Cần tiếng nói doanh nghiệp trong sửa đổi Luật Đất đai

27/07/2020 08:59
Việc soạn thảo Luật đất đai sửa đổi, bộ luật được xem là “luật mẹ” chi phối, bao trùm nhiều luật khác có liên quan đến ngành bất động sản cần sự tham gia góp ý mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp.

Vẫn dừng ở ý định

Là đối tượng chịu sự điều chỉnh chính, trực tiếp nhưng theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam đồng thời là Chủ tịch HĐQT GP.Invest - một doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản thì dù đã nhiều lần có ý kiến tại các hội nghị, hội thảo liên quan với đại diện các bộ ngành và trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng đến nay đề xuất Ban soạn thảo Luật đất đai sửa đổi cần có tổ tư vấn là đại diện của các Hiệp hội và doanh nghiệp bất động sản vẫn dừng lại ở ý định, chưa có quyết định cụ thể.

Từ góc độ doanh nghiệp cũng như Hiệp hội nhà thầu, ông Hiệp cho rằng, thời gian qua doanh nghiệp bất động sản đã gặp phải không ít khó khăn khi phải vượt qua "thiên la địa võng" của "ma trận" các quy định chồng chéo của hơn 10 Luật liên quan, trong đó Luật đất đai có thể coi là "luật mẹ" đẻ ra phần lớn những vướng mắc.

Theo một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì hiện nay có đến 20 điểm chồng chéo trong các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đấu thầu. Những vướng mắc, xung đột này đang từng ngày tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, có khả năng phát sinh các nhũng nhiễu tiêu cực trong thực hiện dự án.

Vừa qua, việc Chính phủ và Quốc hội lùi thời gian Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang năm 2021 theo ông Hiệp cũng khiến cộng đồng doanh nghiệp có sự "hụt hẫng" nhất định khi sự bức thiết của việc này đã được đặt ra từ lâu.

"Tuy nhiên, nếu việc lùi này là để Chính phủ và các Bộ ngành có thêm thời gian nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất nội dung sửa đổi trong Luật Đất đai, khắc phục các vướng mắc, bất cập thì rất đáng để chờ" - ông Hiệp bày tỏ quan điểm.

Lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp

Đối với việc tham gia đóng góp tiếng nói của của doanh nghiệp vào việc sửa đổi Luật đất đai hiện nay, ông Hiệp cũng nhấn mạnh tâm tư "ruột gan" là rất mong Ban soạn thảo Luật đất đai sửa đổi, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vai trò chủ trì cần lắng nghe hơn nữa tiếng nói, sự tham góp từ phía doanh nghiệp cũng như thực tiễn thị trường để Luật sửa đổi sát với thực tế nhất giải quyết được tối đa những vướng mắc đã tồn tại lâu nay, gỡ khó cho doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, PGS.TS Doãn Hồng Nhung - Giảng viên cao cấp Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời là Thành viên Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, trong thời gian từ nay cho đến thời điểm trình dự án sửa đổi Luật Đất đai ra Quốc hội khóa tới là rất quan trọng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các Bộ ngành kết hợp với hoạt động thông tin truyền thông để ghi nhận thực tế, tập hợp những ý kiến đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn cả trong và ngoài nước và đông đảo doanh nghiệp, nhân dân để dự án Luật Đất đai sửa đổi thật sự "mang hơi thở của cuộc sống", đảm bảo chất lượng, tính khả thi.

Cũng theo Bà Nhung thì những điểm mà doanh nghiệp mong chờ Luật Đất đai sửa đổi sắp tới sẽ giải quyết triệt để là tình trạng chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và các Luật khác như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Du lịch...

Theo quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Nhóm chuyên gia và ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013 thì Ban soạn thảo do ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng ban. Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó trưởng ban.

Ngoài ra, có hơn 30 thành viên khác trong ban soạn thảo đến từ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan như Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Giám đốc Sở Tài nguyên các tỉnh thành phố.

Trong danh sách Ban soạn thảo, nhóm chuyên gia hiện không có đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề liên quan và doanh nghiệp.

Tin mới

Ma trận 16 xe giá 600-900 triệu đồng: Mitsubishi Destinator về Việt Nam 'chen chân' vào đâu?
7 giờ trước
Giá bán của Mitsubishi Destinator khi về Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới
6 giờ trước
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam ra mắt mẫu SUV tiết kiệm xăng: chạy full nhiên liệu 1.500 km, thách thức Mazda CX-5
4 giờ trước
Mẫu SUV mới có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 220 km và phạm vi hoạt động toàn diện là 1.500 km.
BMW X3 tăng giá hơn 300 triệu đồng nhưng vẫn rẻ hơn GLC 300, thêm cảnh báo điểm mù
4 giờ trước
Giá bán BMW X3 bất ngờ tăng sau khi ra mắt thị trường chưa đầy 2 tháng.
Điện thoại gập không còn là "đồ chơi nhà giàu": Galaxy Z Fold7 và Flip7 khiến người Việt chịu chi hơn bao giờ hết, xếp hàng từ tận 7 giờ sáng để mua máy mới
3 giờ trước
Ngày 26/7, dòng Galaxy Z series thế hệ mới chính thức mở bán tại Việt Nam, nhưng không đơn thuần là chuyện mở bán, sự kiện này cho thấy người dùng đã dần sẵn sàng nâng cấp sang điện thoại gập. Điều gì khiến hàng loạt khách hàng xếp hàng nhận máy sớm?

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 thế hệ mới 'rục rịch' đến Indonesia năm 2026, sẽ về Việt Nam nhưng muộn hơn vì lý do này
1 ngày trước
Mazda CX-5 thế hệ mới nhiều khả năng sẽ có mặt ở Indonesia vào cuối năm 2026.
Hãng Việt có 2 nhà máy ở Lạng Sơn bán xe điện giá 20 triệu, đổi pin ở trạm khắp Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng
1 ngày trước
Thay vì chờ sạc vài tiếng, người dùng chỉ mất vài phút ở trạm đổi là có pin đầy.
Người Indonesia trầm trồ vì thiết kế mạnh mẽ, đậm chất châu Âu của VinFast VF 7
1 ngày trước
“Thể thao”, “phong cách”, “tương lai”, mang đậm màu sắc châu Âu và lý tưởng dành cho gia đình là những gì khách hàng tại Indonesia mô tả về mẫu xe VF 7 ở Triển lãm Ô tô Quốc tế Gaikindo Indonesia 2025.
Ở Việt Nam có chiếc xe đi 1 km 'đánh rơi' hơn 2 triệu đồng, đi chưa tới 5.000 km đã rớt giá gần 40%
2 ngày trước
Người bán khẳng định mua chiếc xe này "tiết kiệm được rất nhiều tiền".