CEO Deloitte Việt Nam: Nhiều điểm sáng thu hút vốn ngoại vào ngành ngân hàng Việt Nam năm nay

15/04/2021 08:40
Theo đánh giá của Deloitte, M&A của ngành ngân hàng hiện nay sẽ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể còn nhiều tiềm năng tăng trưởng như tài chính tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng, thay vì việc mua nhằm mục tiêu kiểm soát và gia nhập thị trường.

Theo đánh giá của Deloitte, M&A của ngành ngân hàng hiện nay sẽ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể còn nhiều tiềm năng tăng trưởng như tài chính tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng, thay vì việc mua nhằm mục tiêu kiểm soát và gia nhập thị trường.

Theo ông Phạm Văn Thinh, Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam, năm 2020, Việt Nam là một điểm sáng với việc thực hiện thành công mục tiêu kép: phòng, chống dịch bệnh hiệu quả và phục hồi kinh tế. Trong đó, ngân hàng tiếp tục là ngành có tình hình hoạt động ổn định và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việc ký kết EVFTA và nhiều hiệp định thương mại khác hứa hẹn mở ra cơ hội cho ngân hàng Việt đón làn sóng nhà đầu tư ngoại trong dài hạn.

PV: Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng dương năm 2020, bất chấp những khó khăn bởi dịch bệnh, ông đánh giá thế nào về tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam năm vừa qua và triển vọng cho 2021?

Ông Phạm Văn Thinh – Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam: Chúng ta đã có một năm 2020 tương đối thành công. Do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, rất nhiều quốc gia đã phải đối mặt với suy giảm kinh tế, Việt Nam là một số ít nước vẫn giữ được tăng trưởng dương.

Trong bối cảnh ấy, ngành ngân hàng có một năm khá thành công trên nhiều phương diện. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng nới lỏng thận trọng, phù hợp nhằm đảm bảo thanh khoản và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Tỷ giá tiếp tục ổn định, dự trữ ngoại hối tiếp tục được bổ sung, giúp đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia và củng cố mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Mặt bằng lãi suất tiền gửi phổ biến tại các ngân hàng giảm từ 0,9 - 1,5% (ngắn hạn) và khoảng 0,6 - 1,5% (trung dài hạn) so với đầu năm; lãi suất cho vay cũng giảm nhanh, khoảng 0,5 - 2% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng năm 2020 vẫn đạt tới 12%, mặc dù vẫn thấp hơn tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2016 đạt 18,25%; năm 2017 là 18,28%; năm 2018 đạt 13,89% và năm 2019 đạt 13,65%.

Ngành ngân hàng tiếp tục thể hiện tốt vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: cung ứng các gói tín dụng lãi suất ưu đãi từ 1 - 2,5%; cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01.

Các thống kê cũng cho thấy tổng dư nợ xấu có chiều hướng tăng thêm, tiềm tàng rủi ro hệ thống ngân hàng. Mặc dù vậy, các ngân hàng vẫn duy trì được mức lãi rất tốt nhờ mặt bằng lãi suất huy động thấp.

Bước sang năm 2021, tình hình dịch bệnh ở trong nước đã và đang được kiểm soát tốt, các nước trên thế giới bắt đầu triển khai tiêm vắc xin. Với sự chuyển biến tích cực trong kiểm soát dịch bệnh, kinh tế thế giới và Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021. Tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, thúc đẩy đầu tư công cũng sẽ là một động lực lớn cho tăng trưởng của ngành ngân hàng. Tôi tin rằng, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nhà nước là 12-12.5%.

Dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, nhiều ngân hàng phải đưa ra những chiến lược kinh doanh và ứng phó với dịch bệnh, theo ông những tác động này với các thương vụ M&A ngành ngân hàng thế nào?

Cũng như các ngành khác, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng cũng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Rủi ro kinh tế toàn cầu tăng lên khiến nhà đầu tư có xu hướng tăng nắm giữ tiền mặt, các nhà đầu tư thận trọng hơn trong quyết định đầu tư. Các ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng này, việc đầu tư mở rộng ra các thị trường khác, trong đó có Việt Nam sẽ được đánh giá kỹ càng hơn. Trong khi đó, dịch bệnh khiến nợ xấu tiềm ẩn của các ngân hàng trở nên đáng lo ngại hơn.

Các giao dịch cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai do việc hạn chế đi lại, giãn cách xã hội trong thời gian bệnh dịch. Ngoài ra, một phần nguồn vốn đầu tư bị hạn chế khi các nước có truyền thống đầu tư tại Việt Nam cũng chịu tác động mạnh của dịch bệnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay khu vực Đông Nam Á.

Nợ xấu và lãi suất thấp liệu có tác động đến cổ phiếu của ngành ngân hàng?

Nợ xấu và lãi suất tín dụng thấp thông thường có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của ngân hàng. Nợ xấu tăng làm giảm chất lượng tài sản, tăng chi phí dự phòng. Trong khi đó lãi suất tín dụng thấp làm giảm thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên, lãi suất tín dụng thấp thường xảy đồng thời với việc huy động vốn với chi phí thấp, theo đó lợi nhuận của ngân hàng có thể không bị ảnh hưởng lớn.

Báo cáo tài chính năm 2020 của các ngân hàng cho thấy xu hướng tăng nợ xấu và giảm lãi suất không làm giảm lợi nhuận ngân hàng bởi lãi suất đầu vào thậm chí còn giảm nhanh hơn. Các ngân hàng cũng đã xử lý được nợ xấu của giai đoạn trước nên giai đoạn này cũng còn nhiều dư địa để xử lý vấn đề nợ xấu phát sinh.

Trên thực tế, giá cổ phiếu còn ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác ngoài các yếu tố nội tại của mỗi ngân hàng. Thời gian gần đây, giá cổ phiếu của các ngân hàng đang trong chiều hướng tăng liên tục, thậm chí một số ngân hàng còn đạt đỉnh cao mới về giá.

Việt Nam đang muốn phát triển nhanh thanh toán không dùng tiền mặt, theo ông chính sách này có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của các ngân hàng?

Thanh toán không dùng tiền chắc chắn sẽ ảnh hưởng tích cực tới các ngân hàng. Sự phát triển thanh toán không dùng tiền chắc chắn giúp ngân hàng tăng cường nguồn thu từ dịch vụ, tăng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn, cũng như giảm thiểu chi phí hoạt động của các phòng giao dịch, nhân sự, hay phương tiện rút tiền ATM truyền thống. Tuy nhiên, sự tham gia của các đơn vị trung gian thanh toán khác, hay phương tiện thay thế là tiền ảo cũng là các thách thức đe dọa vị thế của các ngân hàng. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục ở cả Việt Nam và quốc tế, và chưa có kết quả rõ ràng. Ngân hàng hiện tại vẫn đang có nhiều lợi thế do có cơ sở khách hàng, công nghệ, và khả năng quản trị rủi ro, mặc dù có nhiều hạn chế trong việc nắm bắt nhu cầu và triển khai nhanh chóng dịch vụ.Tuy nhiên, chúng ta sẽ có cơ hội chứng kiến sự thỏa hiệp của hai hệ thống và người dùng cũng như các nhà cung cấp dịch sẽ hưởng lợi từ sự phát triển này

Thực tế cho thấy là thời gian gần đây có rất nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm đến ngành ngân hàng Việt Nam, theo ông lý do dẫn tới điều này là gì và đâu là khu vực có nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất?

Việt Nam vẫn đã và đang là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế và ngành ngân hàng không nằm ngoài xu hướng đó. Sự ổn định kinh tế vĩ mô, hấp dẫn trong tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua, sức hấp dẫn đến từ thị trường gần 100 triệu dân với thu nhập ngày càng tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn… là những yếu tố khiến các nhà đầu tư không thể bỏ qua cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng có cổ đông nước ngoài đã và đang kinh doanh với kết quả rất ấn tượng. Cũng không thể không nói đến việc kiểm soát rất tốt dịch bệnh, nâng cao uy tín của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

M&A ngành ngân hàng cho đến nay đã trải qua được hơn 3 chu kỳ khác nhau từ năm 2000 đến nay. Theo đánh giá của Deloitte, M&A của ngành ngân hàng hiện nay sẽ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể còn nhiều tiềm năng tăng trưởng như tài chính tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng, thay vì việc mua nhằm mục tiêu kiểm soát và gia nhập thị trường.

Hiện nay các giới hạn về sở hữu khiến cho mức độ hấp dẫn trong việc đầu tư giảm đi, nhà đầu tư chưa có nhiều quyền kiểm soát đối với các hoạt động của ngân hàng nên khả năng các giao dịch lớn đáng kể sẽ tương đối hạn chế cho lĩnh vực ngân hàng, và sẽ tập trung vào nhóm các nhà đầu tư quỹ, tổ chức tài chính tìm kiếm lợi nhuận hoặc cơ hội tìm hiểu thị trường.

Ông dự đoán như thế nào về triển vọng phát triển M&A ngành ngân hàng Việt năm 2021?

Có nhiều yếu tố để hy vọng M&A ngành ngân hàng sẽ có nhiều điểm sáng trong năm 2021. Thứ nhất, nhu cầu về vốn của các ngân hàng Việt Nam đang còn rất lớn. Có khá nhiều ngân hàng đang xây dựng kế hoạch chào bán cổ phần, phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi các ngân hàng đang kinh doanh với hiệu quả cao, rõ ràng ngành ngân hàng Việt Nam đang có một sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư. M&A là một phương thức cho các ngân hàng nước ngoài xâm nhập thị trường, khi mà chính phủ hạn chế ban hành giấy phép thành lập ngân hàng mới.

Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong về kinh tế cũng như kiểm soát bệnh tật, điều này làm Việt Nam tiếp tục là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Với tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, hy vọng các thương vụ sẽ được tái khởi động tạo ra thị trường M&A sôi động trong thời gian còn lại của 2021.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
47 phút trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
2 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
3 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Thị trường ngày 25/4: Giá dầu và vàng quay đầu giảm, quặng sắt cao nhất 6 tuần
3 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 24/4, giá dầu và vàng quay đầu giảm, trong khi đồng, thép cây, cà phê, đường và lúa mì... đồng loạt tăng, quặng sắt cao nhất 6 tuần.
Giá USD hôm nay 25/4: Thế giới phục hồi, trong nước "hạ nhiệt"
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 25/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 25/4 hiện đang ở mức 24.264 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.051-25.477 đồng.

Tin cùng chuyên mục

Khấu hao chỉ hơn 30 triệu đồng/năm, VinFast Fadil cũ được săn đón hơn Hyundai Grand i10, Kia Morning
3 giờ trước
Sau 3 năm lăn bánh, mẫu xe hạng A của VinFast chỉ có khấu hao khoảng 100 triệu đồng, tức là chỉ hơn 30 triệu đồng/năm.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
5 giờ trước
Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.
Hà Nội đắt đỏ nhất nước: 30 triệu đồng một tháng vẫn thấy...thiếu
5 giờ trước
Mức chi tiêu vừa đủ trong một tháng của gia đình 4 người ở Hà Nội lên đến 30 triệu đồng.
Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Cuộc cách mạng tương lai
17 giờ trước
Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.