Câu hỏi quan trọng cho lãnh đạo trong khủng hoảng Covid: Ai sẽ là người nên ở lại nếu hoàn cảnh bắt buộc có người phải ra đi?

22/04/2020 18:01
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân cho rằng, chân dung nhân sự hậu khủng hoảng chính là người biết quản trị và sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.

Người làm lãnh đạo đặt câu hỏi “who stays” – ai sẽ là người nên ở lại nếu hoàn cảnh bắt buộc có người phải ra đi

Theo vị doanh nhân này, khi bước vào và bước qua một cơn khủng hoảng kiểu Covid -19, là khi người làm lãnh đạo đặt câu hỏi “who stays” – ai sẽ là người nên ở lại nếu hoàn cảnh bắt buộc có người phải ra đi. Câu hỏi này đặc biệt quan trọng khi nó được đặt ra trong nhóm đội ngũ cốt lõi chịu trách nhiệm vực dậy tổ chức hậu khủng hoảng.

“Tố chất thể hiện rõ nhất và chân thực nhất chân dung người ở lại là phẩm chất entrepreneurship & initiative-taking – khả năng doanh chủ và tạo ra phát kiến mới”, doanh nhân Phi Vân nhấn mạnh.

 Câu hỏi quan trọng cho lãnh đạo trong khủng hoảng Covid: Ai sẽ là người nên ở lại nếu hoàn cảnh bắt buộc có người phải ra đi? - Ảnh 1.

Theo nữ doanh nhân này, người làm thuê như làm chủ là người biết thích nghi, linh hoạt thay đổi và tìm mọi cách để giúp tổ chức, doanh nghiệp sống còn, tồn tại, tái tạo bằng một hành trình mới. Họ suy nghĩ về top line – doanh thu, bottom line – lãi lỗ, và hiểu các quyết định quản trị cần phải đưa ra để giữ cho tổ chức sống còn và phát triển. Rất ít người đi làm thuê hiểu được điều này, vì họ thiếu khả năng doanh chủ. Người hiểu và hành động như người làm chủ, dù đang làm thuê, vì vậy là chân dung nhân sự quý.

Người làm thuê như làm chủ là người có tư duy business-mindedness – tư duy làm kinh doanh nên họ hết sức sáng tạo trong cách tiếp cận tạo ra doanh thu, bằng các phát kiến tạo mới, hiệu chỉnh thị trường, mô hình kinh doanh, kênh bán hàng, sản phẩm/dịch vụ…. Bên cạnh đó, họ cũng sở hữu bộ kỹ năng cực quý, resource management – khả năng quản trị nguồn lực.

Thông thường, người làm thuê chỉ biết yêu cầu, đòi hỏi nguồn lực để thực hiện một kế hoạch nào đó. Tuy vậy, đòi nhưng không biết tận dụng, 99% là hoang phí nguồn lực, đơn giản vì đang xài đồ người khác. Nếu cũng với nguồn lực đó, nhưng là sở hữu của bản thân, có lẽ họ sẽ sử dụng rất khác, sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều, sẽ tính toán cực kỹ.

“Vì vậy, chân dung nhân sự hậu khủng hoảng của tôi, chính là người biết quản trị và sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất”, doanh nhân Nguyễn Phi Vân nhấn mạnh.

4 nguồn lực chính mà người lãnh đạo nên lưu tâm

Trong bộ kỹ năng quản trị nguồn lực có 4 nguồn lực chính mà người làm quản trị luôn lưu ý.

Management of financial resources – quản trị nguồn lực tài chính: Đây là khả năng đưa ra quyết định xài tiền như thế nào để đạt được mục tiêu, và sử dụng đồng tiền đó một cách có trách nhiệm, có tính toán, hợp lý và hiệu quả nhất.

Management of material resources – quản trị tài nguyên: Biết cần bao nhiêu và sử dụng đúng mức các tài nguyên cần thiết như máy móc, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, vv thế nào hiệu quả và tiết kiệm nhất cho một kế hoạch, dự án.

Management of personnel resources – quản trị nguồn lực nhân sự: Đây là khả năng tạo động lực, phát triển, và hướng dẫn nhân sự làm việc hiệu quả, luôn sử dụng đúng người đúng việc.

Time management – quản trị quỹ thời gian: Là khả năng quản trị quỹ thời gian của chính bản thân và của các nhân sự khác để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc.

 Câu hỏi quan trọng cho lãnh đạo trong khủng hoảng Covid: Ai sẽ là người nên ở lại nếu hoàn cảnh bắt buộc có người phải ra đi? - Ảnh 3.

Tin mới

Tất tần tật về iPhone 17 Pro và 17 Pro Max: Camera đẳng cấp hay sẽ lại gây tranh cãi nhất?
2 giờ trước
Những thông tin rò rỉ về các thay đổi mới trên bộ đôi iPhone 17 Pro và 17 Pro Max, hai mẫu flagship đang là tâm điểm khi ngày Apple ra mắt iPhone mới đang đến gần.
Mặt hàng Việt quen thuộc kỳ vọng thu 700 triệu đô, được Hàn, Nhật mua mạnh: Chìa khóa phát triển bền vững
2 giờ trước
Năm 2025 ghi dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng mực, bạch tuộc Việt Nam sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại trong tháng 6
3 giờ trước
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6 tiếp tục tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ đã chậm lại, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 5.
Hyundai Santa Fe tiếp tục 'dọn kho', giảm sốc 235 triệu đồng tại đại lý: Bản đắt nhất còn 1,13 tỷ, rẻ hơn CX-8
4 giờ trước
Đây là mức giảm sâu nhất đối với dòng Hyundai Santa Fe VIN 2024 tính từ đầu năm đến nay.
Nhận tin mật rồi đột kích xưởng sản xuất quy mô lớn: Cảnh sát triệt phá đường dây pha 9.000 lít sữa giả bằng 750kg hóa chất
4 giờ trước
Mạng lưới sữa giả này đã hoạt động trong thời gian dài, phân phối ra nhiều khu vực khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.