Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Có tâm lý trông ngóng tiêu chí mới

25/08/2021 10:59
7 tháng qua, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước vẫn “giậm chân tại chỗ”. Chỉ có 3 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong đó, không có doanh nghiệp nào thuộc danh mục 128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Số thu cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt 1%

Theo báo cáo của Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp thuộc thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty là 151 tỷ đồng.

Trong báo cáo tháng 7 của Bộ Tài chính, số liệu về cổ phần hóa vẫn dừng lại với 3 doanh nghiệp như ở báo cáo tháng 6.

Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 7/2021, chỉ có 39 doanh nghiệp trong doanh mục này đã cổ phần hóa-  mới đạt 30% của kế hoạch cổ phần hóa 128 doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020. Theo kế hoạch thì số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa trong những tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp.

Không chỉ cổ phần hóa mà thoái vốn nhà nước cũng chưa đạt kế hoạch đề ra. 7 tháng của năm 2021, các doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng.

Theo dự toán NSNN năm 2021 thì số thu từ tiền bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp do Trung ương quản lý là 40.000 tỷ đồng. Trong khi đó, 7 tháng của năm 2021, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp mới chỉ đạt 323 tỷ đồng. Như vậy, số thu Quỹ chưa đạt 1%.

Xuất hiện tâm lý chần chừ, dừng lại chờ đợi

Theo Bộ Tài chính, mặc dù, cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ, tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong 7 tháng của năm 2021 vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân việc chậm trễ nêu trên là do dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát ở nhiều địa phương, một số doanh nghiệp lớn vẫn đang trong quá trình xử lý tài chính, vướng mắc tồn tại trong quá trình hoạt động, thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, nguyên nhân chủ quan vẫn là do nhận thức của nhiều người. Trong đó, lãnh đạo các cơ quan đại diện chủ sở hữu và lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đang chần chừ, dừng lại chờ đợi.

“Theo dõi hoạt động hơn một năm qua của các ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, của các địa phương và cả Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất ít hoạt động, họp chuẩn bị cho cổ phần hóa, thoái vốn”, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết.

Ông Tiến cho rằng, trong danh mục cổ phần hóa giai đoạn này có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương. Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) này đã thể hiện rõ vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Vì thế, có người đang chần chừ xem có cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước này hay không. Bên cạnh đó là tâm lý chờ đợi tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định Tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

“Chờ đợi cơ hội thành sếu đầu đàn khi mà những đề xuất thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, và những doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước đã được đưa ra. Đây sẽ là những doanh nghiệp nòng cốt, dẫn dắt lan tỏa các thành phần kinh tế khác phát triển để hình thành cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao sự tự lực tự cường, tự chủ của quốc gia, theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XIII”, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp nói.

Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ cần có thông điệp nhắc nhở lãnh đạo DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu.

“Phải khắc phục và chấn chỉnh nhận thức chần chừ và chờ đợi này. Nhiệm vụ khắc phục những yếu kém của DNNN đặt ra 5 năm qua ta chưa làm được. Vẫn còn nhiều DNNN yếu. Vẫn còn những doanh nghiệp như 12 dự án thua lỗ vẫn chưa xử lý xong. Công cuộc cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN vẫn cần phải thúc đẩy. DNNN của ta chưa mạnh mà chúng ta dừng lại thì cuộc cơ cấu lại này sẽ không đạt yêu cầu”, ông Đặng Quyết Tiến chỉ rõ.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, phải buộc DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp thua lỗ phải phá sản, nhà nước không thể tốn thêm nguồn lực để đổ vào những dự án kém hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản trị DNNN phải tuân theo chuẩn mực toàn cầu, bởi chỉ khi đó, thông tin mới được minh bạch và thị trường sẽ đánh giá. Nhà đầu tư cũng dễ dàng bỏ vốn vào doanh nghiệp hơn khi họ có thể hiểu doanh nghiệp.

“Nếu chỉ loay hoay thoái vốn, cổ phần hóa mà không thay đổi hai cái này thì nguy cơ bán rẻ rất lớn, mà bán đắt thì không ai mua bởi vì người ta không tin. Nhưng nếu như mình minh bạch, chứng minh được khả năng trong tương lai lớn thì bán đắt người ta vẫn mua vì người ta nhìn thấy lợi nhuận. Còn bây giờ, bán đắt thì nhà đầu tư không mua, bán rẻ thì lại bảo mất mát tài sản. Quá trình thoái vốn được đẩy nhanh hay không, phụ thuộc vào cả 2 yếu tố nói trên, bằng không sẽ cứ tiếp tục chậm”, ông Cung nêu quan điểm.

Tin mới

Một con trâu được bán với giá hơn 12 tỷ đồng có gì đặc biệt?
8 phút trước
Con trâu này nặng 1,5 tấn và có nhiều đặc điểm vượt trội hiếm thấy.
Đĩa mọc nhúng lẩu "đính kèm" chất thải chuột trong nhà hàng ở Hà Nội khiến khách kinh hãi, nghe nhân viên giải thích càng thêm "rụng rời"
37 phút trước
"Hai cục màu đen" nằm gọn gàng trên đĩa thức ăn mà nhân viên mang ra phục vụ khách.
Giá ca cao trên thế giới đạt kỷ lục đẩy giá socola tăng cao
1 phút trước
Giá ca cao tăng đột biến trên toàn thế giới đang ảnh hưởng nặng nề đến các cửa hàng socola, đặc biệt là các cửa hàng ở Pháp, vì họ buộc phải đẩy giá lên cao để duy trì hoạt động kinh doanh trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng.
'Xe lạ' Dongfeng Glory 560 xả kho giá chỉ còn 380 triệu đồng: SUV cùng cỡ với CR-V nhưng giá chỉ ngang xe hạng A tiêu chuẩn
8 phút trước
DFSK Glory 560 (Dongfeng Glory 560) đang được rao bán với giá 380 triệu đồng, tức chỉ ngang với Hyundai Grand i10 1.2 MT (370 triệu đồng).
Số chuyến bay "delay" tăng vọt
45 phút trước
Trong tháng 2-2024, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 24.711 chuyến bay, tăng khoảng 3.300 chuyến bay so với các tháng trước đó, theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/3: Thế giới tăng giá chờ tín hiệu từ Fed, trong nước bắt đầu giảm
50 phút trước
Giá USD hôm nay 19/3 trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index tăng nhẹ trong ngưỡng 103, hồi hộp chờ dữ liệu kinh tế mới cùa Fed vào ngày mai. Trong nước, tỷ giá trung tâm và thị trường phi chính thức đều đang cùng xu hướng giảm.
Giá điện, giá vé máy bay "càng tăng càng lỗ", đề nghị thanh tra, kiểm tra
6 giờ trước
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đặt vấn đề việc tính giá có vấn đề chưa ổn, chúng ta đã tính đúng, tính đủ, công khai minh bạch hay chưa?
Vụ Trương Mỹ Lan và ngân hàng SCB: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói gì khi kiểm toán bỏ lọt loạt sai phạm?
22 giờ trước
Đại biểu đặt câu hỏi về trách nhiệm của các công ty kiểm toán khi trong một số vụ án lớn, như xảy ra ở vụ Trương Mỹ Lan và ngân hàng SCB vẫn bỏ lọt sai phạm. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, không loại trừ trường hợp cấu kết, cố tình vi phạm pháp luật để làm sai.
Quản lý doanh thu dễ dàng với tính năng mới: Chia sẻ biến động số dư
22 giờ trước
BIDV vừa ra mắt tính năng mới trên ứng dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking cho phép chủ cửa hàng quản lý doanh thu và chia sẻ biến động số dư đến tất cả nhân viên mà vẫn đảm bảo bảo mật số dư tài khoản.