Các ngân hàng trung ương toàn cầu tăng lãi suất gần 1.200 điểm cơ bản trong tháng 7

05/08/2022 10:24
Ngân hàng trung ương Canada gây bất ngờ với mức tăng 100 điểm cơ bản, cao nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển.

173.Ngân hàng trung ương nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi trên toàn cầu đã tăng lãi suất gần 1.200 điểm cơ bản chỉ tính trong tháng 7, nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống lại lạm phát ở đỉnh nhiều thập kỷ, trong đó ngân hàng trung ương Canada tạo ra bất ngờ lớn nhất với mức tăng 1%.

Các ngân hàng trung ương quản lý 5 trong số 10 đồng tiền được giao dịch nhiều nhất toàn cầu đã tăng lãi suất tổng cộng 325 điểm cơ bản so với tháng trước, góp phần nâng tổng mức tăng lãi suất của nhóm G10 lên 1.100 điểm cơ bản từ đầu năm nay.

Tuy nhiên, mức tăng trong tháng 7 thấp hơn 350 điểm cơ bản so với tháng 6.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu tăng lãi suất gần 1.200 điểm cơ bản trong tháng 7 - Ảnh 1.

Mức tăng lãi suất của nhóm 10 nước phát triển. Ảnh: Reuters.

“Giai đoạn siết chặt chính sách căng thẳng nhất có thể đã qua đi”, Christian Kopf, Trưởng bộ phận quản lý danh mục các thu nhập cố định tại Union Investment, chia sẻ với Reuters.

“Các ngân hàng trung ương phát đi tín hiệu rằng họ sẽ thận trọng với mối quyết định tăng lãi suất, tranh đưa lãi suất lên ngưỡng quá cao gây bất lợi cho nền kinh tế”, Kopf chia sẻ. Điều này cũng đã được Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell đề cập tới trong cuộc họp báo sau phiên họp của Ủy ban thị trường mở liên bang hồi tháng trước.

Tuy nhiên, tháng 7 ghi nhận nhiều quyết định bất ngờ của một số ngân hàng trung ương. Canada chính là “ngôi sao mới nổi” trong cuộc chạy đua lãi suất toàn cầu với mức tăng 1%, cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển.

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RNZ) tăng lãi suất lần thứ 6 liên tiếp đồng thời khẳng định vẫn còn dư địa cho các đợt tăng lãi suất tiếp theo nhằm sớm chặn đứng lạm phát.

Một trường hợp nổi bật khác là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Trong cuối tháng 7, cơ quan này tăng lãi suất thêm 0,75%, đồng thời củng cố quyết tâm kéo giảm lạm phát, hiện ở đỉnh hơn bốn thập kỷ, về ngưỡng mục tiêu 2%.

Ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế mới nổi, vốn kiểm soát lạm phát tốt hơn các quốc gia phát triển, cũng không đứng ngoài cuộc. 9/18 quốc gia thuộc nhóm này tăng tổng cộng 850 điểm cơ bản trong tháng 7.

Tổng cộng, các nền kinh tế mới nổi tăng lãi suất tới 5.265 điểm cơ bản tính từ đầu năm 2022, gấp gần hai lần so với mức tăng 2.745 điểm cơ bản trong cả năm 2021. 

Các ngân hàng trung ương toàn cầu tăng lãi suất gần 1.200 điểm cơ bản trong tháng 7 - Ảnh 2.

Mức tăng lãi suất của các nền kinh tế đang phát triển. Ảnh: Reuters.


“Các nền kinh tế mới nổi tỏ ra lo lắng hơn về lạm phát”, David Hauner, Chuyên gia kinh tế tới từ Bank of America, chia sẻ.

Hungary đã tăng lãi suất tổng cộng hai lần trong tháng 7, với tổng mức tăng 300 điểm cơ bản, lên ngưỡng 10,75%. Đây là lần đầu tiên lãi suất tại Hungary chạm ngưỡng hai chữ số sau gần 14 năm.

Cũng trong tháng vừa qua, Colombia và Chile tăng lãi suất lần lượt 150 và 75 điểm cơ bản.

Trường hợp đặc biệt duy nhất là Nga khi ngân hàng trung ương quốc gia này giảm lãi suất lần thứ năm trong năm nay từ ngưỡng 20% về 8%.

Áp lực lạm phát tiếp tục là “cơn đau đầu” đối với các nhà hoạch định chính sách, theo Tobias Adrian, Giám đốc bộ phận thị trường vốn và tiền tệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

“Mức gia tăng lạm phát thời gian qua gây bất ngờ cho nhiều thị trường, các ngân hàng trung ương, và triển vọng về tình hình lạm phát trong thời gian tới vẫn chứa đựng sự bất định lớn”, Adrian chia sẻ trong đầu tháng 8.

“Rủi ro lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục trong xu hướng tăng”, Adrian bình luận. Ông cũng đồng thời cảnh báo nguy cơ lạm phát trở nên cố kết và kỳ vọng lạm phát neo ở ngưỡng cao.

Tin mới

Tất tần tật về iPhone 17 Pro và 17 Pro Max: Camera đẳng cấp hay sẽ lại gây tranh cãi nhất?
17 phút trước
Những thông tin rò rỉ về các thay đổi mới trên bộ đôi iPhone 17 Pro và 17 Pro Max, hai mẫu flagship đang là tâm điểm khi ngày Apple ra mắt iPhone mới đang đến gần.
Mặt hàng Việt quen thuộc kỳ vọng thu 700 triệu đô, được Hàn, Nhật mua mạnh: Chìa khóa phát triển bền vững
2 phút trước
Năm 2025 ghi dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng mực, bạch tuộc Việt Nam sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại trong tháng 6
11 phút trước
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6 tiếp tục tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ đã chậm lại, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 5.
Hyundai Santa Fe tiếp tục 'dọn kho', giảm sốc 235 triệu đồng tại đại lý: Bản đắt nhất còn 1,13 tỷ, rẻ hơn CX-8
1 phút trước
Đây là mức giảm sâu nhất đối với dòng Hyundai Santa Fe VIN 2024 tính từ đầu năm đến nay.
Nhận tin mật rồi đột kích xưởng sản xuất quy mô lớn: Cảnh sát triệt phá đường dây pha 9.000 lít sữa giả bằng 750kg hóa chất
27 phút trước
Mạng lưới sữa giả này đã hoạt động trong thời gian dài, phân phối ra nhiều khu vực khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
5 giờ trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
23 giờ trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
1 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
2 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.