Các nhà quản lý tài sản gấp rút xây dựng danh mục đối phó lạm phát

24/02/2021 10:27
Các nhà đầu tư đang đặt ra những câu hỏi hóc búa cho các nhà quản lý tài sản do lo ngại thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi rủi ro lạm phát.

Các dấu hiệu cho thấy lạm phát đang quay trở lại khiến các nhà đầu tư lớn lo lắng.

Trong quá khứ, các giai đoạn lạm phát cao đã đè nặng lên lợi nhuận thực tế từ cổ phiếu và trái phiếu, những tài sản đã tăng mạnh trong thập kỷ qua khi áp lực lạm phát nhìn chung vẫn không giảm bớt. 

Tuy nhiên, các dự báo lạm phát hiện đang tăng lên sau khi chi tiêu của chính phủ tăng mạnh và dòng thanh khoản do các ngân hàng trung ương tung ra để đối phó với đại dịch Covid-19.

Các nhà quản lý tài sản hiện đang đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ khách hàng về rủi ro lạm phát và đang đổ xô tìm kiếm danh mục đầu tư tránh khỏi rủi ro lạm phá, điều có thể phá hỏng bữa tiệc của giới đầu tư một lần nữa. 

Michael John Lytle, giám đốc điều hành của Tabula, công ty ETF có trụ sở tại London, cho biết: “Lạm phát đang là mối lo ngại ngày càng leo thang của các nhà đầu tư.”

IMF dự báo hồi tháng 10 rằng tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm ở các nền kinh tế phát triển sẽ tăng gấp đôi từ 0,8% năm ngoái lên 1,6% vào năm 2021. Trong khi đó, Citigroup ước tính lạm phát toàn cầu sẽ tăng từ mức trung bình 2% năm ngoái lên 2,3% trong năm nay.

Diễn biến giá cả gần đây trên thị trường hàng hóa cũng cho thấy áp lực lạm phát đang gia tăng.


Dầu thô Brent đã tăng từ khoảng 20 USD/thùng vào cuối tháng 4 lên hơn 60 USD/thùng. JPMorgan Chase dự báo giá dầu thô có thể đạt 100 USD /thùng, mức chưa từng có kể từ năm 2014.

Kim loại công nghiệp quan trọng nhất của thế giới là đồng đã đạt mức cao nhất trong 8 năm với hơn 8.400 USD/tấn, tăng hơn 70% so với tháng 3 năm ngoái.

Ugo Montrucchio, người đứng đầu bộ phận đầu tư đa tài sản cho châu Âu của Schroders đang quản lý 526 tỷ bảng Anh cho biết các khách hàng của ông đang đặt “ngày càng nhiều câu hỏi về lạm phát”.

Montrucchio cho biết: “Lạm phát luôn hiện hữu trong tâm trí các nhà đầu tư tổ chức lớn nhưng đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì ít hơn”. Ông đã tăng cường phân bổ đầu tư vào hàng hóa, cổ phiếu tài chính của Mỹ và trái phiếu chính phủ ngắn hạn để bảo vệ chống lại lạm phát gia tăng.

Các nhà hoạch định chính sách đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không đối phó với lạm phát gia tăng bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi có bằng chứng rõ ràng rằng nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi bền vững sau sự gián đoạn do Covid-19 gây ra.

Theo CrossBorder Capital, một công ty tư vấn có trụ sở tại London, các ngân hàng trung ương đã bơm 6.600 tỷ USD thanh khoản vào thị trường tài chính kể từ tháng 3 khi đại dịch bùng phát nhanh chóng trên toàn cầu. Họ hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ cung cấp thêm ít nhất 5.800 tỷ USD thanh khoản nữa như các cam kết mà họ đã đưa ra.

Michael Howell, giám đốc điều hành của CrossBorder Capital cho biết: “Các ngân hàng trung ương sẵn sàng tăng cường cung cấp thanh khoản thêm nếu cần.”

Rupert Watson, người đứng đầu phân bổ tài sản tại Mercer, cho biết các chính phủ sẽ cho phép nền kinh tế của họ nóng lên để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch và điều đó cũng sẽ đẩy lạm phát lên cao.

“Nền kinh tế toàn cầu đang nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ về tài khóa và tiền tệ. Chúng tôi không kỳ vọng lạm phát sẽ tăng cao tới 5% nhưng mọi thứ không ngừng thay đổi. Chúng tôi khuyến khích khách hàng chú ý về độ nhạy lạm phát trong toàn bộ danh mục đầu tư của họ để có thể chấp nhận các kết quả có thể xảy ra,” Watson nói.

Cục Dự trữ Liên bang đã chỉ ra rằng họ không có ý định thay đổi quan điểm tiền tệ của mình cho đến khi lạm phát vượt quá mục tiêu 2% và thị trường việc làm đạt đến điểm tối ưu, mục tiêu kép không kỳ vọng được đặt trong ngắn hạn.

Các nhà đầu tư đã lưu ý đến hướng dẫn của Fed và định giá cả trong điều kiện lạm phát cao hơn lẫn sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động kinh tế vào cuối năm nay. Điều này đã khiến lợi suất tiêu chuẩn của trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ tăng từ 0,72% vào đầu tháng 9 lên khoảng 1,3%.

Tổng thống Joe Biden muốn Quốc hội thông qua dự luật kích thích tài khóa trị giá 1,9 tỷ USD để đẩy nhanh quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ khỏi đại dịch. Đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch của Biden và Lawrence Summers, người từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính thời Bill Clinton, đã cảnh báo rằng khoản chi tiêu bổ sung có thể gây ra "áp lực lạm phát thuộc loại chưa từng thấy".

Ở Mỹ, lạm phát giá tiêu dùng hàng năm chỉ ở mức 1,4% trong tháng Giêng. Nhưng những đợt tăng giá năng lượng và lương thực gần đây đã làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người tiêu dùng. Đại học Michigan đã công bố một cuộc khảo sát được theo dõi rộng rãi cho thấy người tiêu dùng cho rằng lạm phát của Mỹ sẽ đạt 3,3% trong 12 tháng tới, mức cao nhất kể từ năm 2014.

Phó giám đốc đầu tư toàn cầu của State Street Global Advisors (nhà quản lý tài sản lớn thứ ba trên thế giới), Lori Heinel cho biết các câu hỏi về lạm phát được các khách hàng đặt ra trong mọi cuộc họp từ đầu năm nay.

“Câu hỏi lớn mà các khách hàng muốn thảo luận là liệu thị trường chứng khoán có thể bị kéo xuống do lợi suất trái phiếu tăng từ áp lực lạm phát hay không. Nhưng lịch sử cho thấy lạm phát gia tăng vừa phải do hoạt động kinh tế mạnh lên có thể tốt cho cổ phiếu, ”Heinel nói.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.