Cơ hội vàng cho thị trường lao động Việt

18/02/2020 15:50
EVFTA chính thức được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua. Dù được nhận định có nhiều thách thức nhưng các chuyên gia đánh giá hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm lợi ích về lao động cho người lao động Việt Nam nói chung và lao động có tay nghề nói riêng. Việt Nam sẽ có thêm khoảng 18-19 việc làm mới mỗi năm vào giai đoạn 2021-2030.

Không chỉ việc làm tăng lên mà dự kiến thu nhập của người lao động cũng sẽ được cải thiện trong giai đoạn 2020-2035, trong đó tăng cao nhất là nhóm lao động có tay nghề thấp. Mức lương bình quân của lao động Việt Nam sự kiến tăng thêm 3% nhờ tác động từ hiệp định này.

Cơ hội vàng cho thị trường lao động Việt - Ảnh 1.

Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam.

Nhận định về thị trường lao động trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu rộng vào Hiệp định EVFTA, Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TBXH) dự báo, thị trường lao động trong nước sẽ có nhiều diễn biến tích cực. Việc mở rộng thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ khiến cho một số ngành sẽ cần thêm lao động.Tăng thêm việc làm cho người lao động

Một số ngành sẽ có tác động nhanh chóng để tăng thêm lực lượng lao động như: khai khoáng tăng khoảng 3,41%/ năm; dệt tăng 1,53%/ năm; may mặc tăng nhẹ khoảng 0,38%/ năm. Một số ngành khác có mức tăng lao động hằng năm cao hơn hiện nay như vận tải đường thủy (3,7%), sản xuất kim loại (2,65%), sản xuất máy móc thiết bị (2,49%)…

"Hiệp định này sẽ mở ra cơ hội lớn cho lao động Việt Nam. EVFTA sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động. Khi Việt Nam tham gia vào hiệp định này sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh như nông sản nhiệt đới, thủy sản, giày dép, dệt may, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, thủy tinh, đồ nhựa và sản phẩm cao su… Chính vì thế, các ngành này sẽ cần nhiều lao động hơn trong thời gian tới", ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội đánh giá.

Tuy vậy, viễn cảnh cũng không chỉ toàn màu hồng, mà thị trường lao động Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của thị trường châu Âu.

Theo ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) thì các doanh nghiệp châu Âu cũng sẽ hướng tới đầu tư vào các ngành cần nhiều lao động như dệt may, da giày tại Việt Nam. Trong tầm nhìn dài hạn, có thể hướng tới sản xuất những sản phẩm có độ phức tạp cao hơn như dược phẩm, thậm chí có thể có sự chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, do Việt Nam có ưu thế hơn về giá nhân công.

"Đặc thù hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu phần lớn dựa vào công nghệ, do đó, yêu cầu của các doanh nghiệp châu Âu không chỉ đơn thuần là những lao động giá rẻ, mà còn cần kỹ năng và trình độ chuyên môn cao. Do đó, chúng ta phải giải được bài toán về nâng cao tay nghề và chuyên môn, những kỹ năng cần thiết cho người lao động", ông Minh đánh giá.

Theo ông Minh, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay cần thúc đẩy hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Thông qua hợp tác công tư, các cổ chức đào tạo nghề sẽ thiết kế được các chương trình đào tạo phù hợp và sát với thực tiễn của các doanh nghiệp hơn.

Thực hiện các cam kết quốc tế về lao động

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), EVFTA đặt ra các nguyên tắc về lao động liên quan tới hệ thống pháp luật hiện tại, liên quan đến các cam kết của Việt Nam khi tham gia các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Trong đó, có đề cập tới tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện có hiệu quả quyền tự do liên kết, thương lượng, xóa bỏ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử với lao động tại nơi làm việc. Cam kết về lao động được quy định tại Điều 3, Chương thương mại và phát triển bền vững trong hiệp định.

Theo đó, Việt Nam và EU cam kết thúc đẩy phát triển thương mại song song với việc giúp tạo công ăn việc làm bền vững cho tất cả mọi người, đồng thời phê duyệt thực hiện các nghĩa vụ, quy định của các Công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế.

"Bộ luật Lao động sửa đổi đã hài hòa hơn, tiệm cận với nhiều nội dung và nguyên tắc cơ bản của các Công ước cơ bản về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế để tạo điểu kiện thực hiện cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại thế hệ mới, tăng cường bảo vệ người lao động, hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việt Nam hiện đã phê chuẩn 6 trong tổng số 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế.

Dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục công việc chuẩn bị để tiến tới phê chuẩn Công ước 105 về lao động cưỡng bức vào năm 2020 và Công ước 87 về tự do hiệp hội vào năm 2023. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các công việc cần thiết để tiến tới việc trình phê chuẩn các Công ước này theo quy định", bà Trang cho biết.

Theo Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam, các yêu cầu về lao động và môi trường của Hiệp định EVFTA sẽ giúp mang lại lợi ích cho tất cả các bên, góp phần giúp Việt Nam phát triển bền vững. Việc gia nhập EVFTA và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ hội tạo điều kiện cho Việt Nam hiện đại hóa hệ thống pháp luật lao động và quan hệ lao động.

"Việc thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 11/2019 đã đưa khung pháp lý của Việt Nam tiệm cận hơn với các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế, tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết cho quan hệ lao động và quan hệ việc làm hiện đại của Việt Nam. Quan hệ lao động hiện đại dựa trên sự công nhận tự do hiệp hội, cùng với một lực lượng lao động lành nghề hơn và hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, là động lực xã hội quan trọng để Việt Nam tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao một cách bền vững", ông Chang- Hee Lee, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam nhìn nhận.

Tin mới

Lần thứ 2 phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng bị hủy
2 giờ trước
Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) đã bị hủy do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu, ghi nhận lần thứ hai cơ quan điều hành hủy đấu thầu vàng miếng.
Vé máy bay tăng giá cao, người dân đổ xô mua vé tàu: Đường sắt thông báo "cháy vé"
2 giờ trước
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh cho biết, giá vé tàu khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 ở mức phù hợp với người dân và đã được bán hết.
Nhu cầu mua chung cư ngày càng cao vì đây là phân khúc "đẻ ra tiền"
2 giờ trước
Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 tăng cao cho thấy nhu cầu mua chung cư của người dân và nhà đầu tư cũng không nhỏ. Điều này được minh chứng rõ nét khi đầu tư chung cư cho thuê vừa kiếm được tiền thuê và kiếm được tiền lãi khi chung cư tăng giá.
Mẫu MPV này vào Việt Nam sẵn sàng làm khó Kia Carnival: Cabin cận sang, có động cơ 'hot', giá quy đổi gần 1,2 tỷ
2 giờ trước
Denza D9 là một trong những dòng tên được kỳ vọng xuất hiện tại Việt Nam sớm sau khi BYD chính thức tham chiến thị trường nội địa.
Lãi suất đang thấp nhất vài chục năm qua, sắp tới có giảm nữa không?
3 giờ trước
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước, cho biết lãi suất đang ở mức thấp nhất nhiều chục năm qua. Sắp tới, NHNN có giảm lãi suất điều hành nữa không?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.101.936 VNĐ / tấn

160.40 JPY / kg

-0.19 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.157.683 VNĐ / tấn

19.89 UScents / lb

-0.10 %

- -0.02

Cacao

COCOA

289.362.213 VNĐ / tấn

11,372.00 USD / mt

8.89 %

+ 928.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

127.687.870 VNĐ / tấn

227.62 UScents / lb

-0.90 %

- -2.07

Đậu nành

SOYBEANS

10.873.455 VNĐ / tấn

1,163.00 UScents / bu

0.21 %

+ 2.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.728.613 VNĐ / tấn

346.85 USD / ust

-0.70 %

- -2.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.294.113 VNĐ / tấn

45.09 UScents / lb

-0.40 %

- -0.18

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cây giống cà phê “cháy” chợ chưa từng có
5 giờ trước
Giá cà phê nhân cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê giống cháy hàng chưa từng có.
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ 5 với hơn 30 triệu con
Trung Quốc, Nga là 'ông trùm' xuất khẩu phân bón sang Việt Nam nhưng đây mới là 'mỏ vàng mới nổi': giá siêu rẻ, Việt Nam tăng nhập hơn 81.000%
8 giờ trước
Giá nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đã giảm mạnh hơn 81% so với cùng kỳ.
Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
10 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.