Chính sách về giá thép thế giới đầu năm 2021 được điều chỉnh như thế nào?

03/01/2021 18:44
Giá thép toàn cầu, từ thép nguyên liệu đến thép bán thành phẩm và thép thành phẩm, đều tăng mạnh kể từ cuối tháng 10/2020, buộc các nhà sản xuất thép ở khắp nơi trên thế giới, từ Nhật Bản tới Trung Quốc, SNG, Nga, Ấn Độ, Ai Cập… đều phải đã và đang điều chỉnh giá bán sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia trong ngành, giá tăng do sự mất cân đối về cung/cầu (tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất thấp, tại Trung Quốc chỉ ở mức 80%; một số nơi khác bị gián đoạn do dịch bệnh) và giá quặng sắt tăng cao.

Chỉ số giá thép phế HMS 1&2 (80:20) Bắc Âu do Fastmarkets’ theo dõi trung tuần tháng 12/2020 là 420,39 USD/tấn, tăng gần 135 USD/tấn so với mức 285,53 USD/tấn ngày 22/10/2020. Chỉ số giá phôi thép hàng ngày trong cùng khoảng thời gian đó (phôi SNG, fob Biển Đen) cũng tăng 139 USD/tấn, từ 406 USD/tấn lên 545 USD/tấn. Trong khi đó, chỉ số giá thép cuộn cán nóng - HRC (fob cảng biển chính của Trung Quốc) tăng 130 USD/tấn, từ 512,83 USD/tấn lên 642,79 USD/tấn.

Chuyên gia về thép Abu Bucker Husain của Metalbulletin cho biết, chi phí sản xuất thép HRC hiện lên tới 473,38 USD/tấn, và cho biết giá hiện tại là khoảng 700 USD/tấn và giá bán cần được điều chỉnh tăng trong thời gian tới.

Trên thực tế, các "ông lớn" ngành thép từ cuối năm 2020 đã rục rịch nâng giá thép bán trong năm 2021. Cụ thể như sau:

Tokyo Steel tăng giá sản phẩm thép thêm 16%

Hãng sản xuất thép lò điện hồ quang hàng đầu Nhật Bản, Tokyo Steel, ngày 21/12 cũng thông báo nâng giá tất cả các sản phẩm thép của mình từ tháng 1/2021 thêm 10.000 JPY (97 USD)/tấn, do mặt bằng giá thép đang tăng và tồn kho của công ty giảm. Trước đó, tháng 12/2020, Tokyo Steel đã nâng giá một số sản phẩm thép trong đó có thép dầm hình chữ H, thêm 3,3%.

Lần nâng gía trong tháng 1/2021 này, thép thép cây sẽ tăng 16% lên 73.000 JPY/tấn, trong khi thép cọc ván hình chữ U tăng 11% lên 105.000 JPY/tấn, thép dầm hình chữ H tăng 12% lên 93.000 JPY/tấn.

Bảng giá của Tokyo Steel được các đối thủ khác ở Châu Á như Posco và Hyundai Steel của Hàn Quốc và Baoshan Iron & Steel Co Ltd (Baosteel) của Trung Quốc..theo dõi chặt chẽ..

Tokyo Steel cho biết, giá các sản phẩm thép ở nước ngoài đã tăng mạnh do nguồn cung thiếu hụt trong khi giá nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh buộc các nhà sản xuất thép phải tăng giá.

Thị trường nội địa của Nhật Bản cũng đang trong tình trạng nguồn cung khan hiếm, trong khi hoạt động xây dựng bắt đầu cải thiện, và lượng thép tấm dự trữ giảm sút.

Baoshan (Trung Quốc) nâng giá thép kể từ tháng 1/2021

Baoshan Iron & Steel Co (Baoshan Steel) thuộc Tập đoàn thép Baowu (Trung Quốc) ngày 9/12 đã thông báo tăng giá niêm yết đối với thép HRC thêm 400 CNY (61 USD)/tấn đối với các đơn hàng giao dịch kể từ tháng 1/2021, phù hợp với xu hướng giá thép HRC cả ở Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới gần đây đều tăng nhanh.

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp Baoshan nâng giá thép. Lần gần đây nhất là tháng 12/2020 đã nâng giá thêm100 CNY/tấn.

Một số nhà kinh doanh thép ở Trung Quốc cho biết, nhu cầu các sản phẩm thép tại Trung Quốc hiện rất mạnh, trong đó có HRC; nhu cầu ở nước ngoài cũng đang hồi phục, trong khi nguồn cung chưa bắt kịp khiến giá tăng lên. Giá thép tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2018.

Tồn trữ thép HRC tại Trung Quốc hiện rất thấp. Tính đến 9/12/2020, tồn trữ loại thép này ở các kho hàng của 33 thành phố Trung Quốc giảm 522.000 tấn so với một tháng trước đó, chỉ còn 2,2 triệu tấn, mặc dù con số đó vẫn cao hơn 422.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Mysteel.

Tồn trữ thép tại 37 nhà máy do Mysteel khảo sát cho thấy đã giảm 91.400 tấn ở thời điểm 2/12, còn 935.500 tấn.

Không chỉ HRC, Baoshan Steel nâng giá tất cả các sản phẩm thép chủ chốt của mình kể từ tháng này, với mức tăng từ 300 đến 800 CNY/tấn.

Ngành thép Ấn Độ viết thư xin Thủ tướng Modi ủng hộ việc tăng giá thép và đề nghị cấm xuất khẩu quặng sắt trong vòng 6 tháng

Thông tin từ trang Theprint ngày 29/12 cho biết, Hiệp hội thép Ấn Độ đã gửi thư tới Thủ tướng

Narendra Modi, giải thích rằng giá thép trên thị trường trong nước tăng là do chi phí nguyên liệu tăng cao, và đề nghị Chính phủ cấm xuất khẩu quặng sắt trong vòng 6 tháng.

Trên thị trường Ấn Độ, giá thép HRC đã tăng lên 52.000 rupee/tấn vào tháng 11/2020 so với 37.400 INR/tấn hồi tháng 7/2020; thép cây dùng trong lĩnh vực xây dựng cũng đã lên tới 50.000 INR/tấn.

Trong thư, Tổng thư ký Hiệp hội, Bhaskar Chatterjee, viết: "Do sự thiếu hụt thép tạm thời sau giai đoạn gián đoạn hoạt động vì Covid-19, giá thép quốc tế đã tăng lên hơn 750 USD / tấn từ mức đáy 397 USD/tấn hồi đầu năm. Vì Ấn Độ là nền kinh tế mở nên giá thép cũng tăng theo giá thế giới". Ông cũng đề cập đến việc giá quặng sắt đã tăng hơn gấp đôi từ 1.960 INR lên 4.160 INR/tấn trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 12/2020.

Sản lượng quặng sắt Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4 -10/2020 đạt 92,08 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh hơn, thêm 70,3% lên 29,2 triệu tấn trong nửa đầu tài khóa hiện tại.

Tham khảo: Reuters, Mysteel, Theprint

Tin mới

Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
32 phút trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
Đây là chiếc Vespa điện phiên bản giới hạn toàn cầu: Giá đắt ngang xe hơi nhưng có tiền cũng khó mà mua!
32 phút trước
Chiếc xe máy chạy điện hoàn toàn Vespa Electtrica đã được "độ" lại sang xịn đến từng chi tiết bởi hãng độ Mansory nổi tiếng. Đáng chú ý hơn, phiên bản Vespa đặc biệt này chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 99 chiếc.
Thị trường ngày 27/4: Giá dầu và vàng tiếp đà tăng, đồng cao nhất 2 năm
37 phút trước
Chốt phiên giao dịch ngày 26/4, giá dầu, vàng và sắt thép tiếp đà tăng, đồng cao nhất 2 năm, lúa mì cao nhất hơn 3 tháng, trong khi khí tự nhiên, cao su, ca cao, đường, cà phê, ngô và đậu tương... đồng loạt giảm.
Giá USD hôm nay 27/4: Đồng bạc xanh bất ngờ tăng vọt trở lại
40 phút trước
Giá USD hôm nay 27/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 22/4 đến ngày 26/4 giảm từ 24.272 xuống mức 24.246 VND/USD, giảm 26 đồng so với đầu tuần.
Rolls-Royce Ghost 11 năm tuổi độ kit như bản 2024: Rao bán 10 tỷ đồng nhưng có điểm dễ khiến khách đặt câu hỏi
42 phút trước
Chiếc Rolls-Royce Ghost này là lựa chọn dành cho những dân chơi muốn sở hữu xe sang Anh Quốc nhưng ngân sách còn hạn hẹp để mua phiên bản mới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.857.185 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.153.797 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.083.469 VNĐ / tấn

229.10 UScents / lb

-1.15 %

- -2.66

Đậu nành

SOYBEANS

10.801.926 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.621.635 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.471.335 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long nghịch vụ tăng giá
6 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
13 giờ trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".
Ngành phân bón có hưởng lợi khi giá cà phê, nông sản cùng “nắm tay” tăng sốc?
15 giờ trước
Giá cà phê lập kỷ lục, giá lúa gạo vẫn giữ ở mức cao, tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thuận lợi khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng vọt.
Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
1 ngày trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.