Cổ phiếu dệt may lao dốc dưới tác động ‘kép’ của dịch Covid-19

28/03/2020 15:48
Doanh nghiệp dệt may từ đầu năm 2020 đến nay đối diện với nhiều mối lo, hết lo thiếu nguyên liệu đến lo đơn hàng bị hủy. Cổ phiếu dệt may đã giảm khoảng 40% so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.

Đầu năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát ở Trung Quốc, doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng tiêu cực do nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập từ thị trường này. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may (chủ yếu là sợi) sang Trung Quốc 1,59 tỷ USD và nhập khẩu 11,52 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày các loại. Việc này đã khiến cổ phiếu ngành dệt may lao dốc ngay khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.

Tuy nhiên, những thông tin tích cực sau đó như việc doanh nghiệp đã dự trữ lượng lớn nguyên liệu từ trước Tết (do nắm được đặc điểm thị trường Trung Quốc thường nghỉ Tết dài), hay việc Việt Nam có thể hưởng lợi từ dòng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA)... đã giúp cổ phiếu ngành dệt may phục hồi đáng kể.

Cổ phiếu dệt may lao dốc dưới tác động ‘kép’ của dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Doanh nghiệp dệt may bị hủy đơn hàng nhiều khi dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ và châu Âu.

Những tưởng khi Trung Quốc công bố kiểm soát được dịch bệnh, hoạt động sản xuất trở lại bình thường với doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Song, liên tiếp Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu lần lượt bùng phát đã khiến các đơn hàng đến thị trường này gặp rào cản lớn. Đó là chưa kể ảnh hưởng của công tác chống dịch trong nước.

Biến động này tiếp tục là cú giáng mạnh lên ngành dệt may Việt Nam. Mỹ và châu Âu là 2 thị trường nhập khẩu hàng dệt may, giày dép lớn nhất của Việt Nam. Số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy, 2 thị trường này chiếm đến 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước, ứng giá trị 19,2 tỷ USD năm 2019. Dịch lan rộng, Mỹ và châu Âu phải gồng mình đối phó khiến nhu cầu giảm sút, nhiều đơn hàng dệt may theo đó bị hủy.

Theo thông tin Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT ), từ trung tuần tháng 3 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5. Thương hiệu càng lớn thì tỷ lệ cắt giảm hàng càng cao, và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi. Dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng trưởng chậm. Trong khi đó, Trung Quốc đã hoạt động trở lại, cùng với cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu, dự kiến giá giảm trên 20%.

Bên cạnh đó, ngành đã nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ USD nguyên liệu/tháng (riêng tập đoàn nhập khoảng 120 triệu USD nguyên liệu/tháng). Nếu giả thiết khách hủy 20% đơn hàng thì sẽ ngành có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng (tập đoàn là 24 triệu USD), tiềm ẩn thành hàng tồn kho khó luân chuyển. Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5 của toàn ngành sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD (tập đoàn mất khoảng 24 triệu USD).

Theo đó, lãnh đạo Vinatex đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5 và kinh tế phục hồi từ tháng 6 thì ước tính ngành dệt may thiệt hại 11.000 tỷ đồng, riêng tập đoàn thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp trên sàn như TNG, MSH, TCM, GMC đều xuất khẩu mặt hàng may mặc qua Mỹ và châu Âu.

Công ty Đầu tư và Thương mại TNG ( HNX: TNG ) trong vài năm trở lại đây đã cơ cấu khách hàng theo hướng tập trung vào thương hiệu lớn, uy tín như Decathlon, Nike, Costco… Tỷ trọng doanh thu thị trường Mỹ và EU chiếm đến 90% doanh thu, riêng Mỹ và Pháp là 77%.

Với chiến lược tương tự, 97% doanh thu của May Sài Gòn(HoSE: GMC ) đến từ xuất khẩu với thị trường chính là châu Âu (41%) và Mỹ (46%). Các khách hàng lớn có thể kể đến như Decathlon, Cutter & Buck, Jamescambell…

Công ty may Sông Hồng ( HoSE: MSH ) tuy giá trị xuất khẩu sang EU không cao nhưng Mỹ lại chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu.

Không phụ thuộc nhiều như các doanh nghiệp trên nhưng giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Eu của Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công ( HoSE: TCM ) xuất khẩu vào 2 thị trường này cũng chiếm khoảng 35-40% doanh thu.

Với tác động kép từ diễn biến dịch Covid-19, từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tới nay, nhiều cổ phiếu dệt may đã giảm rất sâu như TNG, TCM, MSH giảm trên dưới 40%. Các doanh nghiệp sợi cũng bị ảnh hưởng gián tiếp nên cổ phiếu cũng giảm mạnh như HSM, STK, FTM…

Cổ phiếu dệt may lao dốc dưới tác động ‘kép’ của dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Đơn vị: đồng

Cổ phiếu dệt may lao dốc dưới tác động ‘kép’ của dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Tin mới

Giá bạc hôm nay 25/7: hạ nhiệt theo giá vàng
3 giờ trước
Giá bạc trên cả thị trường trong nước và thế giới quay đầu giảm do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư.
Kỳ tích lại gọi tên Trung Quốc: Dùng UAV chuyển 180 tấn thép, bê tông lên núi ở độ cao 1.600 m - rút ngắn 10 lần thời gian, 60% nhân công xây dựng trạm điện mặt trời
3 giờ trước
Mỗi chiếc UAV có thể vận chuyển tối đa 400 kg cho một lần di chuyển, vận hành tự động theo tuyến đường được lập sẵn với độ chính xác cực kỳ cao.
Xem trước Suzuki Fronx sắp bán tại Việt Nam: Giá quy đổi từ 415 triệu đồng, ADAS và hybrid là điểm mạnh đấu Raize, Sonet
3 giờ trước
Theo kế hoạch, Suzuki Fronx sẽ về Việt Nam vào tháng 9 tới đây. Mẫu xe này đang được trưng bày trong triển lãm tại Indonesia.
Cốp xe điện VinFast mới rộng thênh thang nhưng đây mới là xe có cốp to nhất: Không phải Lead
3 giờ trước
Cốp xe điện VinFast Evo Grand lên tới 35 lít nhưng vẫn chưa phải lớn nhất thị trường.
Thích, chưa thích gì trên Mitsubishi Destinator, đây là 10 câu trả lời kèm giá kỳ vọng của các KOL Việt đầu tiên được trải nghiệm trực tiếp từ Indonesia!
4 giờ trước
Mitsubishi Destinator được các chuyên gia, KOL ngành xe đánh giá cao thiết kế ngoại thất song vật liệu nội thất chưa tương xứng. Ngoài ra, hầu hết đều cho rằng mức giá 700-850 triệu đồng sẽ giúp Destinator “làm nên chuyện”.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.