Chủ tịch Masan Consumer: "Dù muốn hay không, 1 ngày nào đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ dẫn đầu ngành tiêu dùng"

25/04/2018 08:44
Đối với những mặt hàng mới, dù tiềm năng đó, có chiến lược đó, nhưng rủi ro cạnh tranh với những "tay chơi đáng gờm" hiện tại không phải dễ dàng!

Tại ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, MCH) diễn ra chiều ngày 24/4, Chủ tịch Trương Công Thắng cho biết từ năm 2019 trở đi Công ty sẽ tham gia vào các lĩnh vực khác như: Sản phẩm chăm sóc cá nhân, dược phẩm, sữa.

Tuy nhiên, sau một năm 2017 không mấy khả quan, những chiến lược mới của Masan Consumer nhưng với thị trường không hề mới, thậm chí đối thủ cạnh tranh tại thị trường sữa, dược... đã rất nhiều và rất mạnh, đơn cử có Unilever. Liệu Masan Consumer sẽ tồn tại như thế nào?

Trả lời điều này, ông Thắng cho biết MCH hiện đang đứng thứ 2 về thị phần mảng tiêu dùng với mức tăng trưởng ổn định hàng năm, song Công ty chưa bao giờ thấy thỏa mãn. Cùng với đó, một nguyên nhân khiến MCH đẩy mạnh thị trường là do dự báo dư địa tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt Nam trên sân nhà còn nhiều. Bởi, "Dù muốn hay không, 1 ngày nào đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ dẫn đầu ngành tiêu dùng. Vì chỉ có công ty Việt Nam mới hiểu rõ được nhu cầu người Việt Nam", người đứng đầu Công ty khẳng định.

Chiến lược để đạt tăng trưởng 25% theo Masan Consumer là… niềm tin!?

Chi tiết từng mảng, đầu tiên về cách thức để thành công trong ngành hàng sữa trước các đối thủ nặng ký như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu?

Đại diện Masan Consumer nói ngắn gọn: "Không phải vì ngành sữa lớn nhiều doanh nghiệp thành công mà MCH tham gia vào lĩnh vực này. Có 2 yếu tố để MCH chọn kinh doanh một lĩnh vực mới là (1) phù hợp với chiến lược và thế mạnh Công ty, đặc biệt (2) thị trường có cơ hội xây dựng nhãn hiệu rất lớn mà các doanh nghiệp khác chưa phát hiện ra". Và chính điều này, Masan Consumer đã mất đến 4 năm để phát hiện, xây dựng mô hình kinh doanh (bussiness model) và đi tìm kiếm cơ hội.

Tại mảng khá hot là dược phẩm, nhiều đơn vị với hệ thống phân phối và kinh nghiệm quản trị dày dặn đã sớm "tranh phần", Masan Consumer cho biết trước mắt chỉ đi vào phân khúc các sản phẩm OTC không cần kê đơn bác sĩ như dầu gió… Chiến lược của toàn Tập đoàn là M&A, tức nhắm vào đối tác có công nghệ để nhanh chóng dấn thân vào ngành hàng mới.

Tựu trung lại, vấn đáp nhiều thắc mắc về chiến lược Công ty thời gian đến tại các thị trường mới, Chủ tịch Masan Consumer luôn nhấn mạnh rất tin vào con đường đã chọn, đây cũng chính là slogan cho buổi đại hội năm nay!

Quý 1/2018 khởi sắc trở lại nhờ chiến lược bán đến người tiêu dùng

Kết thúc quý 1/2018, Masan Consumer đạt tăng trưởng doanh thu thuần hơn 78% và EBITDA 417%, theo Công ty chiến lược tập trung "bán hàng đến người tiêu dùng" bắt đầu mang lại kết quả.

Cụ thể, doanh thu thuần MCH tăng 78% lên 3.586 tỷ, tỷ lệ tăng cao một phần do kết quả cùng kỳ năm 2017 quá thấp, chỉ đạt 2.011 tỷ đồng. Phần còn lại của tăng trưởng nhờ vào tỷ lệ bán hàng đến người tiêu dùng, được tính bằng doanh thu từ nhà phân phối MCH đến các điểm bán lẻ (sell out), tăng hơn 46% cùng kỳ. Điều này theo MCH thể hiện được nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống có thương hiệu của Masan bắt đầu tăng.

EBITDA tăng hơn 417% từ mức 194 tỷ (quý 1/2017) lên 1.004 tỷ đồng trong quý 1 năm nay, chủ yếu nhờ doanh thu tăng cùng với tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần giảm nhờ chính sách giảm hàng tồn kho. Được biết, hàng tồn kho tại hệ thống phân phối trên toàn quốc đạt khoảng 2 đến 3 tuần bán hàng (so với mức hơn 2 tháng ngày trong quý 4/2016).

Một động lực khác dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận chính là chiến lược quảng cáo của Công ty, được biết trong kỳ chi phí chi cho công tác này ghi nhận tăng so với cùng kỳ.

Đây là tín hiệu tương đối tốt so với năm 2017, khi Masan Consumer ghi nhận doanh thu (13,213 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế (2,132 tỷ đồng) đều sụt giảm lần lượt là 4% và 20%.

Tham vọng với chỉ tiêu tăng đến 59% lợi nhuận 2018

Chủ tịch Masan Consumer: Dù muốn hay không, 1 ngày nào đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ dẫn đầu ngành tiêu dùng - Ảnh 1.

Một số thương hiệu quen thuộc của Masan Consumer.

Năm 2017 khó khăn là vậy, Masan Consumer vẫn tự tin đề mục tiêu doanh thu thuần 2018 tăng trưởng từ 29-40%, tương ứng con số mang về trong khoảng 17.000-18.500 tỷ, lợi nhuận sau thuế từ 3.100-3.400 tỷ đồng, tăng từ 45-59%.

Trong đó, đối với ngành hàng đồ uống, Công ty muốn tăng thêm thị phần với doanh thu dự kiến tăng từ 30-50%; riêng doanh thu các sản phẩm cà phê dự kiến sẽ tăng 15%; mảng nước tăng lực chiếm 12% thị phần vào cuối năm 2018. Ngoài ra, Công ty cho biết sẽ mở rộng ngành nước khoáng và nước với 5% thị phần đồng thời muốn gia nhập thị trường đồ uống châu Á vào quý 4/2018, mục tiêu đạt 130-150 triệu USD (tỷ lệ tăng trưởng 40-50%/năm trong vòng 5 năm tới). Trước mắt, MCH sẽ tham gia vào mảng cà phê rang xay và cà phê lon cao cấp; hoàn tất mô hình cho Café de Nam vào quý 2/2018. Đặc biệt, Công ty sẽ đẩy mạnh các sản phẩm như cà phê hòa tan để chiếm 51% thị phần.

Đối với ngành hàng gia vị, MCH dự kiến tham gia thị trường hạt nêm, xốt dầu hào, mayonnaise, gói gia vị sẵn… với doanh thu dự kiến mang về là 6.000-6.500 tỷ đồng trong năm 2018. Cũng cần nhấn mạnh, năm 2017 ngành hàng này giảm tới 11%. Chưa hết, Công ty cũng mở rộng sản phẩm từ bột mì đến gạo từ quý cuối năm, đẩy mạnh sản phẩm mì sợi cao cấp, xây dựng thêm nhãn hiệu bên cạnh Heo Cao Bồi.

Riêng mảng mì gói, Masan Consumer đang có thị phần ổn định, trong 6 tháng qua ngành hàng này còn ghi nhận tăng từ 20% lên 22%, trong khi doanh nghiệp số 1 của ngành hàng này đã giảm từ 50% xuống 37%. Theo đó, Công ty đặt mục tiêu chiếm 51% thị phần trong ngành mì gói trong vòng 3 năm, con số đến cuối năm nay là 25-30%. Chiến lược dài hơi, Công ty dự chuyển dần sang phân khúc mì cao cấp, dự nửa năm 2018 sẽ tiếp tục cho ra mắt sản phẩm mì gói mới cao cấp hơn.

Tựu trung lại, mặc dù mới chỉ hồi phục trong 3 tháng đầu năm, liệu rằng kết quả 2018 sẽ khả quan như Masan Consumer kỳ vọng. Đồng thời, đối với những mặt hàng mới, dù tiềm năng đó, có chiến lược đó, nhưng rủi ro cạnh tranh với những "tay chơi đáng gờm" hiện tại không phải dễ dàng!

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.