Chính phủ yêu cầu: Giảm giá xăng dầu theo giá thị trường; không tăng giá điện và các dịch vụ công trong thời gian tới

05/02/2020 21:29
Chính phủ cũng yêu cầu theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá cả thị trường nhằm có những giải pháp phù hợp hạn chế sự tăng bất thường của giá cả; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá.

Chiều 5/2, buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020 diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp do Thủ tướng chủ trì trước đó, Chính phủ dành nhiều thời gian thảo luận về phòng chống dịch nCoV; công tác triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác trong thời gian tới, kể cả đánh giá tác động của dịch nCoV gây ra đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; công tác xây dựng thể chế…

Về công tác phòng chống dịch nCoV, các thành viên Chính phủ đánh giá các bộ, ngành, địa phương trong thời gian ngắn đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch nCoV. Đây là lần đầu tiên chưa có trong tiền lệ đối với việc công bố dịch ở Việt Nam. Nhiều biện pháp chúng ta đang áp dụng hiện nay mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị. Tinh thần là chúng ta chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Tuy nhiên, diễn biến dịch nCoV đến thời điểm này là rất phức tạp, được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đời sống của Nhân dân, cũng như tác động mạnh đến mọi mặt KT-XH như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch… Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, lơ là; cũng không được hoang mang, dao động.. Quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như "chống giặc"; Công văn 79-CV/TW của Ban Bí thư yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để phòng, chống dịch. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành nhận diện đúng các khó khăn, thách thức, dự báo các tình huống có thể xảy ra; đề xuất và kiến nghị các giải pháp vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế với mục tiêu phấn đấu hoàn thành toàn diện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ xác định: Việc chống dịch nCoV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay nhưng chúng ta tuyệt đối không được lơ là việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra; phải chủ động để giữ được nhịp độ phát triển. Đồng thời, sau khi kiểm soát, dập dịch thành công phải tập trung để khôi phục sản xuất, bảo đảm cung cầu, giá cả hàng hóa, đời sống nhân dân và thực hiện linh hoạt các chính sách, giải pháp để kích thích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Chính phủ tiếp tục khẳng định nhất quán tinh thần bàn tiến không bàn lùi, không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng mà phấn đấu ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm; mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho phát triển bền vững; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng. 

Chúng ta phải điều hành, vận dụng linh hoạt các chính sách kinh tế vĩ mô để ứng phó kịp thời với những diễn biến bất lợi từ dịch nCoV. Đồng thời, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ lạm phát theo kịch bản đã đề ra từ đầu năm; trong đó tập trung giảm giá thịt lợn về mức bình thường. Theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá cả thị trường nhằm có những giải pháp phù hợp hạn chế sự tăng bất thường của giá cả; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá. Với tình hình phức tạp như hiện nay, yêu cầu giảm giá xăng dầu theo giá thị trường; không tăng giá điện và các dịch vụ công trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất xứ...

Công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách cần được đặc biệt chú trọng và phải coi là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của năm 2020. Cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển KTXH thì cần phải sửa đổi, bổ sung ngay, không được chậm trễ.

Trong năm 2020, chúng ta cần triển khai mạnh mẽ chủ trương hội nhập quốc tế, trong đó nâng cao hiệu quả tham gia, chủ động, tích cực đóng góp vào xây dựng, định hình các tổ chức, diễn đàn đa phương, trọng tâm đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Một nhiệm vụ rất quan trọng của năm 2020, các bộ, ngành và địa phương cần chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Tập trung tổng kết và xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025 của cả nước, cũng như của từng ngành, địa phương.

Tin mới

Phương Nam oi bức, dừa trái, mía cây cháy hàng
10 giờ trước
Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua khiến nhu cầu thưởng thức trái cây và nước giải nhiệt tại TP.HCM tăng cao, giá một số loại cũng tăng gấp đôi so với ngày thường.
Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024: Thúc đẩy phát triển kinh tế số
27 phút trước
Sáng nay 16/4/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ phát động Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ Bảy - Vietnam Digital Awards năm 2024 (VDA 2024).
Cập nhật giá vàng hôm nay 16/4: "Nóng" đấu thầu vàng, xuất hiện đề xuất lạ "Ngân hàng Nhà nước nên mua vàng"
45 phút trước
Cập nhật giá vàng hôm nay: Giá vàng thế giới "lên đỉnh" kỷ lục trên 2.400 USD/ounce, trong khi đó, giá vàng trong nước có phần chững lại, thậm chí "hạ giá" trước thông tin về đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc tổ chức đầu thầu vàng sau 11 năm, đang nhận được các ý kiến trái chiều.
Điểm tên những "ông lớn" bắt tay Tập đoàn Thuận An trúng thầu "khủng" tại các tỉnh thành
2 giờ trước
Để tham gia các gói thầu lớn tới nhỏ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, Tập đoàn Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng đã "bắt tay" với một số nhà thầu thi công xây dựng với vai trò liên danh như Vinaconex, tập đoàn Đạt Phương, tổng công ty Trường Sơn...
Hé mở về doanh nghiệp phải nộp lại hơn 2.300 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bà Trương Mỹ Lan
2 giờ trước
Liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát, tòa án buộc Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát phải nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Tin cùng chuyên mục

Hai công trình nuôi chim yến không đúng quy hoạch vẫn tồn tại ở Long An
4 giờ trước
Sở Xây dựng Long An vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời buộc tháo dỡ hai công trình nuôi chim yến không đúng quy hoạch trên địa bàn.
Quảng Trị: Vẽ dự án “màu hồng” và đem đất được giao đi “cắm” ngân hàng
5 giờ trước
Công ty TNHH MTV Hoàng Khang đã “vẽ” ra viễn cảnh vô cùng tốt đẹp về dự án cụm công nghiệp Đông Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Thế nhưng, sau khi bị phát hiện khai thác titan trái phép vào năm 2012, dự án này dường như “bất động” và sổ đỏ do UBND tỉnh cấp cho công ty làm dự án đang bị “cắm” ở ngân hàng.
Điện mái nhà tự sản, tự tiêu: Bộ Công Thương nói phát triển không giới hạn, nhưng chỉ mua giá 0 đồng
5 giờ trước
Bộ Công Thương vừa công bố bản dự thảo lần 1 Nghị định về quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mái nhà tự sản, tự tiêu nhưng chỉ mua với giá 0 đồng.
Nhân viên nhà hàng bất ngờ, phấn khích khi Tim Cook xuất hiện
5 giờ trước
Khi nhận ra vị khách đặc biệt đặt bàn từ cách đó khá lâu là Tim Cook, CEO của Apple, cả nhân viên và quản lý của nhà hàng Madam Hiền (Hà Nội) đều bất ngờ, sửng sốt.