CEO Đoàn Văn Hiểu Em: ‘An Khang đã bỏ lỡ cơ hội vàng thời Covid nhưng cơ hội vàng thứ 2 đang đến’

30/05/2025 06:59
Ông Đoàn Văn Hiểu Em tin rằng cơ hội vàng thứ 2 này còn lớn hơn và có ý nghĩa nhiều hơn với ngành dược phẩm Việt Nam.

Trong một cuộc gặp chớp nhoáng bắt đầu vào lúc 7h30' ngày 28/5, ngay trước thời điểm diễn ra lễ ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử của nhà thuốc An Khang qua VNeID, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO của An Khang liên tục nói về một "cơ hội vàng" thứ 2 mà chuỗi nhà thuốc top 3 Việt Nam về quy mô không thể bỏ lỡ. 

CEO Đoàn Văn Hiểu Em: ‘An Khang đã bỏ lỡ cơ hội vàng thời Covid nhưng cơ hội vàng thứ 2 đang đến’ - Ảnh 1

TGDĐ luôn nhạy bén với những cơ hội, nhưng tôi vẫn luôn có một thắc mắc, vì sao An Khang không thể bứt phá trong giai đoạn 2018-2021 khi thị trường dược phẩm bùng nổ trong đại dịch?

An Khang gia nhập hệ sinh thái TGDĐ vào năm 2018, thời điểm mà tập đoàn đang dồn toàn lực cho các ngành kinh doanh chủ lực khác như điện thoại và điện máy – những mảng khi đó có cơ hội tăng trưởng rất lớn. Giai đoạn 2018–2019, thị trường tiêu dùng cực kỳ sôi động, người dân chi tiêu mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hệ thống. Tuy nhiên, TGDĐ chưa phân bổ sự đầu tư đáng kể cho An Khang .

Bước sang năm 2020–2021, Covid-19 bùng phát. Đây thực sự là "thời điểm vàng" đối với ngành dược phẩm khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng đột biến. Nhưng TGDĐ lúc đó là một chuỗi quá lớn nên phải đối mặt với việc chống chọi dịch bệnh, gồng mình xoay trục – từ bán hàng offline sang online – để đảm bảo vận hành liên tục cho toàn hệ thống. Ưu tiên lúc này là duy trì và bảo toàn hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Thời điểm đó đúng là cơ hội rất lớn cho nhà thuốc An Khang nhưng TGDĐ chưa thực sự tập trung.

CEO Đoàn Văn Hiểu Em: ‘An Khang đã bỏ lỡ cơ hội vàng thời Covid nhưng cơ hội vàng thứ 2 đang đến’ - Ảnh 2

Nhưng hiện tại có vẻ tình hình đã thay đổi?

Đúng vậy. Từ 14 cửa hàng ban đầu, An Khang hiện đã có hơn 300 điểm bán trên toàn quốc. Dù chưa được tập trung nguồn lực lớn, chuỗi vẫn tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, nếu so với các chuỗi lớn trong top 3, số lượng cửa hàng của An Khang vẫn chỉ bằng khoảng 1/5 đến 1/10.

Đến thời điểm hiện tại, TGDĐ thấy là cơ hội vàng thứ 2 đang xuất hiện – và lần này chúng tôi không thể bỏ lỡ. Trước đây, việc mua sắm các sản phẩm như sữa, thực phẩm chức năng chưa chuẩn chỉnh, có thể mua trên mạng xã hội, nền tảng TMĐT, thậm chí livestream, KOL, ai cũng có thể bán được hàng trong khi hàng hoá gần như không có kiểm định về chất lượng. Giờ đây, mọi thứ đang siết chặt lại, từ khâu sản xuất đến người bán, các cơ quan quản lý đã vào cuộc rất mạnh tay. Điều đó buộc những đơn vị vận hành kém chuẩn phải thay đổi hoặc rời khỏi cuộc chơi.

Trong bối cảnh đó, các chuỗi bán lẻ có kiểm soát chất lượng tốt, có hệ thống rõ ràng như An Khang sẽ được người tiêu dùng tìm đến nhiều hơn.

CEO Đoàn Văn Hiểu Em: ‘An Khang đã bỏ lỡ cơ hội vàng thời Covid nhưng cơ hội vàng thứ 2 đang đến’ - Ảnh 3

Ông từng chia sẻ An Khang đang trên đà đạt điểm hòa vốn, cụ thể ra sao?

Hiện nay An Khang đang vận hành 326 cửa hàng, doanh thu năm 2025 dự kiến đạt khoảng 2.200 tỷ đồng. Đây là con số rất đáng khích lệ với một chuỗi dược chưa được đầu tư toàn lực. Tuy nhiên, do chi phí vận hành cố định cao – từ mặt bằng, nhân sự, kiểm định đến quản lý dược sĩ – nên việc đạt lợi nhuận trên toàn chuỗi quy mô lớn vẫn là thách thức.

Mặc dù vậy, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ cho cột mốc quan trọng: đạt đểm hòa vốn tại quy mô cửa hàng ngay trong quý II/2025. Hiệu quả hoạt động từng cửa hàng đang liên tục được cải thiện, đặc biệt là sau giai đoạn tái cấu trúc 2 năm qua. Sau khi cán mốc hòa vốn, chúng tôi sẽ tính đến chuyện mở rộng quy mô trở lại. Bởi với số lượng cửa hàng hiện nay, một số chi phí chưa thể tối ưu hết mức.

Việc mở rộng hệ thống có những khó khăn gì?

Rất nhiều. Mở rộng chuỗi dược không đơn giản như mở điện thoại hay điện máy. Một cửa hàng thuốc đòi hỏi mặt bằng phải đạt tiêu chuẩn, phải được thiết kế lại toàn bộ theo mô hình y dược, phải có đủ điều kiện bảo quản thuốc theo quy định, xin kiểm định, thẩm định trước khi vận hành. Tất cả quy trình này kéo dài hơn hẳn các ngành bán lẻ thông thường.

Dù vậy, TGDĐ từng rất thành công trong việc mở rộng chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh. Với kinh nghiệm đó, tôi tin rằng An Khang có thể tăng tốc rất nhanh khi có "đèn xanh". Quan trọng là cơ hội phải rõ ràng – và tôi tin thời điểm này là lúc đó.

Ngành dược hiện tại có quy mô thế nào so với điện máy hay điện thoại?

Tính riêng kênh bán lẻ dược phẩm – bao gồm thuốc và thực phẩm chức năng – quy mô toàn ngành đã lên đến hơn 8 tỷ USD mỗi năm. Con số này tương đương hoặc chỉ thấp hơn một chút so với tổng quy mô ngành điện thoại và điện máy cộng lại, vốn đang dao động dưới 10 tỷ USD.

Thị trường dược hiện có hơn 60.000 nhà thuốc nhỏ lẻ. Trong khi đó, các chuỗi lớn như An Khang , Long Châu, Pharmacity dù đang tăng tốc rất nhanh nhưng tổng thị phần của các chuỗi này hiện mới chiếm dưới 15% giá trị ngành. Dư địa tăng trưởng vẫn còn rất lớn, miễn là chuỗi nào làm đúng và làm bài bản.

CEO Đoàn Văn Hiểu Em: ‘An Khang đã bỏ lỡ cơ hội vàng thời Covid nhưng cơ hội vàng thứ 2 đang đến’ - Ảnh 4

Ông đã nói rất nhiều về "cơ hội vàng" của An Khang , vậy theo ông đâu là thách thức?

Đối với tiềm lực của TGDĐ thì tôi không thấy nhiều thách thức, quan trọng là cơ hội đến chưa. Trong vòng 2 năm nay, chúng tôi gần như "án binh bất động" để tái cấu trúc, tối ưu hoá để chờ một cơ hội và thời điểm này đã đến.

Việc mở rộng phát triển 1 chuỗi, TGDĐ đã làm tốt trong quá khứ ở nhiều mảng khác nhau. Rào cản lớn nhất có lẽ là sự quyết tâm của chính mình.

CEO Đoàn Văn Hiểu Em: ‘An Khang đã bỏ lỡ cơ hội vàng thời Covid nhưng cơ hội vàng thứ 2 đang đến’ - Ảnh 5

Vấn đề nguồn gốc, chất lượng dược phẩm đang rất nóng. An Khang kiểm soát "đầu vào" như thế nào?

Toàn bộ thuốc của An Khang đều là hàng chính hãng, có nghĩa chúng tôi làm việc trực tiếp với hãng dược phẩm để mua trực tiếp – nhập từ nhà phân phối độc quyền được chỉ định của hãng đó. Chúng tôi không mua từ bên ngoài chỉ vì giá trị rẻ hơn.

Đối với sản phẩm là thực phẩm chức năng, chúng tôi đều có đội ngũ để kiểm tra nhà máy hoạt động thế nào. Hàng hoá của họ khi về An Khang đều có nguồn gốc, hoá đơn chứng từ rõ ràng. Khi có vấn đề, hãng luôn là người đứng phía sau An Khang để hỗ trợ xử lý.

Về chính sách bán hàng, đâu là điểm khác biệt của An Khang ?

Một trong những cam kết cốt lõi của chúng tôi là "không tính phí cắt liều" đối với những bệnh thông thường. Đây là điều mà An Khang đã áp dụng ngay từ ngày đầu tiên sáp nhập vào TGDĐ, chứ không phải chỉ mới phản ứng gần đây sau các vụ việc liên quan đến thuốc giả.

Khi khách hàng đến nhà thuốc , nếu chỉ cần mua vài viên thuốc trị cảm, ho hay sổ mũi, chúng tôi sẽ tính đúng giá lẻ từng viên, thay vì gộp một "liều" rồi tính giá gấp 2–3 lần như cách nhiều nơi vẫn làm. Với chúng tôi, kinh doanh là sự tử tế. Có thể lợi nhuận ngắn hạn sẽ khó khăn hơn, nhưng về dài hạn, uy tín và niềm tin khách hàng mới là giá trị bền vững nhất.

CEO Đoàn Văn Hiểu Em: ‘An Khang đã bỏ lỡ cơ hội vàng thời Covid nhưng cơ hội vàng thứ 2 đang đến’ - Ảnh 6

An Khang vừa tích hợp lên VNeID, kỳ vọng của ông là gì?

Chúng tôi xác định nếu đã đưa ứng dụng An Khang lên nền tảng quốc gia như VNeID thì nhất định phải hoạt động hiệu quả, dễ dùng và thân thiện với tất cả đối tượng người dùng. Chúng tôi gọi đây là quá trình "lúa hoá" – tức làm sao để ngay cả các ông bà ở quê cũng có thể tra cứu, đặt mua thuốc dễ dàng, không phải thao tác quá phức tạp.

Nếu tạo ra một hệ thống hiện đại mà người dân không sử dụng được thì đó là thất bại. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ thuật và vận hành để sau lễ ký kết, chỉ trong 1–2 tuần tới, người dùng có thể mua thuốc An Khang trực tiếp qua VNeID một cách mượt mà.

Xin cảm ơn ông.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
3 ngày trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
3 ngày trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
3 ngày trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
3 ngày trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.236.297.510 VNĐ / tấn

299.25 BRL / kg

0.15 %

- 0.45

Thịt gà

CHICKEN

30.613.081 VNĐ / tấn

7.41 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.941.895 VNĐ / tấn

103.22 USD / lbs

1.39 %

- 1.45

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Xúc xích không nhãn bán tràn lan ngoài chợ, bị kiểm tra lại nói 'hàng nhà làm để ăn'
3 ngày trước
Xúc xích không nhãn mác được bày bán công khai với giá dưới 5.000 đồng/cái, nhưng khi bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, người bán lại nói 'hàng nhà làm để ăn".
Loại hạt đắt đỏ bậc nhất thế giới, ở Việt Nam xưa rụng đầy gốc ít ai nhặt
3 ngày trước
Hạt thông được coi là một món đặc sản ở nhiều nơi trên thế giới. Thoạt nhìn loại quả "xấu xí" ai cũng nghĩ không ăn được, tuy nhiên những năm gần đây hạt loại quả này đang trở thành món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng.
Mặt hàng Việt Nam được Hàn Quốc nhập cực nhiều, TQ tăng mua, loạt thị trường khó tính "ào ào chốt đơn"
3 ngày trước
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc bứt phá mạnh trong việc nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.
Chỉ tốn 1.500 đồng tạo ra 1 lít sữa từ… sơn, dầu gội và urê: Cả đường dây sữa độc bị quét sạch trong 72 giờ
3 ngày trước
Đường dây tinh vi này đã bị triệt phá sau 72 giờ truy quét.