‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng

1 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.

Theo NY Post, các mức thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt đã đẩy ngành nông nghiệp Mỹ vào tình trạng "khủng hoảng toàn diện". Việc Trung Quốc bất ngờ hủy hàng loạt đơn hàng đã buộc nhiều nông dân sa thải công nhân hoặc đóng cửa doanh nghiệp.

Tuần trước, Bắc Kinh đã hủy đơn đặt hàng thịt lợn lớn nhất kể từ sau đại dịch COVID-19 năm 2020, dừng lô hàng lên tới 12.000 tấn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Cùng lúc, lượng đặt mua đậu nành từ Trung Quốc cũng giảm mạnh, chỉ còn 1.800 tấn trong tuần kết thúc ngày 17/4, thấp hơn 40 lần so với mức 72.800 tấn của tuần trước đó.

Wes Shoemyer, một nông dân tại Missouri, cho biết ông lo lắng không biết các nhà xuất khẩu Mỹ có thể tìm được thị trường thay thế để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của mình hay không. “Chúng tôi vẫn trồng trọt , nhưng mọi thứ phụ thuộc vào việc có thị trường nước ngoài hay không”, Shoemyer nói.

Các mức thuế cao - 145% đối với hàng hóa Trung Quốc và 125% đối với hàng Mỹ - đã làm gián đoạn nghiêm trọng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu từ Vizion Global Ocean Bookings Tracker, số lượng tàu Trung Quốc hủy chuyến tới Mỹ đã tăng vọt, khiến lưu lượng vận tải biển từ Trung Quốc đến Mỹ giảm tới 44% so với cùng kỳ năm trước.

Peter Friedmann, Giám đốc điều hành Liên minh Vận tải Nông nghiệp (AgTC), cảnh báo tác động từ việc hủy đơn sẽ lan rộng trong toàn ngành: từ nông dân phá sản, công nhân khuân vác mất việc, đến tài xế xe tải mất tuyến hàng. "Điều này đang thực sự diễn ra", ông nhấn mạnh. "Không giống như tivi hay đồ chơi, nông sản không thể để lâu. Nếu không bán được, nó sẽ thối rữa."

Theo Friedmann, người tiêu dùng có thể sẽ thấy một đợt giảm giá thực phẩm ngắn hạn trong siêu thị, ví dụ anh đào bán với giá rẻ chỉ bằng 25% trước đây. Tuy nhiên, đó chỉ là dấu hiệu cho thấy nguồn cung dư thừa do nông dân Mỹ buộc phải "bán tháo" để cắt lỗ.

Cùng lúc, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Một công ty xuất khẩu bột giấy và bìa cứng đã bị hủy ngay 6.400 tấn hàng, trong khi 15 toa tàu khác bị mắc kẹt ở cảng, phải chịu chi phí lưu kho đắt đỏ. Công ty này còn có 9.000 tấn sản phẩm khác đang trên đường tới Trung Quốc, dự kiến cập bến ngày 13/5, và hiện lo sợ bị 'bom hàng ' ngay tại cảng.

Một nhà xuất khẩu hạt giống cỏ khác cũng cho biết họ chỉ được thông báo trước hai tuần rằng 8 lô hàng đã bị hủy, mặc dù tàu đã được đặt lịch vận chuyển.

Mất thị trường Trung Quốc sẽ là cú đánh lớn đối với nông dân Mỹ. Năm ngoái, Mỹ xuất khẩu hơn 27 tỷ USD hàng nông sản sang Trung Quốc, theo USDA. Riêng đối với đậu nành, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất thế giới, mua gần 13 tỷ USD đậu nành từ Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đã chuẩn bị cho kịch bản không còn nhập nông sản Mỹ. Zhao Chenxin, quan chức cấp cao thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, tuyên bố nước này có thể dễ dàng tìm được nguồn cung thay thế cho đậu nành, ngô và lúa miến từ các quốc gia khác. Bắc Kinh đang kỳ vọng lượng lớn hạt có dầu từ Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil.

Riêng với ngành đậu nành, các nông dân Mỹ tiếp tục chịu thiệt hại kéo dài từ cuộc chiến thương mại năm 2018 dưới thời Tổng thống Trump, khi thị phần tại Trung Quốc bị các đối thủ Brazil chiếm lấy.

Shoemyer, nông dân từ Missouri, cho biết ông đang đối mặt với rủi ro kép: mất thị trường tiêu thụ và nguy cơ không được thanh toán cho chương trình trồng cây che phủ do chính phủ tài trợ. Sau khi đầu tư 45.000 USD để trồng lúa mạch đen, lúa mì và cỏ, ông cho biết Bộ Nông nghiệp đã cắt giảm ngân sách cho Quỹ Kết quả Đất và Nước - chương trình vốn dự kiến trả tiền hỗ trợ cho các nông dân vào cuối tháng này.

"Khi không ai mua sản phẩm của bạn, bạn không chỉ cắt giảm giờ làm – bạn phải sa thải nhân công", Friedmann kết luận.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
7 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
7 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
7 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
5 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
2 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
1 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
1 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.
Thắc mắc từ vụ ca sĩ Duy Mạnh kiện Mercedes Việt Nam: "Răng chuột cắn đứt làm sao được dây điện xe ô tô?"
1 ngày trước
Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao chuột thích chui vào ô tô cắn dây điện, vật liệu dây điện ô tô làm bằng gì và lực răng của một con chuột bé nhỏ liệu có cắn hỏng được không.