Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?

15/07/2018 18:16
Robot có thể khiến con người mất việc làm. Đó là sự thật mà các quốc gia đang phát triển có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết tình trạng này.

Theo nghiên cứu gần đây của kinh tế gia Lukas Schlogl và Andy Summer, trường King’s College (London), các nước đang phát triển cần cân nhắc đối phó với sự phát triển của tự động hóa.

Đa số chiến lược tập trung vào hỗ trợ người lao động bị thay thế bởi máy móc và chỉ vài ý tưởng được xem là có triển vọng. Các quốc gia phát triển đã áp dụng chúng nhưng có ý kiến cho rằng khó có thể làm thế đối với các quốc gia đang phát triển.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra những loại hình công việc có thể tự động hóa và dự đoán thời điểm máy móc sẽ đảm nhiệm những công việc do con người thực hiện. Rất nhiều kết quả được đưa ra nhưng giữa chúng đều có một điểm chung, đó là những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, không đòi hỏi trí tuệ cảm xúc, suy luận phức tạp hay sáng tạo thì dần dần sẽ bị thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo.

Các báo cáo từ McKinsey Global Institute và World Bank đều nhận định tự động hóa có tiềm năng phát triển tại các ngành công nghiệp và nông nghiệp cao hơn so với ngành dịch vụ - nơi đòi hỏi rất nhiều sáng tạo hoặc tương tác trực tiếp giữa người với người.

Đây thực sự là một điều đáng lo ngại khi lực lượng lao động phổ thông ở các nước đang phát triển khá nhiều, họ chủ yếu làm trong ngành nông nghiệp hoặc những việc sản xuất đơn giản. Nhiều cuộc tranh luận làm thế nào giải quyết thực trạng tự động hóa gia tăng chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề: làm sao chế ngự và làm sao để giải quyết hệ quả.

Chính phủ các nước có thể kìm hãm tự động hóa bằng các chính sách như giảm động lực – ví dụ như đánh thuế việc sử dụng robot hoặc giảm chi phí lao động thông qua cắt giảm thuế, lương tối thiểu.

Vấn đề là giảm động lực đối với tự động hóa chỉ đẩy nó từ nước này sang nước khác. Những nước đang phát triển gặp rất nhiều trở ngại khi thực hiện những biện pháp kìm hãm trên vì họ lo ngại các công ty hoặc thậm chí toàn bộ các ngành kinh tế sẽ chuyển sang khu vực nơi robot không bị phạt.

Ông Schlogl cho rằng tác động của tự động hóa có thể được cảm nhận rõ rệt bởi các ngành sử dụng nhiều lao động tại các nước đang phát triển, bất kể robot được đưa vào sử dụng ở đâu. Hàng hóa giá rẻ có thể được tạo ra bằng máy móc tại một địa điểm và được phân phối trên toàn thế giới. Một quốc gia có thể cơ giới hóa nền nông nghiệp và tràn ngập một tiểu lục địa với sản phẩm giá cả phải chăng.

Đối với cắt giảm chi phí lao động, không rõ chính xác mức lương sẽ thấp tới mức nào ở các nước đang phát triển trước khi nó trở thành vấn đề phi đạo đức.

Cách thứ hai để chính phủ đối phó với bất ổn gây ra bởi tự động hóa là ban hành những chiến lược để giải quyết hệ quả. Trong đó bao gồm đào tạo lại người lao động để họ có những kỹ năng cần thiết cho các công việc trong tương lai hoặc hỗ trợ thu nhập cho những ngưởi bị cắt giảm lương hay bị mất việc.

Thế nhưng, theo Schlogl và Summer, tái đào tạo có thể sẽ khó thực hiện ở các quốc gia đang phát triển vì họ bị hạn chế về các cơ sở giáo dục. Việc hỗ trợ thu nhập cũng sẽ rất khó để thực hiện bởi các nước này cần có một ngành dịch vụ đạt hiệu quả cao và tạo ra nguồn tiền lớn, điều mà các quốc gia đang phát triển thường không thể làm được.

Ngoài ra, cũng có vài phương án tiềm năng khác. Schlogl và Sumner đưa ra một ý tưởng gọi là thu nhập cơ bản toàn cầu và các nước đang phát triển sẽ nhận được khoản tiền này thông qua viện trợ.

Một phương án nữa là các nước đang phát triển sẽ xây dựng những ngành có khả năng chống lại cách mạng tự động hóa trong những thập kỷ tới như là chăm sóc xã hội, giáo dục, y tế, du lịch hoặc xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, đây lại là một phương án mạo hiểm, đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn mà không bảo đảm sẽ bảo vệ các nền kinh tế này trước cách mạng tự động hóa trong dài hạn.

Tin mới

Cuộc dịch chuyển âm thầm của ngành logistic trong giai đoạn TMĐT chuyển đổi
8 giờ trước
Trong khi người dùng đang "nghỉ tay" mua sắm sau loạt chiến dịch siêu sale đầu năm thì các doanh nghiệp logistic đang bước vào một cuộc điều chỉnh âm thầm: từ giao hàng đúng giờ đến gia tăng giá trị cảm xúc cho khách hàng. Không còn là câu chuyện về tốc độ, ngành giao nhận đang chuyển mình theo hướng lấy trải nghiệm người dùng làm trung tâm – đặc biệt khi phục vụ nhóm khách hàng chủ lực là người bán online.
Người Việt chuộng ô tô nhập khẩu, hàng loạt xe giảm giá kỷ lục trong tháng 5
7 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 5/2025 chứng kiến hàng loạt chương trình giảm giá sâu từ các hãng xe và đại lý, trải rộng trên nhiều phân khúc.
Đơn hàng container từ Trung Quốc đến một quốc gia tăng 300%
6 giờ trước
Cú "bắt tay" tạm dừng áp thuế quan giữa 2 quốc gia là nguyên nhân chính cho sự gia tăng này.
BMW X7 giảm giá mạnh tại đại lý, cạnh tranh GLS bằng giá chỉ từ hơn 5 tỷ đồng, riêng tiền khuyến mãi đủ mua một chiếc Ranger
5 giờ trước
Nhiều đại lý giảm giá 550-800 triệu đồng đối với BMW X7.
Piaggio tung bộ đôi Vespa Primavera và Sprint 2025 tại Việt Nam, lấy cảm hứng từ Vespa cổ
5 giờ trước
Vespa Primavera tiêu chuẩn có giá bán từ 80 triệu đồng trong khi bản Sprint là từ 82,4 triệu đồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.728.016 VNĐ / tấn

172.40 JPY / kg

1.71 %

- 3.00

Đường

SUGAR

10.090.475 VNĐ / tấn

17.65 UScents / lb

0.11 %

- 0.02

Cacao

COCOA

277.677.714 VNĐ / tấn

10,708.00 USD / mt

4.40 %

+ 451.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.003.835 VNĐ / tấn

374.33 UScents / lb

2.22 %

- 8.48

Gạo

RICE

15.191 VNĐ / tấn

12.88 USD / CWT

0.27 %

- 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

10.017.105 VNĐ / tấn

1,051.30 UScents / bu

0.01 %

+ 0.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.426.834 VNĐ / tấn

294.80 USD / ust

0.54 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ đằng sau hơn 500 phiên livestream hàng Việt kỷ lục, 77.000 đơn hàng và 1,2 triệu lượt tiếp cận
8 giờ trước
Việc đưa các nông sản và hàng hoá Việt lên sóng livestream đã và đang góp phần tạo dựng thương hiệu quốc gia và phát triển nền kinh tế bền vững.
Giới "sành ăn" săn lùng giống quả mới: Mùi thơm quyến rũ, hương vị đặc biệt không thể lẫn vào đâu được
11 giờ trước
Một số người mô tả hương vị này như "rượu mulberry" hoặc "rượu vang trái cây", mang lại cảm giác "say".
Mỹ săn hàng nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam với giá đắt đỏ: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
14 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Lý do Việt Nam phải chi hàng chục triệu USD nhập khẩu hồ tiêu mỗi tháng
16 giờ trước
Việt Nam từ lâu đã được mệnh danh là "vương quốc hồ tiêu" khi chiếm khoảng 40% sản lượng và gần 55% kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam đang phải chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu mỗi tháng.