Chậm chân hơn Samsung ở Việt Nam, Apple đang thua thiệt vì chiến tranh thương mại

16/05/2019 10:30
Theo báo cáo của Morgan Stanley, mức thuế 25% do Trump áp đặt đối với 200 tỷ USD hàng sản xuất tại Trung Quốc có thể khiến chi phí của một chiếc iPhone XS (được bán với giá 999 USD) đội thêm 160 USD nữa.

Xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho Apple và khách hàng của họ thông qua chi phí cho iPhone bị đẩy lên và làm giá cổ phiếu giảm xuống.  

Chi phí thuế quan đối với người tiêu dùng cũng không dễ để tính toán, bởi vì mức thuế 25% mới được đánh vào các thành phần, không phải thành phẩm. (Apple AirPods và Apple Watch được miễn thuế bổ sung).

Có lẽ, nếu như cố gắng thì Apple vẫn có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự tăng giá, nhưng giá cổ phiếu thì khó có thể cứu được. Vào ngày 13/5, mối lo ngại về tranh chấp thương mại đã đẩy cổ phiếu giảm gần 6% xuống còn 186 USD, mức giảm mạnh nhất của cổ phiếu Apple kể từ năm 2013. Cổ phiếu Apple đã giảm tới 11% kể từ đầu tháng.

Các lô hàng iPhone đến Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất của Apple, đã giảm 19% số lượng xuống còn 14,6 triệu chiếc trong 3 tháng đầu năm. Thuế quan cũng có thể ảnh hưởng đến doanh số iPhone tại Trung Quốc, nơi Apple chiếm 7,4% thị trường và nơi đã chứng kiến ​​doanh số giảm 25% trong 6 tháng qua. Ngày 13/5, Trung Quốc đã công bố kế hoạch áp thuế 25% đối với 2.493 sản phẩm của Mỹ, bắt đầu từ ngày 1/6. 

Chậm chân hơn Samsung ở Việt Nam, Apple đang thua thiệt vì chiến tranh thương mại - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc ủng hộ một thỏa thuận với các quan chức thương mại Mỹ và đã tweet một cảnh báo rằng Trung Quốc không nên trả đũa - sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn! 

Căng thẳng đã tác động mạnh đến chứng khoán Mỹ, khiến cho Dow Jones mất 617 điểm khi kết thúc phiên giao dịch. Apple và Boeing là hai trong số những cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong một lưu ý nghiên cứu, Goldman Sachs cho biết cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm tăng giá tiêu dùng hơn nữa và làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Không giống như Samsung phân phối các nhà máy ở rất nhiều quốc gia khác nhau, Apple sử dụng chuỗi cung ứng của Trung Quốc cho tất cả các sản phẩm của mình, từ iPhone đến iPad và máy tính Macbook. Trong khi Apple bây giờ mới bắt đầu rục rịch tìm cách di dời các nhà máy thì Samsung đã sớm có tới 3 nhà máy ở Việt Nam - quốc gia được cho là sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chiến tranh thương mại với chi phí sản xuất thấp và một nền chính trị ổn định. Hơn nữa, các hiệp định thương mại khiến các ngành xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt hưởng lợi, trong đó có ngành công nghiệp lắp ráp chế tạo.

Chậm chân hơn Samsung ở Việt Nam, Apple đang thua thiệt vì chiến tranh thương mại - Ảnh 2.

Samsung đã có mặt ở Việt Nam từ có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD. Và nếu tính đến nay, Samsung đã đầu tư khoảng 9,5 tỷ USD vào Việt Nam kể từ năm 2007. Samsung sản xuất hơn 150 triệu điện thoại thông minh tại các nhà máy của họ ở các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. 

Samsung hiện hợp tác với 35 nhà cung cấp nội địa "cấp 1". Năm nay, họ đang tìm nguồn cung ứng để nâng lên 42 nhà cung cấp, và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 50 vào năm 2020.

Ông Trump đã kêu gọi các công ty hãy quay trở lại hoạt động ở Mỹ hoặc ít nhất chuyển đi đâu đó xa Trung Quốc. Xét về cả khoảng cách địa lý và chi phí thì Việt Nam vẫn là sự lựa chọn tốt. Nhưng các nhà phân tích cho biết, đối với Apple, việc chuyển sản xuất khỏi Hon Hai Precision Industry, một bộ phận của tập đoàn sản xuất khổng lồ FoxConn, sẽ tốn nhiều thời gian và vô cùng khó khăn. Có lẽ lần này, Apple đã chậm chân hơn Samsung ở Việt Nam rồi.

Theo Gene Munster của Loup Ventures, Apple đã xem xét chuyển một số chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Nhưng mặc dù có thể tạo ra một kế hoạch dự phòng cho các nhà cung cấp, quy trình lắp ráp cũng sẽ khó khăn hơn nhiều để nhân rộng.

"Khi Apple nghĩ về hoạt động kinh doanh của mình, họ nền nghĩ về sự gia tăng dài hạn trong 10 năm. Do đó, hợp lý nhất là họ phải có các nhà sản xuất và lắp ráp điện thoại khác mà không chỉ tập trung vào Trung Quốc".

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
12 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
55 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.