Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai?

03/01/2022 07:24
Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc tới đời sống người dân và nền kinh tế trong hai năm vừa qua. Đối với ngành ngân hàng, những ảnh hưởng của dịch bệnh được thể hiện rõ nét qua 7 biểu đồ dưới đây.

Trong báo cáo triển vọng mới phát hành, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở các trung tâm kinh tế và sản xuất chính của Việt Nam làm cho nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng dẫn tới nhiều lao động mất việc làm hoặc bị giảm lương. Điều này đã làm cho nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm cũng như nợ xấu tăng lên và làm cho kết quả kinh doanh của các ngân hàng sụt giảm mạnh trong quý 3/2021.

Tuy nhiên, chính phủ đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng 10 và từng bước đưa nền kinh tế trở lại bình thường mới từ đó hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng. BVSC dự báo lợi nhuận sau thuế ngành ngân hàng tăng trưởng trong năm 2021 và 2022 lần lượt là 27,1% và 26,6%.

Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai? - Ảnh 1.

Nguồn: BVSC

Tín dụng tăng trưởng chậm trong quý 3 do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 nhưng đã khởi sắc trở lại từ tháng 10 khi Chính phủ gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội nghiệm ngặt.

Nửa cuối năm 2021, nhiều ngân hàng được nới "room" tín dụng hai lần. Trong đó, TPBank, Techcombank và MSB là ba ngân hàng có room tín dụng cao nhất lần lượt 23,4%, 22,1% và 22%.

Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai? - Ảnh 2.

Nguồn: BVSC

Dịch bệnh làm cho thu nhập người dân suy giảm cùng với đó là nền lãi suất huy động thấp làm cho tăng trưởng tiền gửi của cư dân thấp ở mức kỷ lục. Hiện tại tiền gửi cư dân vẫn chiếm 50% tổng tiền gửi do đó nếu nhu cầu tín dụng gia tăng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì các ngân hàng có thể sẽ tăng lãi suất huy động để gia tăng tiền gửi. 

Tuy nhiên mức tăng có thể sẽ không trọng yếu khi thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào và ngân hàng có thể huy động qua một số kênh khác có chi phí thấp như phát hành trái phiếu hay huy động quốc tế.

Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai? - Ảnh 3.

Nguồn: BVSC

Đại dịch Covid-19 làm gia tăng khoảng cách và thay đổi hành vi của người tiêu dùng từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt. Cùng với đó các ngân hàng cũng đẩy mạnh phát triển công nghệ, đặc biệt là eKyc đã xóa nhòa khoảng cách địa lý và giảm thiểu yêu cầu chi nhánh vật lý giúp cho người dân có thể dễ dàng mở tài khoản ngân hàng để giao dịch.

Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai? - Ảnh 4.

Nguồn: BVSC

Các ngân hàng thực hiện miễn giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4 làm cho lợi suất trên tài sản sụt giảm. Trong khi đó, chi phí vốn chỉ giảm nhẹ làm NIM suy giảm trong Quý 4. 

Cho năm 2022, BVSC cho rằng lợi suất tài sản có thể tăng nhẹ trong năm tới khi ngân hàng giảm mức hỗ trợ cũng như nhu cầu tín dụng gia tăng có thể làm lãi suất gia tăng, điều này giúp gia tăng lợi suất tài sản. Cùng với đó, nhóm phân tích dự báo chi phí vốn cũng có thể gia tăng nhẹ dẫn tới NIM ổn định trong năm 2022.

Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai? - Ảnh 5.

Nguồn: BVSC

Chính phủ đã thực hiện giãn cách xã hội nghiệm ngặt ở các trung tâm kinh tế cũng như các đa số các trung tâm sản xuất công nghiệp chính ở Việt Nam trong Quý 3. Điều này đã làm ảnh hưởng nặng nề tới các hoạt động dịch vụ cũng như sản xuất kinh doanh và có thể làm gia tăng nợ xấu trong nửa cuối năm 2021 và nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên mức diễn biến xấu đi của chất lượng tài sản là tốt hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.

Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai? - Ảnh 6.

Nguồn: BVSC

Chùm biểu đồ: Ngành ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong năm Covid thứ hai? - Ảnh 7.

Nguồn: BVSC

Tin mới

Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
7 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha mở bán: Thiết kế độc lạ, tiêu thụ chưa tới 2L/100 km xăng
6 giờ trước
Mẫu xe ga mới có thiết kế độc đáo, hướng tới nhu cầu cho phương tiện di chuyển hàng ngày trên đường phố của người dùng trẻ.
Giá xăng, dầu cùng tăng, RON 95 vượt 20.000 đồng/lít
5 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay, giá xăng tăng 190 - 210 đồng/lít.
Xe hybrid nửa đầu năm 2025: Tăng 71% so với năm ngoái, bộ đôi nhà Toyota và XL7 đua tam mã, HR-V mới ra mắt đã kịp làm nên chuyện
4 giờ trước
Bộ đôi Toyota gồm Innova Cross, Corolla Cross và Suzuki XL7 đang chia nhau 3 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số xe hybrid nửa đầu năm 2025.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
4 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
1 ngày trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
2 ngày trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
2 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
06/07/2025 11:20
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.