Cẩn trọng với việc rao bán, tìm mua drone bị rơi sau sự cố

16 giờ trước
Trên mạng xã hội, một số người đã rao bán lại drone nhặt được hoặc tìm mua bộ điều khiển để sử dụng

Tối 30-4, tại TP HCM đã có màn trình diễn 10.500 drone , chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).

Tuy nhiên, do sự cố nhiễu sóng diện rộng, hàng ngàn thiết bị bay đã bị rơi và thất lạc.

Ban tổ chức đã phát thông báo khẩn, kêu gọi người dân hỗ trợ thu hồi số drone bị rơi.

Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản cũng chia sẻ thông tin tìm kiếm, hỗ trợ trả lại drone .

Dù vậy, trên mạng xã hội, một số người đã rao bán lại drone hoặc tìm mua bộ điều khiển để sử dụng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Trương Văn Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, cho biết drone sử dụng trong chương trình thường là tài sản có giá trị lớn, có thể chứa dữ liệu riêng tư. Việc chiếm giữ, mua bán hoặc sử dụng khi nhặt được mà không trả lại có thể bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự, tùy mức độ.

Cẩn trọng với việc rao bán, tìm mua drone bị rơi sau sự cố - Ảnh 1

Nhiều drone bị rơi khi trình diễn trong đêm 30-4

Theo luật sư Trương Văn Tuấn, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình) nêu rõ người nào “sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Người vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép. 

Còn theo Điều 176 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), “người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng, hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Nếu tài sản trị giá từ 200 triệu trở lên hoặc tài sản là bảo vật quốc gia thì người vi phạm sẽ bị hình phạt tù lên đến 5 năm.

"Như vậy, người nào nhặt được drone mà không trả lại cho chủ sở hữu thì tùy theo giá trị số drone nhặt được, người đó có thể bị phạt tiền đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc hình phạt tù lên đến 5 năm" - ông Tuấn giải thích.

Bên cạnh đó, nếu biết drone là do người khác nhặt được nhưng không trả cho chủ sở hữu mà vẫn mua thì tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi này, người mua có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo điều 323 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), “người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. 

Còn người mua lại tài sản , nếu biết do người khác nhặt được nhưng không trả mà vẫn mua, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền lên đến 100 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù lên đến 15 năm...

Nếu không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì người mua lại tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

"Những người có ý định mua lại drone thì nên tìm hiểu nguồn gốc tài sản trước khi thực hiện giao dịch, tránh tình trạng vì ham mua giá rẻ và thiếu hiểu biết pháp luật mà bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự" - luật sư Tuấn khuyến cáo.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
14 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
14 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
14 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
15 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
15 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

Sau Trung Quốc, một doanh nghiệp châu Âu đe dọa 'bom hàng' của Mỹ với 300 món hàng trị giá hơn 30 tỷ USD
17 giờ trước
Một hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu đe dọa sẽ hủy đơn hàng 330 máy bay Boeing 737 MAX.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
20 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
20 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
1 ngày trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.