Chuyện khởi nghiệp của một trong những người nhập cư giàu nhất nước Mỹ

16/04/2022 21:39
Tope Awotona hiện là một trong hai tỷ phú công nghệ da màu ở Mỹ.

Calendly ra đời khi nhà sáng lập của nó đang trong tâm trạng bất lực vì gặp khó khăn trong công việc. Giờ đây, ứng dụng đặt lịch hẹn này đang được định giá tới 3 tỷ USD và là chủ đề của một cuộc tranh luận sôi nổi trên Twitter giữa giới thượng lưu thung lũng Silicon.

Nói về Calendly, Tope Awotona – nhà sáng lập 40 tuổi và CEO của ứng dụng – khẳng định: “Bạn gọi đó là thứ truyền đạt thông tin, tôi gọi đó là chân lý". Chân lý, như giải thích của Awotona, là mọi người đều cần tới phần mềm lên lịch Calendly để công việc của họ trở nên hiệu quả, trơn tru hơn.

Cách đây 9 năm, Awotona đã dành toàn bộ 200.000 USD tiền tiết kiệm của mình để thành lập Calendly và sau đó từ bỏ công việc bán phần mềm tại EMC để toàn tâm toàn ý cho việc khởi nghiệp.

Ngày nay, Calendly đang có tới 10 triệu người dùng, trong đó có những cái tên như Lyft, Ancestry.com, Đại học Indiana và La-Z-Boy. Doanh thu năm 2021 của Calendly đã vượt qua con số 100 triệu USD, cao gấp đôi so với doanh thu năm trước nữa. Dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng gấp 2 lần trong năm nay.

Hoạt động kinh doanh của Calendly bắt đầu sinh lời từ năm 2016. Năm ngoái, công ty đã huy động được 350 triệu USD trong vòng gọi vốn với sự tham gia của OpenView Venture Partners và Iconiq Capital, qua đó nâng mức định giá doanh nghiệp lên 3 tỷ USD. Điều này có nghĩa Awotona đang sở hữu số cổ phần trị giá ít nhất 1,4 tỷ USD sau khi đã trừ đi 10% chiết khấu cho cổ phiếu của công ty tư nhân theo cách tính của Forbes.

Với khối tài sản này, Awotona hiện là một trong hai tỷ phú công nghệ da màu ở Mỹ, cùng với David Steward - người sáng lập 70 tuổi của công ty công nghệ World Wide Technology có trụ sở tại Missouri. David Cummings - người sáng lập Atlanta Ventures – với khoản đầu tư 550.000 USD vào Calendly cho biết: “Tope có thể là doanh nhân công nghệ người Mỹ gốc Phi thành công nhất trong thế hệ của anh ấy".

Chuyện khởi nghiệp của một trong những người nhập cư giàu nhất nước Mỹ - Ảnh 1.

Tope Awotona, nhà sáng lập và CEO of Calendly. Ảnh: Forbes

Calendly không phải là doanh nghiệp duy nhất cung cấp sản phẩm lên lịch họp. Square, Microsoft và Doodle cũng cung cấp các sản phẩm cạnh tranh tương tự. Nhưng Calendly đã có được lượng lớn khách hàng nhờ thiết kế đẹp mắt, thân thiện với người dùng và mô hình freemium – kết hợp việc cung cấp dịch vụ cả miễn phí và tính phí cho khách hàng.

Awotona hiện đang tiếp tục làm việc để tạo ra các công cụ giúp các nhà tuyển dụng, nhân viên bán hàng và các nhân viên văn phòng quản lý các cuộc họp trước và sau khi chúng diễn ra. Cụ thể, tính năng mới hướng tới việc định tuyến cuộc họp tới đúng đối tượng trong một công ty lớn, thêm vào tính năng bổ sung các tài liệu liên quan – ví dụ như chương trình họp, ngân sách – để cuộc họp diễn ra suôn sẻ hơn. Nó cũng tính tới việc tích hợp với các công cụ năng suất như Salesforce để theo dõi kết quả. Những người khác có thể coi việc lên lịch họp là công việc vất vả, nhưng Awotona coi đó là chìa khóa để tạo sự kết nối với mọi thứ diễn ra trong một tổ chức. Quan điểm này cho phép Awotona suy đoán rằng thị trường toàn cầu mà Calendly đang hoạt động có khả năng trị giá tới 20 tỷ USD.

“Trong cuộc đời của mình, tôi đã được hưởng lợi từ việc không sử dụng sự khôn ngoan theo cách thông thường", ông Awotona nói: “Nó mang lại lợi ích cho cá nhân tôi và tôi nghĩ nó cũng đã mang lại lợi ích cho doanh nghiệp".

Awotona sinh ra ở Lagos, Nigeria, trong một gia đình trung lưu. Cha của ông là một nhà vi sinh vật học và là một doanh nhân; mẹ ông là nhân viên ngân hàng trung ương. Thành phố Lagos với 15 triệu dân là một thành phố sôi động nhưng cũng rất nguy hiểm. Năm Awotona 12 tuổi, ông đã chứng kiến cha mình bị bắn chết trong một vụ cướp xe.

Năm 1996, khi 15 tuổi, ông cùng gia đình chuyển đến Atlanta (Mỹ). Ông theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Georgia, sau đó chuyển sang ngành kinh doanh và thông tin quản lý. “Tôi thích lập trình, nhưng nó quá đơn điệu", ông nói. “Có lẽ tôi quá hướng ngoại để trở thành một lập trình viên".

Thay vào đó, ông đã bán phần mềm cho các công ty công nghệ, bao gồm Perceptive Software, Vertafore và EMC. Ông đã từng tự điều hành một vài công việc kinh doanh như một trang web hẹn hò, công ty bán máy chiếu và một công ty khác bán dụng cụ làm vườn, nhưng cả ba đều thất bại.

Ý tưởng thành lập Calendly khác biệt ở chỗ nó được khơi nguồn từ sự thất vọng của chính Awotona khi phải lên lịch cho các cuộc họp hồi còn là một nhân viên bán hàng - một nhiệm vụ đôi khi khiến ông phải mất tới vài ngày và hàng chục email qua lại để sắp xếp. Vào năm 2013, Awotona đã cho ra đời Calendly từ không gian làm việc chung Atlanta Tech Village. Để có tiền phát triển dự án, ông đã sử dụng toàn bộ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cũng như thẻ tín dụng của mình. “Mọi việc có thể diễn ra thực sự tồi tệ", ông nói. “Với kinh nghiệm từ những công việc kinh doanh trước đây, tôi có một chút tự tin. Và với Calendly, tôi đã thực sự tham gia vào một cuộc chiến đồng thời bỏ ra từng xu tôi có. Nếu bạn định làm điều gì đó, bạn phải nỗ lực hết mình".

Để được hỗ trợ về mặt lập trình, Awotona đã ký hợp đồng với công ty Railsware của Ukraine, nơi ông từng ở 8 năm trước. Trong bối cảnh xung đột hiện tại, Calendly đã giúp tái định cư 10 nhà phát triển đang làm việc tại Railsware và đã hỗ trợ tài chính cho họ cùng gia đình mình.

Chuyện khởi nghiệp của một trong những người nhập cư giàu nhất nước Mỹ - Ảnh 2.

Forbes ước tính Tope Awotona sở hữu tài sản ít nhất là 1,4 tỷ USD. Ảnh: Calendly

Cuối năm 2013, Awotona đã tạo ra được một sản phẩm khả thi nhưng đồng thời số tiền ông có cũng đã hoàn toàn cạn kiệt. Các nhà đầu tư hạt giống, dẫn đầu là Cummings, đã ra tay giải cứu với khoản đầu tư 500.000 USD. Calendly hiện cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng cá nhân, và tính phí 25 USD/tháng/user cho khách hàng doanh nghiệp. “Các nhân viên khen ngợi sản phẩm của chúng tôi với cấp trên của họ và nó sẽ được chủ doanh nghiệp chú ý tới", Awotona nói. “Đó là con ngựa thành Troy về cách chúng tôi thu hút khách hàng doanh nghiệp.”

Khách hàng doanh nghiệp có thể thiết lập các trang đích tùy chỉnh, định tuyến cuộc họp đến các nhóm nhân viên cụ thể và kết nối phần mềm Calendly của mình với các công cụ khác, chẳng hạn như Salesforce, Stripe, Zoom và Hubspot. Những khách hàng lớn – theo định nghĩa của Calendly là những người trả trên 100.000 USD/ năm – đã tăng gấp 10 lần trong 12 tháng qua khi Calendly đã xây dựng đội ngũ bán hàng nội bộ của mình. Ví dụ, trang web mua sắm xe hơi CarGurus đã lên lịch cho khoảng 2.000 cuộc họp bán hàng với các đại lý thông qua Calendly kể từ khi sử dụng dịch vụ này vào tháng 5 năm ngoái. Theo Michael Riley, chiến lược gia kỹ thuật số cấp cao của CarGurus, nó đã giúp doanh nghiệp này tiết kiệm được tới 500 giờ làm việc của nhân viên.

Tháng 6 năm ngoái, nhà cung cấp thực phẩm US Foods đã triển khai ứng dụng Calendly cho 100 nhân viên làm việc với các nhà hàng độc lập, chủ yếu là các cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Thỏa thuận cho phép US Foods thiết lập các mẫu tùy chỉnh cho các cuộc họp, bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, đồng thời kết hợp doanh số bán hàng mới và các kết quả khác vào kế hoạch chiến lược của mình. “Khả năng hiển thị là tính năng lớn dẫn tới việc chúng tôi ký kết thỏa thuận kinh doanh với Calendly", David Eschler, Phó chủ tịch điều hành mảng nhà hàng tại US Foods cho biết.

Mô hình hoạt động của Calendly – ai mời họp, ai chấp nhận tham gia họp – có thể không phải là vấn đề với các nhà tuyển dụng hay nhân viên bán hàng, nhưng lại là vấn đề khá phức tạp, nhất là với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt như đầu tư mạo hiểm. Chính bản thân Awotona đã vô cùng kinh ngạc khi biết rằng ứng dụng của mình trở thành đối tượng của cuộc khẩu chiến trên Twitter vào đầu năm nay. Hôm 26/1, Sam Lessin - một nhà đầu tư mạo hiểm của Slow Ventures - đã đang bài trên Twitter, nói về sự căm ghét của mình đối với Calendly, gọi đó là “màn trình diễn thô sơ/trần trụi nhất về động lực vốn xã hội trong kinh doanh".

Phản ứng lại, Dustin Moskovitz, tỷ phú đồng sáng lập Facebook cũng là khách hàng của Calendly, viết: “Ai đã làm hại anh, Sam". Trong khi đó, nhà đầu tư mạo hiểm Marc Andreessen cũng có tweet (sau đó đã bị xóa): “Thông báo có hiệu lực ngay lập tức: Bất kỳ ai bỏ qua các liên kết Calendly của tôi sẽ bị loại khỏi danh sách huy động vốn đầu tư mạo hiểm (của Andreessen Horowitz) ở Thung lũng Silicon".

Awotona cho biết cuộc tranh luận này đã mang tới hàng chục nghìn người dùng mới cho Calendly. “Nhóm tiếp thị của chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về cách thu hút mọi người nói về Calendly trong năm nay. Chúng tôi không biết cách dễ nhất là đăng lên mấy dòng tweet", ông nói. “Chúng tôi đã không thể lập một kế hoạch tốt hơn".

Bây giờ Awotona đã lên kế hoạch nâng cấp nhiều tính năng hơn, liên quan tới các vấn đề trước và sau cuộc họp (như đính kèm lý lịch ứng viên với lịch hẹn phỏng vấn của nhà tuyển dụng hay tăng cường các chỉ số phân tích) để đẩy mạnh sự phát triển của Calendly. Ông cũng muốn mở rộng hoạt động của Calendly ra toàn thế giới vì tin rằng bất cứ nhân viên nào ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng gặp khó khăn như nhau trong việc lên lịch họp.

“Điều chúng tôi đang hướng tới là khiến mọi cuộc họp trở nên hiệu quả và đạt được mọi mục tiêu đề ra,” Awotona, người thú nhận rằng đã dành trung bình 25 tiếng cho các cuộc họp mỗi tuần, nói.

“Chúng tôi coi việc lên lịch – bao gồm cách bạn sắp xếp, đơn giản hóa việc chuẩn bị và theo sát cuộc họp - là một yếu tố để thiết lập cuộc họp thành công. Đó chính là tầm nhìn lớn của chúng tôi".

Tin mới

Ông chủ doanh nghiệp thay thế Tân Hoàng Minh là con trai cựu chủ tịch Đỗ Anh Dũng
4 giờ trước
Dự án D’.Palais de Louis với vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng đã đổi tên thành Hanoi Signature sau khi xuất hiện chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Ramond Holdings. Được biết, cổ đông lớn của công ty này là con trai ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Bất ngờ với thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, Bùi Quang Anh Vũ đứng đầu
5 giờ trước
Quý I/2024 vẫn cho thấy doanh nghiệp bất động sản chưa phục hồi, đối mặt với nhiều khó khăn nên thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng sụt giảm. Dù vậy, thu nhập hàng tháng của những lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn ở mức cao và đứng đầu hiện nay là ông Bùi Quang Anh Vũ của Phát Đạt.
Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?
5 giờ trước
VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2024 gấp đôi so với năm 2023, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành và dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết. Vậy đâu là cơ sở cho ngân hàng này đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng như vậy?
Chinh phục công nghệ, Kiến tạo tương lai cùng VPBank Technology Hackathon 2024
6 giờ trước
Ngày 11/5/2024, Lễ khai mạc VPBank Technology Hackathon 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sân chơi công nghệ lớn do VPBank phối hợp cùng đối tác Amazon Web Services (AWS) tổ chức, nơi hội tụ những tài năng trẻ đại diện cho sự sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và Khoa học Dữ liệu.
Tiếp tục sụt giảm nguồn cung, thị trường condotel khó phục hồi trong ngắn hạn
7 giờ trước
Theo các chuyên gia, những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đã ảnh hưởng đến nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ, khiến phân khúc condotel duy trì trạng thái trầm lắng kéo dài và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.