Chuyên gia "mách nước" cho những nhà đầu tư BĐS đang giữ tiền mặt

08/08/2020 08:50
Thực tế có khá nhiều nhà đầu tư (NĐT) có tiền nhưng phân vân không biết bỏ tiền vào lúc này hay chờ đợi thêm.

Nhiều người cho rằng, với bối cảnh thị trường biến động, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì "tiền mặt là vua". Thế nhưng, với những NĐT gạo cội, giữ tiền không phải là phương án tốt. Họ vẫn tìm kênh trú ẩn ngay cả khi thị trường có chiều hướng đi xuống.

Theo một số chuyên gia, trong bối cảnh hầu hết các kênh đầu tư đều chịu tác động mạnh của dịch Covid-19 thì NĐT cần tỉnh táo, thận trọng lựa chọn kênh đầu tư hợp lý, thậm chí phải chấp nhận những kênh đầu tư lời lãi ít để đảm bảo an toàn trong đầu tư.

Trả lời báo chí trước đó, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng, với những NĐT có ý định đầu tư BĐS thì cơ hội về cuối năm để mua BĐS với giá hợp lý tốt hơn. Giữa 2 kênh đầu tư là chứng khoán và BĐS thì chứng khoán dành cho những người ưa mạo hiểm, muốn tìm kênh đầu tư sinh lời cao. Trong khi đối với NĐT theo hướng an toàn thì vị chuyên gia này cho rằng, BĐS vẫn là kênh được quan tâm. NĐT nên tìm hiểu kỹ thị trường, chờ cơ hội để mua được BĐS giá tốt.

Cũng chia sẻ trên truyền thông trước đó, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay, hầu hết các thị trường đang gặp khủng hoảng bởi dịch Covid-19 đã làm rớt giá nhiều tài sản như cổ phiếu, BĐS… do đó, hiện tại nếu NĐT nào có lượng tiền mặt dự trữ lớn sẽ có rất nhiều cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, NĐT cần nhạy bén quan sát, nghiên cứu kỹ thị trường để có thể mua được những tài sản tốt, tài sản có tiềm năng sinh lời cao khi dịch bệnh đi qua.

Ngoài ra, NĐT cần lưu ý, trong đầu tư thông thường có 3 mục tiêu chính là tính an toàn, khả năng sinh lời và có tính thanh khoản cao. Như vậy, trong bối cảnh bất ổn như hiện nay, NĐT cần căn cứ hài hòa 3 mục tiêu chính đó để lựa chọn kênh đầu tư nào cho hợp lý. Đặc biệt, NĐT không nên đầu tư theo kiểu "bỏ tất cả trứng vào một giỏ", mà nên có sự tính toán phân bổ trong đầu tư. Khi thấy rủi ro tăng lên ở kênh nào, cần chuyển hướng đầu tư sang kênh khác có tính an toàn cao hơn.

Chuyên gia mách nước cho những nhà đầu tư BĐS đang giữ tiền mặt - Ảnh 1.

Đối với kênh đầu tư BĐS, vị chuyên gia này cho rằng, thị trường BĐS đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh, khiến thanh khoản toàn thị trường sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, thị trường BĐS có nhiều phân khúc, ứng với cơ hội của từng phân khúc khác nhau. Chẳng hạn như thị trường nhà ở vừa túi tiền, nhu cầu thực tế vẫn rất cao.

"Đối với kênh BĐS, có một nguyên tắc trong đầu tư BĐS là "nóng sốt bán ra, trầm lắng gom vào", bởi vậy đối với những NĐT có nguồn tài chính lớn có thể cân nhắc đầu tư, nhưng để thành công đòi hỏi NĐT phải có khả năng, tư duy nhạy bén để nắm bắt được thị trường vào thời điểm "vàng"", ông Hiếu nhấn mạnh.

Còn ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Cengroup cũng từng chỉ bí quyết đầu tư BĐS khi thị trường đi xuống. Theo đó, với số vốn nhỏ chỉ từ vài trăm triệu đến 1, 2 tỉ đồng, theo vị Shark này những NĐT cá nhân nên tận dụng tối đa lợi thế của mình bằng cách: Đầu tư vào những khu vực mình sinh sống và quen thuộc nhất; đầu tư vào dự án đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro nhất có thể, cam kết ra hàng lại cho khách hàng.

Vị chuyên gia này cũng lưu ý NĐT, trong những tháng cuối năm, thị trường BĐS Việt Nam được cho là sẽ có 2 kịch bản:

Kịch bản 1, tốc độ tăng trưởng GDP 2020 tăng từ 4,4-5,2%, các đối tác thương mại phục hồi, giá BĐS không giảm. Loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhà mặt phố giá trị cao, đất nền dự án. Loại hình bị ảnh hưởng ít nhất là BĐS chung cư, nhà riêng để ở và đầu tư đất nền giá rẻ dưới 1 tỉ đồng.

Kịch bản 2, tốc độ GDP tăng từ 3,6-4,4%, quý 4/2020 đối tác thương mại phục hồi, giá BĐS sẽ giảm nhẹ dưới 5%. Loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhà mặt phố giá trị cao, đất nền dự án, đất nền. Loại hình bị ảnh hưởng ít nhất là chung cư bình dân, trung cấp và nhà riêng vừa túi tiền.

"Mặc dù vậy, dù theo kịch bản nào, thì nhà đầu tư BĐS cũng cần nắm vững quy luật và cập nhật tình hình mới nhất về thị trường để có cách xử trí "khôn ngoan", sinh lợi nhuận, nhất là khi trong tay không quá nhiều", ông Hưng khẳng định.

Theo ghi nhận, thị trường BĐS Việt Nam đang trong qua trình hồi phục nhanh sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Thế nhưng làn sóng thứ hai của dịch bùng phát trở lại một lần nữa đã đặt thị trường nhà đất những tháng cuối năm vào tình thế khó khăn hơn.

NĐT vốn đã có tâm lý lo lắng thì càng trở nên e dè "xuống tiền" hơn khi dịch đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Theo dự báo của các chuyên gia trước đó, sau khi được kiểm soát tốt thị trường BĐS có khả năng hồi phục vào thời điểm cuối năm 2020 đến đầu năm 2021. Tuy nhiên, với tình hình dịch như hiện nay điều này là khó đoán.

Thế nhưng, rõ ràng, những NĐT có dòng tài chính tốt vẫn đang "khôn khéo" để xử lý với tiền của mình khi quan sát các kênh đầu tư.

Trước đó, ông Trần Kháng Quang, một chuyên gia BĐS đã có những phân tích liên quan đến việc phân bổ dòng tiền lúc thị trường biến động. Theo vị chuyên gia này, NĐT cần có kế hoạch chia tài chính của mình ra. Ví dụ, có khoản tiền lớn, cần chia ra 5 phần, mỗi phần 20%. Nếu thấy BĐS giá tốt, hợp lý thì bỏ ra 20% để mua vào. Cứ 1 tháng nếu có khả năng thì mua một lần, không nên sử dụng hết 100% tài chính đó để mua BĐS một lúc. Đó là cách phân chia dòng tiền không bị rủi ro lúc thị trường biến động.

Ngoài ra, hiện nay thị trường BĐS đang khó khăn, ai cũng nói "tiền mặt là vua". Nhưng với những NĐT, đặc biệt là NĐT tài chính thì tiền mặt không thể ngồi yên được. Hiện nay đang khá nhiều người để dành tiền, 90% muốn "bắt đáy" khi thị trường BĐS khó khăn nhưng không phải NĐT nào cũng bắt được đáy thị trường. Tốt nhất, theo ông Quang, nếu BĐS giảm giá hoặc giá hợp lý là mua. Chẳng hạn, nếu nó giảm từ 5-10% thì nên mua. Nhưng bỏ khoảng 30-50% tài chính để mua, nếu BĐS đó tiếp tục giảm 15-20% thì dùng số tiền còn lại để mua vào.

Tin mới

Danh sách toàn bộ những đối tượng bị khởi tố và bắt tạm giam liên quan đến vụ kẹo Kera: Con số đã lên đến 10
11 phút trước
Trước khi hoa hậu Thuỳ Tiên chính thức bị khởi tố, hàng loạt cái tên nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục… cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam với tội danh sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
Vụ ‘gắn mác’ Viện Dinh dưỡng trên bao bì sữa Milo: Bộ Y tế vào cuộc
8 phút trước
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ quan kiểm tra, xác minh và xử lý việc quảng cáo sữa Milo liên quan đến nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng.
Giá cà phê giảm sâu
6 phút trước
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua (12-18/5), giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt lao dốc.
Cái bắt tay giữa Grab và hãng xe điện số 1 thế giới: Cam kết thu nhập 25 triệu đồng/kỳ cho tài xế
12 phút trước
Với thỏa thuận này, Grab cam kết thu nhập của tài xế có thể đạt từ 20 đến 25 triệu đồng cho mỗi kỳ làm việc kéo dài 30 ngày.
Món ăn ở GS25 kết hợp từ ẩm thực 3 nước khác nhau khiến dân tình tranh cãi: Người khen ngon, kẻ chê "thảm hoạ"
39 phút trước
Một món ăn mới xuất hiện tại chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 đang khiến dân mạng có những ý trái chiều, không phải vì độ hiếm có khó tìm mà vì sự kết hợp... khó ai ngờ tới.

Tin cùng chuyên mục

CEO Xanh SM: VinFast EC Van là 'món mới' đáng gờm trên thị trường logistics toàn các ông lớn như Lalamove, Ahamove
1 ngày trước
Mẫu xe tải điện mới của VinFast có giá bán cạnh tranh 285 triệu đồng và sở hữu chi phí vận hành tiết kiệm 60–70% so với xe xăng.
Hyundai Care Day khởi động tại tỉnh đầu tiên - mở màn cho hành trình chăm sóc xe lưu động tại 10 tỉnh/thành
1 ngày trước
Sự kiện mở màn thu hút hàng nghìn lượt tham gia, hơn 120 xe Hyundai được kiểm tra, chăm sóc miễn phí.
Ảnh thực tế Kia Carens Clavis vừa ra mắt: Có phanh tay điện tử, đồng hồ tốc độ 12 inch và 20 tính năng ADAS cấp độ 2
2 ngày trước
Kia Carens Clavis được định vị ở phân khúc cao cấp, với thiết kế sang trọng và nhiều tiện nghi hơn so với Carens thông thường.
Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
2 ngày trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.