Chuyển dịch lớn của Viettel cùng nhiệm kỳ công đoàn lịch sử

11/04/2018 08:00
Nhiệm kỳ công đoàn 2013-2017 cũng trùng với thời gian Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thực hiện bước chuyển mình từ một nhà mạng viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ - bắt đầu một chặng đường hoàn toàn mới.

Những dấu ấn của nhiệm kỳ công đoàn lịch sử

Năm 2018 là khởi đầu của một nhiệm kỳ công đoàn mới tại Viettel. Nhìn lại chặng đường 5 năm trước đó, tại Đại hội Công đoàn lần thứ V của Viettel mới được tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng giám đốc nhận xét: “Nhờ có tinh thần lao động quên mình, quả cảm và sáng tạo, 5 năm qua, 30.000 người lao động ở Viettel đã tạo ra những điều kỳ diệu và lớn lao”.

Những thành quả dễ thấy nhất là nhiều năm liên tiếp, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận và nộp thuế lớn nhất Việt Nam. 5 năm; giữ vững vị thế số 1, và thực sự dẫn dắt ngành CNTT và viễn thông Việt Nam.

Bằng sự sáng tạo, quyết tâm, Viettel phổ cập cáp quang đến từng hộ gia đình, đưa 4G đến tận tay mỗi người ở khắp đất nước trong thời gian ngắn kỷ lục. Ông Hùng cũng chia sẻ niềm tự hào vì những người Viettel đã trực tiếp tạo ra nền tảng hạ tầng để Việt Nam sẵn sàng kết nối và gia nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chuyển dịch lớn của Viettel cùng nhiệm kỳ công đoàn lịch sử - Ảnh 1.

Trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, 5 năm, người Viettel đã mở rộng phạm vi kinh doanh của mình thêm 5 thị trường nữa, với vùng phủ dân số tăng gấp gần 3 lần so với 5 thị trường đã đầu tư suốt 7 năm trước đó. Viettel đã vào top 30 hãng viễn thông lớn nhất thế giới về số lượng người dùng.

Năm 2013, Bộ Quốc phòng mới chính thức giao nhiệm vụ cho Viettel sản xuất trang bị quân sự. Sau 5 năm, các kỹ sư Viettel đã nghiên cứu, sản xuất thành công và đưa vào hoạt động hàng loạt sản phẩm quân sự và dân sự.

Viettel đã sản xuất và đưa vào trang bị trong Quân đội hàng chục ngàn thiết bị thông tin liên lạc; hàng chục radar (trong đó có nhiều sản phẩm với tính năng ngang tầm top đầu thế giới); máy bay không người lái; hệ thống tự động hóa chỉ huy tác chiến điện tử, ...

Về sản xuất dân sự, Viettel đã sản xuất thành công thiết bị báo hiệu cứu hộ trên biển, góp phần đưa Việt Nam vào top 5 các nước Châu Á sản xuất được thiết bị này. Trong khi đó, với việc sản xuất và đưa vào vận hành hệ thống trạm BTS 4G, Viettel chính thức tham gia vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị mạng viễn thông – một lĩnh vực mà hiện trên thế giới chỉ còn có 5 nhà cung cấp.

Đặc biệt, những kỹ sư của Viettel còn tự nghiên cứu và phát triển thành công hệ thống tính cước thời gian thực vOCS 3.0, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất OCS lớn nhất thế giới.

Năm 2013, lần đầu tiên Viettel tuyên bố thay đổi khái niệm nhà mạng viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ. Viettel chính thức bắt đầu một chặng đường kinh doanh viễn thông mới khác hoàn toàn với 13 năm trước đó (từ khi Viettel bắt đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông).

Sau 5 năm, không những chuyển đổi thành công, Viettel còn trở thành đơn vị đầu ngành về an toàn thông tin, về an ninh mạng, về không gian mạng tại Việt Nam; Chính phủ công nhận Viettel là doanh nghiệp quốc phòng an ninh; Bộ Quốc phòng chính thức giao cho nhiệm vụ trở thành Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Viettel giờ đây không chỉ là một công ty dịch vụ mà còn là một công ty công nghệ cao”.

“Chúng ta không thể dừng lại”

Người đứng đầu Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Cùng nhau, chúng ta xây dựng sự tự tin cho đội ngũ của mình. Cùng nhau, bằng trí tuệ và bàn tay lao động, người Viettel đã góp phần rất lớn xua tan mối nghi ngờ: liệu người Việt Nam có thể làm được những điều phi thường, ngang tầm thế giới. Cùng nhau, người Viettel đang làm Tập đoàn mạnh lên từng ngày”.

Chuyển dịch lớn của Viettel cùng nhiệm kỳ công đoàn lịch sử - Ảnh 2.

Tuy nhiên, CEO này khuyến cáo: “Nhưng chúng ta sẽ không thể dừng lại ở đó”. Bởi “sự vận động của thị trường, của dòng chảy công nghệ không cho chúng ta dừng lại”.

Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng bổ sung: “Dừng lại, chúng ta có thể hưởng thụ thành quả mà ngày hôm qua đã tạo ra, nhưng thực chất là đang tự đào hố chôn chính mình. Dừng lại là thế hệ lãnh đạo Viettel hôm nay được nghỉ ngơi nhưng các thế hệ Viettel 8x, 9x mới bước chân vào ngôi nhà này sẽ không còn tương lai”.

Và người đứng đầu Viettel thúc giục: “Chúng ta có thể tiến về phía trước hay không là nhờ vào chính chúng ta. Và bởi chúng ta là một gia đình, do đó, chúng ta sẽ thành công hay thất bại cùng nhau. Từng người thất bại sẽ khiến Viettel thất bại. Viettel thất bại cũng sẽ khiến mỗi người chúng ta thất bại.

Và ngược lại, từng người thành công sẽ khiến Viettel thành công. Viettel thành công cũng sẽ giúp mỗi người Viettel thành công. Đó là những gì chúng ta cần ghi nhớ trên con đường bước đi cùng nhau”.

  • Từ khóa:

Tin mới

Choáng với hóa đơn tiền điện
9 giờ trước
Nhiều người ví von hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng vọt còn hơn giá vàng. Trong khi đó, ngành điện cảnh báo nắng nóng sẽ giảm nhưng nền nhiệt vẫn còn cao, người dân cần tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện trong thời gian tới.
Giá vàng thế giới đi xuống trong tuần thứ hai liên tiếp
8 giờ trước
Thị trường vàng trồi sụt thất thường trong tuần giao dịch vừa qua, khi sự chú ý dồn vào báo cáo việc làm tháng Tư của Mỹ, manh mối quan trọng để định hướng lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Phí trước bạ ô tô chưa giảm, khách đã dừng mua xe chờ chính sách
7 giờ trước
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án gia hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ đối với các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 5.
Mẫu sedan hạng B duy nhất tăng giá bán, mặc Hyundai Accent, Toyota Vios giảm đậm gần trăm triệu đồng
6 giờ trước
Trên trang chủ của hãng, giá bán của mẫu sedan Mazda 2 ghi nhận mức tăng dao động 5-10 triệu đồng so với giá niêm yết trước đó.
Dưa hấu được mùa được giá, nông dân Quảng Nam "trúng lớn"
6 giờ trước
Thời tiết thuận lợi, người trồng dưa hấu ở tỉnh Quảng Nam có vụ mùa bội thu, bán được giá tốt, thu lãi lớn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.