Chưa yên tâm về nhiệt điện than

30/07/2018 10:23
Trong lúc các nước bỏ nhiệt điện than thì Việt Nam dự định phát triển 80 nhà máy vào năm 2030. Các nhà khoa học lo ngại việc bảo đảm môi trường đối với những "quả bom" chứa tro xỉ này.

Trong bối cảnh dự án điện nguyên tử đã bị dừng, điện gió và điện mặt trời không đủ đáp ứng nhu cầu thì nhiệt điện than là sự lựa chọn cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến băn khoăn về vấn đề môi trường xung quanh nhiệt điện than, nhất là khi mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu dừng vận hành thử nghiệm tổ máy số 2 của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sau khi đốt lò thông thổi đường ống tạo cột khói khổng lồ.

Cần thiết nhưng ô nhiễm!

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất lắp đặt 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất lắp đặt 24.370 MW. Theo các tính toán, sản lượng nhiệt điện than chiếm đến 45% cơ cấu nguồn điện.

GS Trần Đình Long, chuyên gia về nhiệt điện, cho rằng một trong những lý do cần phát triển nhiệt điện than là bởi năng lượng tái tạo chưa đủ sức thay thế các nguồn truyền thống khoảng 20 năm tới vì công suất thấp, suất đầu tư rất cao và chính sách giá mua điện chưa đủ hấp dẫn. Theo tính toán, với cùng sản lượng thì suất đầu tư của các nguồn điện tái tạo cao gấp 3-4 lần so với nhiệt điện than. Trong khi đó, vẫn phải đầu tư nhiệt điện than để bảo đảm dự phòng khi không phát được điện gió và mặt trời.

Chưa yên tâm về nhiệt điện than - Ảnh 1.

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, nơi thường xảy ra các sự cố gây lo ngại tác động xấu đến môi trường Ảnh: LÊ TRƯỜNG

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng công bố số liệu cho thấy với giá điện hiện nay, ngân sách phải bù cho phát triển năng lượng tái tạo dự kiến là 46.000 tỉ đồng vào năm 2030.

PGS-TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, phân tích ưu điểm của nhiệt điện than là giá thành sản xuất thấp, chỉ khoảng 0,7 USD/KWh; vốn đầu tư không quá cao với khoảng 1.500 USD/KWh - thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân. Ngoài ra, nhiệt điện than có khả năng huy động công suất lớn nên sản lượng điện phát ra lớn và không lệ thuộc vào yếu tố tự nhiên như một số nguồn điện sạch khác.

"Tuy nhiên, nhà máy nhiệt điện đốt than sẽ thải ra môi trường rất nhiều chất, bao gồm cả chất thải rắn, chất thải nước, chất thải khí. Ngoài ra, chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường rất tốn kém; nhu cầu nước làm mát rất lớn, khoảng 80 m3/sec cho 1 nhà máy điện 1.200 MW" - ông Nghĩa nêu.

Thận trọng công nghệ Trung Quốc

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Nguyễn Minh Duệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học năng lượng thuộc Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nêu quan điểm trong phát triển nhiệt điện than, quan trọng nhất là yếu tố kỹ thuật. "Kỹ thuật hiện đại thì hiệu suất cao, suất tiêu hao than thấp. Từ đó, tránh được ô nhiễm môi trường khi phát thải nhà máy. Còn nếu có xu hướng ham rẻ thì phải đánh đổi bằng suất tiêu hao than cao, ô nhiễm lớn" - ông Duệ nói.

Cũng theo ông Duệ, trên thế giới hiện có xu thế không phát triển nhiệt điện than nữa bởi đã hết tiềm năng và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường. Còn với Việt Nam, nếu không phát triển nhiệt điện than sẽ rất khó để đáp ứng được an ninh năng lượng trong bối cảnh điện nguyên tử đã dừng; điện gió và điện mặt trời thì công suất nhỏ, phụ thuộc thời tiết. "Nhưng phát triển nhiệt điện than phải kiên quyết đặt môi trường lên hàng đầu, đầu tư công nghệ hiện đại và chấp nhận giá đắt, không mua công nghệ lạc hậu, nhất là công nghệ Trung Quốc" - ông Duệ cảnh báo.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học, một vấn đề cần lưu tâm là lượng tro bụi phát ra từ việc vận hành nhiệt điện than lại chưa được sử dụng hiệu quả do cơ chế chính sách còn chưa cụ thể. PGS-TS Trương Duy Nghĩa đánh giá: "Cái "dở" là các cấp, các ngành chưa vào cuộc đồng bộ để xử lý tro bụi thành nguyên liệu. Thậm chí, Việt Nam còn tính đến chuyện thải bỏ và chôn lấp. Đây là lãng phí rất lớn. Thực tế cho thấy những nhà máy bán được tro xỉ đều không còn tình trạng ô nhiễm môi trường".

Không có bất thường vụ đốt lò nhiệt điện Vĩnh Tân 1

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc từ ngày 20 đến 25-7, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đốt lò thông thổi đường ống lò hơi số 2 phục vụ vận hành thử nghiệm nhà máy tạo ra cột khói đen khổng lồ kèm những tiếng nổ mà dư luận nghi gây ô nhiễm môi trường.

Theo cơ quan trên, việc đốt lò tạo âm thanh lớn khi tăng áp để súc rửa đường ống. Đây là việc bình thường trong công tác vận hành của một nhà máy nhiệt điện. Việc thông thổi và vệ sinh đường ống của lò hơi là một quá trình thông thường tại bất cứ nhà máy nhiệt điện nào trước khi thực hiện thử nghiệm và vận hành.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
3 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.623.632 VNĐ / thùng

62.46 USD / bbl

0.53 %

+ 0.33

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.550.401 VNĐ / thùng

59.64 USD / bbl

0.68 %

+ 0.40

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.422.741 VNĐ / m3

3.44 USD / mmbtu

1.14 %

- 0.04

Than đá

COAL

2.534.610 VNĐ / tấn

97.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 ổn định
6 giờ trước
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 tiếp tục giữ ổn định tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
Năm nay có lo thiếu điện?
1 ngày trước
Nhiều dự án điện đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, vậy năm nay có còn mối lo thiếu điện diện rộng?
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
1 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.
Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
2 ngày trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.