Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động ở Việt Nam

31/10/2017 13:00
"Tại Nhật Bản, chúng tôi cần cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bởi trí tuệ nhân tạo và các công nghệ có thể thay thế con người khi Nhật Bản đang già hoá dân số nhưng tại Việt Nam thì việc áp dụng trí tuệ nhân tạo có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng lao động", TS. Yashiro Hiroaki, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhận định.

Trao đổi bên lề Diễn đàn "Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương", TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã đặt vấn đề cho các chuyên gia Nhật Bản về việc người máy đang thay thế lao động giá rẻ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng các nước có lợi thế về công nghệ và vốn sẽ quay trở lại đầu tư vào quốc gia của mình chứ không phải đầu tư sang các nước có lợi thế về nguồn lao động.

Bàn về vấn đề này, TS. Yashiro Hiroaki, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng: "Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là những thành tựu công nghệ mới và nó có thể dẫn đến việc chúng ta tiết kiệm được sức lao động thông qua công nghệ. Tại Nhật Bản, chúng tôi cần công nghệ này bởi lực lượng lao động hiện đang ngày càng khó khăn, trong khi dân số thì già hoá mà số lao động lại càng giảm đi".

Chính vì thế, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nơi "người máy sẽ thay thế lao động" là những gì đang diễn ra tại Nhật Bản nhưng tại các quốc gia có lực lượng lao động dồi dào như Việt Nam thì hậu quả của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động.

Bởi khi máy móc thay thế con người thì nhiều lao động với tay nghề thấp sẽ bị mất việc. Do đó, các quốc gia đang phát triển cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng lao động sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bằng những chính sách tạo cơ hội việc làm cho họ.

Nói về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Yashiro Hiroaki cho rằng: "Đây là những công nghệ 'tiết kiệm lao động' nên rất khó để tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động, vì vậy, chúng ta chỉ có thể nâng cao chất lượng nguồn lao động lên để công nhân có có thể sử dụng được các máy móc này, nhờ đó, công nhân mới được hưởng lợi từ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng quan điểm, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: "Đây là một thách thức rất lớn đối với người lao động ở không chỉ riêng Việt Nam mà tại tất cả các quốc gia trong xu thế bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0".

 TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)

TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)

Cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là cái gì xa xôi đối với các doanh nghiệp Việt Nam nữa, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng người máy vào dây chuyền sản xuất của mình. Trước kia thì chỉ có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản đầu tư robot vào chuỗi sản xuất trong ngành công nghiệp nhựa, công nghiệp lắp ráp ô tô,...nhưng đến bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng thấy lợi và đầu tư vào.

"Nhiều doanh nghiệp lắp dây chuyền tự động, robot hiện đại là lập tức "thải" ngay vài trăm công nhân. Tôi cho rằng, đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Về lâu về dài đã có dự báo là đến 86% lao động của ngành may mặc và da giày của Việt Nam sẽ mất việc trong vòng 15 năm tới", ông Doanh chia sẻ.

Vấn đề là người Việt Nam phải thay đổi tư duy và chấp nhận học suốt đời, mất việc này thì học việc mới, làm việc khác và chấp nhận thay đổi môi trường, địa điểm làm việc.

Thách thức thứ hai của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là đối với Nhà nước khi hàng triệu người lao động mất việc thì họ phải có cơ hội được học, chứ đối với nền giáo dục hiện tại thì người lao động mất việc học ở đâu, chẳng nhẽ, họ đã thất nghiệp ở tuổi 35, 40 tuổi thì không làm được gì nữa hay sao?" TS. Lê Đăng Doanh đặt vấn đề.

Vì vậy, "Nhà nước phải tìm cách phát triển, kêu gọi đầu tư, mời giảng viên, giáo sư để đào tạo những năng lực mới về ngoại ngữ, chuyên môn nhằm tạo cơ hội cho người lao động chứ không nên nhìn cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 theo hướng tiêu cực", TS. Doanh cho hay.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.