Cảnh báo về cuộc thâu tóm của vốn ngoại

25/01/2021 09:57
Đang có xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ của Việt Nam...

Đó là một phần khuyến nghị trong dự thảo "Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế" để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Thu hút đầu tư lớn

Báo cáo có nhiều đánh giá chi tiết, cụ thể về sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế chia sẻ ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy phát triển loại hình kinh tế này trong thời gian tới. Theo báo cáo, tuy một số loại hình kinh tế chia sẻ mới bước đầu phát triển nhưng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải trực tuyến và lưu trú khách sạn, ngoài việc tận dụng phương tiện, tài sản nhà rỗi để đưa vào kinh doanh, có một tỷ lệ đáng kể là các phương tiện, tài sản được đầu tư mới cho mục đích kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ. Theo số liệu thống kê các dự án bất động sản do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở, từ năm 2015 đến nay có khoảng trên 58.000 căn hộ officetel đã được đầu tư xây dựng thuộc trên 130 dự án.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, loại hình fintech đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT… qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp fintech… Các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam. Trong số khoảng 100 công ty P2P lending đã đi vào hoạt động chính thức và đang trong giai đoạn thử nghiệm ở Việt Nam, phần lớn là các công ty của nhà đầu tư nước ngoài (Tima, Trust Circle, Lendomo, Wecash, Interloan…).

Cảnh báo về cuộc thâu tóm của vốn ngoại - Ảnh 1.

Tuy một số loại hình kinh tế chia sẻ mới bước đầu phát triển nhưng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Và sự chi phối "có toan tính" của vốn ngoại

Báo cáo của CEIM cũng nêu hiện tượng một số mô hình kinh tế kinh tế chia sẻ có nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm và "lũng đoạn". Thậm chí các tập đoàn nước ngoài chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (như với Tiki, Sendo…). Các nhà đầu tư nước ngoài giữ vai trò dẫn dắt và chi phối các chủ thể tham gia các mô hình kinh doanh chia sẻ ở trong nước và kết nối với mạng lưới các chi nhánh khác ở nước ngoài.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại không theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.

Theo TS. Lưu Đức Khải - Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM), kinh tế chia sẻ cũng có những tác động tiêu cực, tiềm ẩn rủi ro như là huy động đầu tư quá mức; nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ trong nước, lũng đoạn và chi phối thị trường kinh tế chia sẻ; cạnh tranh không công bằng giữa kinh doanh truyền thống và kinh tế chia sẻ; kinh tế chia sẻ còn có những rủi ro về chính sách và pháp lý với các chủ thể tham gia thị trường kinh tế chia sẻ; rủi ro về công nghệ, rủi ro trong giao dịch môi trường ảo và rò rỉ thông tin; rủi ro từ những biến tướng khó lường, khó kiểm soát…

Vì vậy, nếu không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thì có thể dẫn đến hiện tượng bị nước ngoài chi phối hoàn toàn thị phần kinh tế chia sẻ trong nước. Ngoài ra, các đối tác khác của mô hình kinh tế chia sẻ khi không cập nhật được thông tin, công nghệ sẽ trở thành đối tượng yếu thế, mất việc làm… vì không theo kịp hoặc bị hình thức kinh doanh mới thống lĩnh, chiếm thị phần.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
1 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
14 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
3 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
19 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
20 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
21 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.