CEO Trần Hải Linh: Tham vọng của Sendo không còn là 1 tỷ USD tổng giá trị giao dịch!

15/09/2019 13:42
Theo ông Trần Hải Linh, Sendo muốn trở thành thị trường có thể xử lý giao dịch trong cả 3 lĩnh vực: sản phẩm vật chất, dịch vụ kỹ thuật số và dịch vụ tài chính cho cả người bán và người mua.

Được thành lập năm 2012 với tư cách là một phần của công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, tập đoàn FPT, Sendo là một trong những nền tảng thương mại điện tử nổi bật tại thị trường Việt Nam.

Sendo vận hành cả mô hình B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) và C2C (giao dịch giữa những người tiêu dùng với nhau). Hiện nền tảng này phục vụ hơn 300.000 người bán, 10 triệu người mua và đang tập trung phát triển ở phạm vi rộng hơn ngoài các thành phố lớn. Khoảng 2/3 đơn hàng của Sendo được đặt từ các tỉnh thành ngoài 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 8/2018, Sendo huy động được 51 triệu USD trong vòng gọi vốn series B do tập đoàn SBI của Nhật Bản dẫn đầu cùng một số nhà đầu tư khác trong đó có tập đoàn SoftBank. Theo dữ liệu của iPrice, về lưu lượng truy cập web hàng tháng, Sendo xếp thứ 4 trong số các trang thương mại điện tử tại Việt Nam trong quý II/2019, sau Shopee, Tiki và Lazada.

Mới đây, CEO và nhà đồng sáng lập Sendo, ông Trần Hải Linh đã có cuộc phỏng vấn với KrAsia về cách nền tảng này tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh qua việc khai thác các thành phố nhỏ ở Việt Nam.

Dưới đây là tóm tắt một số nội dung đáng chú ý của cuộc phỏng vấn:

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã tăng trưởng nhanh từ 20% lên 25% một năm. Sendo hiện nằm trong Top 4 về lưu lượng truy cập web hàng tháng. Ông có nghĩ điều này phản ánh tình hình thực tế không?

Lưu lượng truy cập web chắc chắn là một trong những chỉ số có liên quan nhưng không phải là tiêu chí duy nhất khi đánh giá quy mô và sự phát triển của một nền tảng thương mại điện tử. Đối với Sendo, số lượt khách hàng truy cập web chưa bao giờ là mục tiêu chính.

Một nền tảng thương mại điện tử chỉ có thể trở thành người chơi thống trị khi tạo ra giá trị thực sự cho người tiêu dùng. Việc đạt được những con số ấn tượng về lưu lượng truy cập web và tổng khối lượng hàng hóa đòi hỏi phải "đốt" rất nhiều tiền. Trong 7 năm qua, tuy luôn là một trong những người chơi hàng đầu tại sân chơi thương mại điện tử của Việt Nam nhưng chúng tôi chưa bao giờ nằm trong Top 2 hoặc 3 về tỷ lệ đốt tiền. Thay vào đó, chúng tôi luôn cố gắng hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Việt và điều này thúc đẩy sự phát triển của Sendo.

Mục tiêu của chúng tôi là mang lại trải nghiệm tốt về hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng Việt ở mọi miền đất nước. Chúng tôi có thể xây dựng một nền tảng mạnh mẽ để xử lý hàng trăm nghìn giao dịch mỗi ngày và phục vụ tổng cộng hơn 10 triệu khách hàng trong nước.

Sendo đã vạch ra một con đường khác với khác đối thủ như thế nào?

Chiến lược của chúng tôi là tập trung vào khách hàng ở tất cả các vùng miền của Việt Nam chứ không riêng thành phố lớn. Ước tính 75 triệu người Việt không sống tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, người tiêu dùng ở các tỉnh thành nhỏ sẽ khó tiếp cận các sản phẩm chất lượng và giá cả phải chăng hơn. Kinh nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra rằng khách hàng ở những khu vực này thường mua sắm do nhu cầu thực sự của họ thay vì mua chỉ vì sản phẩm được khuyến mại.

Khi mới bắt đầu năm 2012, Sendo là một trong những nền tảng thương mại điện tử đầu tiên cho phép giao hàng bằng phương pháp COD (khách nhận hàng rồi mới thanh toán) thông qua công ty giao hàng bên thứ 3 là Vietnam Post. Chúng tôi đã sớm hiểu rằng mình không thể chờ cho đến khi thanh toán điện tử phát triển đầy đủ và COD là lựa chọn tốt nhất để thuyết phục người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử nhiều hơn và giành được lòng tin của họ.

Đối với người mua lần đầu, họ sẽ có xu hướng không mua những sản phẩm giá trị cao như iPhone hay TV. Vì vậy, Sendo đã chọn tập trung vào quần áo, đồ gia dụng và phụ kiện công nghệ có mức giá từ thấp đến tầm trung để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dùng cũng như thu hút khách hàng mới.

Quan trọng hơn cả là Sendo không tính phí đối với người bán. Thay vào đó, họ có thể trả tiền để quảng cáo trên nền tảng của Sendo hoặc các kênh có thể hướng người dùng đến nền tảng.

Tại sao Sendo quyết định cung cấp thêm cả dịch vụ?

Ngoài sản phẩm, Sendo còn mạo hiểm cung cấp cả các dịch vụ kỹ thuật số như giải trí, du lịch và vận chuyển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Trong quý III/2019, chúng tôi sẽ triển khai một số dịch vụ giáo dục trực tuyến hợp tác với gần 20 đối tác để cung cấp quyền truy cập vào các khóa học trực tuyến. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đầu tư thêm vào nhiều dịch vụ khác, bao gồm cả dịch vụ tài chính.

Ông có cho rằng thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao hay vẫn còn nhiều tiềm năng?

Theo Google và Temasek, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Lĩnh vực này chiếm hơn 20% doanh số bán lẻ của Trung Quốc, 10% của Indonesia và 3% của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Sẽ có không ít bước đột phá trong thời gian tới khi người tiêu dùng có nhận thức cao hơn về thương mại điện tử và khi các dịch vụ hỗ trợ khác như logistics được cải thiện.

Ngoài ra, các công ty thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Chúng tôi tin rằng môi trường này sẽ mang lại lợi ích cho những nền tảng như Sendo.

Cách đây vài tháng, Sendo nói rằng mục tiêu là đạt 1 tỷ USD tổng giá trị giao dịch vào năm 2020. Ông có thể cho biết Sendo làm cách nào để đạt được điều đó?

Giá trị thị trường ở Việt Nam là rất lớn và mục tiêu của chúng tôi không còn là 1 tỷ USD. Chúng tôi muốn trở thành thị trường có thể xử lý giao dịch trong cả 3 lĩnh vực: Sản phẩm vật chất, dịch vụ kỹ thuật số và dịch vụ tài chính cho cả người bán và người mua. Chúng tôi muốn tăng cả số lượng giao dịch mỗi ngày và lòng trung thành của khách hàng.


Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
49 phút trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
2 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
2 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
2 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
3 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.