Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Còn day dứt chuyện hỗ trợ doanh nghiệp

19/02/2021 08:55
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói còn thấy đáng tiếc và day dứt câu chuyện về tổ chức, phổ biến pháp luật, tuyên truyền, hướng dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), để làm sao DN có thái độ tích cực và chủ động hơn trong bối cảnh hội nhập.

Trao đổi với PV Tiền Phong đầu năm mới, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói rằng, năm 2021 và các năm tới, Bộ Công Thương sẽ phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, giải pháp để gia tăng giá trị cho xuất khẩu của Việt Nam. Ông cũng nói, còn thấy đáng tiếc và day dứt câu chuyện về tổ chức, phổ biến pháp luật, tuyên truyền, hướng dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), để làm sao DN có thái độ tích cực và chủ động hơn trong bối cảnh hội nhập.

Với vai trò là Bộ trưởng Công Thương, ông từng đề cập việc Việt Nam đang có những “nút thắt” khi hội nhập. Vậy những nút thắt này đã được nhận diện thế nào?

Với vấn đề hội nhập, quá trình tổng kết cho thấy, còn một số việc mà chúng ta cần tập trung để giải quyết cho được. Trước tiên là thông tin, đặc biệt là những thông tin cụ thể gắn với chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đầu tư kinh doanh của DN từ những khung khổ hội nhập này chưa được cụ thể hóa, chưa được cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời.

Vấn đề nữa là bản thân cộng đồng DN do hạn chế về quy mô, về tiềm lực, về nguồn lực, nhân lực nên cũng chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cho chiến lược hội nhập. Cùng đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành cũng như cộng đồng doanh nghiệp còn chưa được bảo đảm, nhất là khâu tổ chức như hoàn thiện hệ thống luật, cơ sở pháp lý từ những cam kết hội nhập.Vẫn còn chậm trễ và không được đồng bộ trong triển khai chính sách. Điều này làm cho cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể khác không khai thác được lợi thế và thậm chí trong nhiều trường hợp còn chịu những thiệt hại do cạnh tranh trong hội nhập.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Còn day dứt chuyện hỗ trợ doanh nghiệp - Ảnh 1.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

“Năm 2021 cần có chính sách mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn, kịp thời hơn nữa của Chính phủ và các cơ quan chức năng để chúng ta đồng hành với doanh nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cùng với đó, chúng ta tiếp tục đẩy nhanh phát triển thị trường hơn nữa, đặc biệt là trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do cũng như hội nhập theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa và đẩy nhanh hơn nữa việc tham gia vào các chuỗi cung ứng. Từ kết quả đó sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tổ chức lại các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp…”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Nhưng để khai thác được những điều kiện, cơ hội hội nhập này, quan trọng là nội lực của ta phải phát triển và phải dựa trên nền tảng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp. Vì vậy cả ngành nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế khác cần được sớm tái cơ cấu để đảm bảo quy mô của ngành sản xuất đó…

Đây là những nút thắt mới cần được giải quyết và rõ ràng, chỉ có sự vào cuộc một cách đồng bộ, nhất quán của tất cả các bộ, ngành từ trong xây dựng luật pháp, hoàn thiện thể chế cho đến thực thi các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nhất là trong các chương trình hành động thực thi các hiệp định thương mại tự do mới giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề này.

Là người đứng đầu Bộ Công Thương và là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông có trăn trở gì với lĩnh vực xuất khẩu cũng như những việc mà ngành Công Thương sẽ phải giải quyết thời gian tới?

Hoạt động xuất khẩu đạt được nhiều kết quả khả quan trong năm qua, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, khó khăn cần tháo gỡ để đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4-5% so với năm 2020.

Việc đàm phán, ký kết các FTA đã mang lại nhiều thuận lợi tuy nhiên, năng lực cạnh tranh, hoạt động thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp hỗ trợ, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực chưa có sự cải thiện rõ rệt để tận dụng tối đa lợi ích mang lại.

Vẫn còn nhiều DN chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phương thức marketing trong thương mại quốc tế cũng như chưa chủ động kết nối với các DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Nhìn lại cả nhiệm kỳ vừa rồi, cá nhân ông thấy còn điều gì chưa thực sự hài lòng?

Đây là câu hỏi khó. Cá nhân tôi, cùng các đồng nghiệp tại Bộ Công Thương cũng như trong Chính phủ sẽ vẫn còn có điều chưa hài lòng. Một là, mặc dù chúng ta đã rất quyết liệt và tương đối đồng bộ nhưng vẫn chưa làm hết, chưa đáp ứng được hết các yêu cầu. Vẫn còn có những vấn đề trong sự phối hợp, sự đồng bộ giữa các cơ quan, nhất là giữa các bộ, ngành, các cơ quan chính phủ.

Hai là, tôi thấy đáng tiếc và day dứt câu chuyện về tổ chức, phổ biến pháp luật, tuyên truyền, hướng dẫn để hỗ trợ DN, để làm sao DN có thái độ tích cực và chủ động hơn trong bối cảnh của môi trường hội nhập. Chúng ta đã có rất nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA). Thử hỏi trong cộng đồng DN, nhất là khối DN nhỏ và vừa có bao nhiêu DN thực sự hiểu rõ và sẵn sàng cho môi trường hội nhập? Bao nhiêu DN hiểu thấu đáo và nắm được những thách thức, cơ hội từ những FTA để chủ động trong chiến lược và kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh? Việc này còn rất hạn chế, chính vì vậy, chúng ta vẫn bị động… Nguyên nhân thì còn nhiều, nhưng Bộ Công Thương sẽ rút kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa.

Cảm ơn ông.

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
5 giờ trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
5 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
5 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
6 giờ trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
6 giờ trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.454.048 VNĐ / tấn

16.38 UScents / lb

5.13 %

+ 0.80

Cacao

COCOA

212.084.180 VNĐ / tấn

8,101.00 USD / mt

1.51 %

- 124.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.686.754 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.024 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.148.573 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.005.351 VNĐ / tấn

277.40 USD / ust

0.22 %

+ 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
9 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
1 ngày trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mời chuyên gia Trung Quốc kiểm tra thực địa sầu riêng, gỡ vướng cho xuất khẩu
1 ngày trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, đã mời đoàn chuyên gia của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng vào giữa tháng 7. Đây là bước đi nhằm khôi phục đà tăng cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực này sau giai đoạn chững lại do các rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm.
Đàn lợn sắp xuất chuồng bị điện giật chết, chủ trang trại thiệt hại hàng trăm triệu đồng
1 ngày trước
Trong đêm, hệ thống điện ở trang trại bị rò rỉ khiến đàn lợn 70 con của gia đình anh Vũ Văn Thường (trú phường Quỳnh Mai, Nghệ An) bị chết, gây thiệt hại khoảng 700 triệu đồng.