi hơn, từ buồng lái cho đến khoang hành khách. Ghế cơ trưởng của máy bay C919 được bọc da, phủ lông, nhiều nút bấm hiển thị thông tin hơn và được trang bị 5 màn hình chính, 2 màn hình phụ hai bên hiển thị camera quan sát. 

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 8

Buồng lái của C919

Khoang Business của máy bay C919 có ghế kê chân, tương tự mẫu ghế của các hãng hàng không lớn như Turkey hay Emirates. 

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 9

Khách hàng có chỗ để kê chân thoải mái nếu ngồi khoang Business của C919

Đặc biệt, khoang phổ thông cũng được trang bị gối tựa đầu bọc da và bẻ được hai bên thành gối tựa hình vòng cung để cố định đầu, tránh rung lắc. Khoảng cách giữa hai hàng ghế và ghế trước ghế sau của máy bay dòng này cũng khá rộng. 

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 10

Gối tựa bẻ cong...

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 11

... và lối đi tương đối rộng khiến C919 có thể đem đến sự thoải mái với hành trình dài

Hãng Comac công bố, C919 đã được khai thác thương mại bởi hãng hàng không China Eastern Airlines và nhận được nhiều hơn đặt hàng của các hãng bay nội địa Trung Quốc. C919 có hành trình tối đa 5.500km, đã bay chuyến thương mại đầu tiên vào tháng 3 năm 2023. 

Với giá bán chỉ bằng 3/4 của hãng Airbus hay Boeing mẫu tương đương, hãng Comac tham vọng có thể nhận được đơn đặt hàng C919 của các hãng hàng không Việt Nam và Đông Nam Á. Hãng cũng dự định sẽ dùng máy bay này để khai thác các tuyến du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa - Ảnh 12

C919 - niềm tự hào của máy bay made in China

Sau khi triển lãm tại sân bay quốc tế Vân Đồn, hai chiếc máy bay ARJ21 và C919 sẽ bay trải nghiệm đến Đà nẵng, thành phố Hố Chí Minh và Phú Quốc, sau đó sang Lào. 

Máy bay C919 có phần lớn thiết bị ở phần đầu và trong buồng lái đến từ Mỹ và châu Âu. C919 cũng có một số bộ phận khác được các doanh nghiệp ở Mỹ sản xuất như bánh và phanh, hộp đen, vỏ nhôm thân máy bay. C919 sử dụng động cơ CFM International LEAP từ nhà sản xuất Mỹ và Pháp.

Với mẫu máy bay thương mại đầu tiên tự mình sản xuất, Comac rất tự tin về năng lực cạnh tranh cả về giá cả lẫn vị thế trên thị trường quốc tế.

Ông Đàm Vạn Canh, Chủ tịch Tập đoàn Comac chia sẻ, việc hai chiếc máy bay của Trung Quốc đến Vân Đồn chính là bước tiến quan trọng để quốc tế hóa máy bay thương mại do Trung Quốc tự sản xuất.

Nguồn: Nhà TO

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
10 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
18 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
21 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.