Cơ hội hồi sinh của những dự án treo

15/10/2018 14:56
Bất cập về chính sách cùng thực trạng không ít doanh nghiệp không đủ lực nhưng vẫn ôm dự án... khiến không ít dự án bị chậm tiến độ, thậm chí bỏ hoang cả chục năm. Để cứu những dự án treo, không chỉ cần sự vào cuộc của chính quyền mà còn cần cả nỗ lực của những DN dám mạnh tay đầu tư.

Những dự án nghìn tỉ “chết lâm sàng”

Cho tới nay, các bộ ngành chưa công bố một con số mang tính tổng thể nào về số lượng những dự án treo trên cả nước. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có tới hàng nghìn, thậm chí cả chục nghìn dự án trên cả nước bởi chỉ riêng ở Hà Nội, thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng hơn 500 dự án chậm, thậm chí “chết lâm sàng” từ năm 1997.

Có đủ loại dự án treo từ các khu đô thị xây mãi không xong đến những khu công nghiệp từng được quy hoạch với quy mô cực lớn. Không khó để tìm ra những cái tên trị giá nghìn tỉ mà “chết lâm sàng” cả chục năm như dự án KCN Kenmark - Việt Hòa, với diện tích hơn 46ha nằm ở vị trí đắc địa, giáp quốc lộ 5 (TP.Hải Dương). Dự án này do Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Kenmark (Cty Kenmark) của Đài Loan đầu tư và được cấp giấy chứng nhận từ năm 2006 với tổng vốn đầu tư lên tới trên 98,4 triệu USD. 

Sau gần ba năm triển khai xây dựng, cuối năm 2009, Cty Kenmark đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải và 13 nhà xưởng rộng 11,4ha và để có vốn đầu tư, Công ty Kenmark đã thế chấp toàn bộ tài sản của KCN để vay trên 67,6 triệu USD của một số ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó, do khó khăn về tài chính, tháng 5.2010, Cty Kenmark đã xin dừng hoạt động, TGĐ Cty Kenmark bỏ về nước, để lại khoản nợ hơn 98 triệu USD tại các ngân hàng của Việt Nam.

Những dự án như Kenmark - Việt Hoà không chỉ khiến một khu công nghiệp lớn đang trong quá trình hình thành bị dang dở mà còn khiến các tổ chức tín dụng liên quan điêu đứng.

Và cơ hội hồi sinh từ những thương vụ đình đám

Trong khi khá nhiều dự án treo vẫn còn loay hoay trong bóng tối, đã có một số điểm sáng mang lại hy vọng hồi sinh cho nền kinh tế, giải bài toán khó về quy hoạch cho các bộ ngành địa phương cũng như giải quyết không ít nợ xấu cho các tổ chức tín dụng.

Thương vụ Tập đoàn An Phát Holdings mạnh tay chi ra 756 tỉ đồng mua lại KCN Kenmark - Việt Hòa tại Hải Dương là một điểm sáng như vậy. Thương vụ này đã gỡ khó cho 3 ngân hàng là BIDV, SHB và Habubank (hiện đã sáp nhập vào SHB) vốn đang đau đầu với khoản nợ 67,6 triệu USD mà chủ của KCN Kenmark - Việt Hòa để lại đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho tỉnh Hải Dương.

Chỉ sau một thời gian ngắn tiếp nhận, KCN Việt Hòa - Kenmark đang được hồi sinh với cái tên mới An Phát Complex cùng chiến lược phát triển mới khi hướng đến đầu tư sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường như nhựa ép phun kỹ thuật cao, bao bì nhựa tự hủy, vật liệu xây dựng PVC công nghệ cao… KCN được đầu tư 2.056 tỉ đồng và dự kiến tiếp nhận 6.000 lao động.

Khi được hỏi về quyết định được không ít chuyên gia cho là có phần mạo hiểm này, lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings cho rằng đây là quyết định đầu tư mang tính lâu dài và có sự tính toán kỹ lưỡng phù hợp với chiến lược phát triển của tập đoàn. Tập đoàn muốn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho các dự án của mình, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, hiện thực hóa mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD năm 2018... Tập đoàn này xác định vòng đời dự án khoảng 39 năm (2018 - 2056) và thời gian hoàn vốn dự kiến là 10 năm 6 tháng. Doanh thu của KCN chủ yếu sẽ đến từ việc cho thuê lại đất có hạ tầng trong 40 năm và cho thuê nhà xưởng hoàn thiện, phần còn lại đến từ thu phí xử lý nước thải và thu phí sử dụng hạ tầng.

Trên thực tế, không có nhiều tập đoàn có tiềm lực và mạnh tay đầu tư như An Phát. Dù vậy, câu chuyện thành công của tập đoàn này sẽ là nguồn cảm hứng cho những DN khác để mở ra cơ hội cho các dự án vốn đang nằm chờ để sống lại.

Thành lập năm 2002 với vốn điều lệ vẻn vẹn 500 triệu đồng, sau 16 năm hình thành và phát triển, An Phát đã trở thành tập đoàn với hơn 2.500 cán bộ nhân viên hoạt động trong 11 công ty thành viên.

Trong năm 2017, sản lượng sản xuất bao bì màng mỏng của Tập đoàn An Phát Holdings đạt mốc 8.000 tấn thành phẩm/tháng, đưa công ty trở thành đơn vị sản xuất và xuất khẩu bao bì nhựa màng mỏng lớn nhất Đông Nam Á với 100% sản phẩm được xuất khẩu.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
9 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
9 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
9 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
9 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
10 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
11 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
3 tháng VinFast bán hơn 35.000 xe, gấp 3 lần Toyota và Hyundai – Vị trí top 1 thị trường năm 2025 sớm có chủ?
12 giờ trước
Chiếm 30% thị phần toàn thị trường, VinFast duy trì vị thế dẫn đầu trong quý 1/2025 nhờ lợi thế về sản phẩm, giá bán hấp dẫn và hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc đua top 1 thị trường dường như đã được định đoạt với sự vượt trội của hãng xe Việt.
Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
1 ngày trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
1 ngày trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.