Chỉ 1 cơn mưa, cảnh báo nguy hiểm toàn bộ hệ thống điện Việt Namicon

"Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo từ mức 10% hiện tại tăng lên mức 30-40% thì điều gì sẽ xảy ra nếu 90% công suất bị sụt giảm trong vòng 2 ngày?"

"Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo từ mức 10% hiện tại tăng lên mức 30-40% thì điều gì sẽ xảy ra nếu 90% công suất bị sụt giảm trong vòng 2 ngày?"

 

Không có công nghệ xấu

“Cách đây 4 tháng chúng tôi đi khảo sát một dự án điện mặt trời, chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ từ khi có nắng đến lúc mưa, tổng công suất phát điện của nhà máy đó tụt 90%. Vậy hệ thống điện Việt Nam khi tỷ trọng năng lượng tái tạo từ mức 10% hiện tại tăng lên mức 30-40% thì điều gì sẽ xảy ra nếu 90% công suất bị sụt giảm trong vòng 2 ngày?”.

Đây là câu chuyện được ông Hà Đăng Sơn, Phó Giám đốc Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững mới đây.

Nếu điều này xảy ra, ông Sơn cảnh báo: “Toàn bộ hệ thống điện Việt Nam sẽ rất nguy hiểm”.

“Đây là thách thức đòi hỏi có nghiên cứu báo cáo, đánh giá chi tiết đầy đủ hơn, chúng ta không thể chỉ nói nguồn năng lượng tái tạo sạch hơn, tốt hơn. Trong khi về mặt vận hành, năng lượng tái tạo có rất nhiều nhược điểm”, ông Hà Đăng Sơn chia sẻ.

Chỉ 1 cơn mưa, cảnh báo nguy hiểm toàn bộ hệ thống điện Việt Nam
Ông Hà Đăng Sơn: Bất kỳ công nghệ năng lượng nào cũng thấy có mặt tốt, mặt xấu, kể cả điện gió, điện mặt trời.

Trong khi đó, đề cập đến nhiệt điện, ông Sơn chia sẻ một góc nhìn rất khác. Kết quả khảo sát 2 năm vừa qua với nhiệt điện than cho thấy, hiện nay các dự án nhiệt điện với công nghệ mới và được quản lý với các tiêu chuẩn ngặt nghèo đã giảm thiểu được tác động môi trường rất lớn. Thậm chí, tro xỉ than từng bị coi là nguồn ô nhiễm lại là tài nguyên được sử dụng trong nền kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, tro bay Phả Lại được dùng để xây đập thủy điện theo công nghệ bêton đầm lăn.

Đối với thủy điện, chuyên gia này cho biết xu hướng hiện nay là vẫn tăng, dù mức tăng không lớn. Tuy nhiên, tổng công suất thủy điện tích năng vừa qua tăng rất nhanh. Thủy điện có cả tốt cả xấu. Câu chuyện là chúng ta có làm tốt hay không, chứ không phải công nghệ. "Theo đánh giá của chúng tôi, không có công nghệ xấu chỉ là vấn đề làm sai, làm không đúng", ông Sơn nói.

Đúc rút lại câu chuyện, ông Sơn cho rằng: Bất kỳ công nghệ năng lượng nào cũng thấy có mặt tốt, mặt xấu, kể cả điện gió, điện mặt trời.

Áp lực phải đủ điện

Những chia sẻ của ông Hà Đăng Sơn về điện mặt trời, thủy điện, nhiệt điện cho thấy nguồn điện nào cũng có những “điểm trừ”. Việc dư luận lên tiếng về những mặt trái cũng chính là cách để các nhà đầu tư, nhà quản lý lấp những lỗ hổng, hạn chế thấp nhất các tác hại phát sinh.

Chỉ ra khiếm khuyết trong việc phát triển các nguồn điện là điều cần thiết, và tìm ra giải pháp để khắc phục chúng cũng quan trọng không kém để không triệt tiêu động lực đầu tư của các thành phần kinh tế. Bởi sau cùng, chúng ta vẫn phải dùng điện. Tăng trưởng tiêu thụ điện mỗi năm vẫn khoảng 10%, đòi hỏi hàng trăm nghìn tỷ đồng đầu tư để đất nước không lặp lại những tháng ngày tăm tối của cảnh “cắt điện luân phiên”.

Chỉ 1 cơn mưa, cảnh báo nguy hiểm toàn bộ hệ thống điện Việt Nam
Việt Nam trải qua giai đoạn bùng nổ về điện mặt trời, điện gió.

Hàng năm, Việt Nam vẫn cần bổ sung từ 5.000-6.000 MW công suất nguồn điện mới để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đáng lo ngại là mấy năm nay, không năm nào đạt mục tiêu ấy. Quy hoạch điện VII bị phá vỡ khi nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, không hẹn ngày về đích.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy: Giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng xây dựng nguồn điện bị sụt giảm đáng kể, bình quân chỉ đạt 8%/năm, trong đó giảm nhiều nhất là thủy điện (chỉ còn bình quân 5%/ năm) và nhiệt điện than (chỉ còn bình quân 10%/năm). Nguyên nhân chủ yếu là do thủy điện đã khai thác hầu hết tiềm năng, nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn về xây dựng.

Nỗi lo thiếu điện cận kề, nóng bỏng đến nỗi Thủ tướng Chính phủ không dưới 2 lần lên tiếng cảnh báo: “Nếu để thiếu điện, một số đồng chí sẽ bị mất chức”. Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương gấp rút hoàn thiện cũng đặt mục tiêu đủ điện lên hàng đầu trong bối cảnh Việt Nam phải gia tăng nhập khẩu than, khí cho phát điện, tăng cường nhập điện từ Lào và Trung Quốc.

Song song với việc phát triển nguồn điện, mỗi người dân đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại đến môi trường chỉ bằng một thao tác giản đơn: “Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng”. Không phải ngẫu nhiên, tại Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, 5 năm tới cả nước phải phấn đấu tiết mỗi năm kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ. Bởi, giảm tiêu thụ điện sẽ giúp giảm việc đốt than, đốt dầu lấy điện, giảm phát thải khí nhà kính cùng những vấn đề phát sinh khác. Điều này nằm trong tầm tay của mỗi người dân, góp phần xua đi nỗi lo thiếu điện.   

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, cho biết, cơ cấu công suất đặt nguồn điện tới năm 2030 sẽ chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than từ 34% (2020) xuống còn 27% (2030). Chúng ta chỉ tiếp tục phát triển các nhà máy nhiệt điện than đang trong quá trình triển khai xây dựng và đang chuẩn bị đầu tư.

Cùng với đó, các nguồn điện khí, đặc biệt là các nguồn điện sử dụng khí hoá lỏng sẽ được phát triển mạnh mẽ từ 15% năm 2020 lên 23% năm 2030. Điện mặt trời lên tới 14% năm 2030, điện gió tăng lên 13% năm 2030.

Lương Bằng

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
12/07/2025 08:45
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
12/07/2025 08:25
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
12/07/2025 08:10
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
12/07/2025 08:03
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
12/07/2025 08:00
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ với chia sẻ của một doanh nhân làm cà phê thật
16/06/2025 04:15
Doanh nhân Phan Minh Thông, nhà sáng lập K COFFEE, người nổi tiếng với các phát ngôn thẳng thắn về cà phê độn, tẩm gần đây thừa nhận chưa lãi
Thông tin về công ty đứng sau nhà máy sản xuất mỹ phẩm Hanayuki do chồng Đoàn Di Băng phân phối
29/05/2025 01:55
Các lô mỹ phẩm do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối đều được sản xuất tại Công ty CP nhà máy y tế EBC Đồng Nai.
Minh Nhựa chia tay Range Rover SVAutobiography sau 3 năm gắn bó, giá rao 8 tỷ tiệm cận Mercedes-Maybach S-Class
28/05/2025 08:00
Sau 3 năm sử dụng, chiếc Range Rover SVAutobiography của Minh Nhựa đã lăn bánh được khoảng 40.000 km.
Chuyên gia xe quốc tế hội tụ tại sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8"
18/05/2025 01:30
Sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8" do VinFast tổ chức ngày 17-18/5 tại TP.HCM không chỉ là dịp để người dùng trong nước trực tiếp lái thử mẫu SUV điện, mà còn là cơ hội hiếm hoi để giao lưu cùng loạt tên tuổi nổi bật trong ngành xe Đông Nam Á.