Chỉ 1 câu nói của ông Putin đã khiến giá khí đốt quay đầu giảm mạnh, châu Âu đã trở thành "con tin" của nước Nga về vấn đề năng lượng?

08/10/2021 08:19
Gần 90% nguồn cung khí đốt của châu Âu là nhập khẩu. Nga cùng với Na Uy là một trong những nguồn quan trọng nhất.

Trong những phiên gần đây, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã biến động rất mạnh. Giá tăng vọt 60% chỉ trong 2 ngày, nhưng sau đó đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Vladimir Putin cho biết nước Nga sẵn sàng hành động để giúp bình ổn thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là sẽ tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Không chỉ tại thị trường châu Âu, giá khí đốt ở Mỹ cũng giảm khoảng 8,3% sau khi chạm mốc cao nhất 12 năm chỉ 1 ngày trước đó. Giá dầu tương lai tiếp tục giảm mạnh. Những cú đảo chiều chóng vánh này diễn ra sau 1 tuần tăng giá không ngừng, qua đó nhấn mạnh một trong những đặc tính quan trọng của thị trường năng lượng: mức biến động rất mạnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành còn có 1 góc nhìn khác. Một lời cảnh báo của Mỹ đang dần trở thành sự thật: châu Âu đã trở thành "con tin" của Nga về vấn đề năng lượng.

Hiện Nga đang chờ đợi Đức thông qua đường ống dẫn khí Nord Stream 2 – dự án chạy qua biển Baltic sẽ cho phép Nga tăng mạnh lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu. Nord Stream 2 dài 1.230km, điểm đầu là thành phố cảng Vyborg của Nga và điểm cuối là thành phố Sassnitz Rugen của  Đức, dự trù cung cấp 55 tỷ mét khối khí đốt một năm cho châu Âu.

Lẽ ra dự án trị giá 11 tỷ USD phải được hoàn tất từ cuối năm 2019 nhưng vì những hiềm khích chính trị và địa chính trị, cho nên 160 km cuối cùng của đường ống này vẫn chưa xây xong. Mỹ lâu nay vẫn phản đối Nord Stream 2 với lập luận dự án ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của châu Âu, là thứ Nga có thể tận dụng để gây ức ép lên lục địa già.

Chính quyền Obama và Trump đều đạt được đồng thuận lưỡng đảng về việc phản đối Nord Stream 2. Tổng thống đương nhiệm Joe Biden cũng thông báo sẽ trừng phạt các công ty tham gia vào dự án, nhưng hồi tháng 5 vừa qua đã bãi bỏ các lệnh trừng phạt trong nỗ lực củng cố lại quan hệ với Đức. Có thể nói Đức là nước châu Âu hưởng lợi nhiều nhất từ dự án.

"Châu Âu đã trở thành con tin của Nga", Timothy Ash, chiến lược gia tại Bluebay Asset Management nhận định trong báo cáo mới đây, gọi đó là tình trạng "không thể tin nổi".

"Rõ ràng là Nga đã nắm chặt châu Âu trong tay, và châu Âu quá yếu để có thể làm gì đó", ông nói. "Trong khi mùa đông lạnh giá đang đến, châu Âu lo ngại Nga sẽ siết chặt nguồn cung hơn nữa cho đến khi Nord Stream 2 được cấp phép hoạt động".

Nhiều chuyên gia tin rằng Nga hạn chế nguồn cung cho châu Âu trong thời gian vừa qua là nhằm mục đích gây sức ép để Đức cấp phép cho Nord Stream 2. Tuy nhiên Nga bác bỏ điều này, nói rằng Nga không có bất cứ tác động nào đến cuộc khủng hoảng năng lượng mà châu Âu đang phải đối mặt. Ngược lại, Nga còn kỳ vọng Nord Stream 2 sẽ giúp hạ nhiệt thị trường.

Về phần mình, Đức vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy nước này sẽ sớm cấp phép cho dự án. Hôm 5/10, Đức khẳng định chủ đầu tư Nord Stream 2 phải chứng tỏ được rằng dự án sẽ không vi phạm luật cạnh tranh. Thậm chí Đức sẽ phạt nếu như Nord Stream 2 bắt đầu bơm khí đốt sang Đức mà chưa được phép. 

Nỗi đau đầu của châu Âu

Giá nhiên liệu tăng vọt đã trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo châu Âu. Với thực trạng gần 90% nguồn cung khí đốt của châu Âu là nhập khẩu và Nga là một trong những nguồn quan trọng nhất (cùng với Na Uy), nhiều nước đang muốn độc lập hơn về năng lượng.

Dự án Nord Stream 2 gặp phải nhiều chỉ trích ở châu Âu. Đường ống không đi qua Ukraine, do đó nước này bị thiệt hại khi không thu được khoản phí trung chuyển và rất giận dữ. Ba Lan cũng không hài lòng, cho rằng dự án chỉ nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho Nga.

Do đó vào tháng 7, Ukraine và Ba Lan đưa ra thông báo chung, khẳng định "Nord Stream 2 tạo ra cuộc khủng hoảng an ninh, khoảng hoảng lòng tin và khủng hoảng chính trị của châu Âu".

Nguồn cung khí đốt cho châu Âu cũng là vấn đề thường xuyên khiến quan hệ Mỹ - EU gặp rắc rối. Mỹ chỉ trích Đức (là nước nhập khẩu khí đốt từ Nga nhiều nhất, kể cả trước khi có Nord Stream 2) gay gắt vì hợp tác với Nga.

Giới phân tích nhận định những tranh cãi xung quanh nguồn cung khí đốt cho châu Âu giống như 1 trận chiến không tiếng súng giữa Nga và Mỹ. Cả hai đều muốn giành thị phần. Nga muốn cung cấp khí đốt tự nhiên còn Mỹ muốn cung cấp khí hóa lỏng (LNG) cho châu Âu.

Trong khi đó, thị trường năng lượng thế giới đang đứng trước 1 "cơn bão hoàn hảo" do lực cầu tăng vọt hậu Covid-19 trong khi nguồn cung lại bị thắt chặt. Tình trạng thiếu cung và những nút thắt trên chuỗi cung ứng có thể chỉ là tạm thời và sẽ sớm được giải quyết, nhưng vấn đề là mùa đông giá lạnh sắp ập đến.

Theo CNBC

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
8 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
7 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
7 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
7 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
7 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.