Covid-19 làm cả thế giới thay đổi, nhưng doanh nghiệp phải thích ứng nhanh hơn để sống sót và bật mạnh trở lại

31/03/2020 19:24
"Thế giới sẽ khác sau khủng hoảng. Người tiêu dùng sẽ đánh giá các tính năng khác nhau của sản phẩm của bạn, đối thủ cạnh tranh sẽ cạnh tranh khác đi, chuỗi cung ứng sẽ được cấu hình không giống như ngày hôm qua. Cần thích ứng kinh doanh nhanh chóng khi thế giới ngày càng thay đổi sau cuộc khủng hoảng".

Đó là chia sẻ của tiến sĩ Burkhard Schrage, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị tại Khoa Kinh doanh và Quản trị, đồng thời là giảng viên chương trình MBA và Thạc sĩ Thương mại Toàn cầu (Master of Global Trade) tại Đại học RMIT Việt Nam, về câu chuyện doanh nghiệp làm sao để phục hồi sau bão Covid19.

Covid-19 làm cả thế giới thay đổi, nhưng doanh nghiệp phải thích ứng nhanh hơn để sống sót và bật mạnh trở lại - Ảnh 1.

Tiến sĩ Burkhard Schrage

"Đáp án cho những câu hỏi quan trọng này phụ thuộc vào bản chất doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào bởi khủng hoảng. Một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoàn toàn như khách sạn và nhà hàng, một số đối mặt với vấn đề về chuỗi cung ứng như trong ngành dệt may, và những doanh nghiệp khác có thể phải đối mặt với giảm mạnh nhu cầu mua trong lĩnh vực bán lẻ", tiến sĩ Burkhard Schrage nhận định.

Tiến sĩ Burkhard Schrage cho rằng phần lớn các chủ doanh nghiệp Việt Nam đã báo cáo sự sụt giảm mạnh về doanh số trong những tuần qua, và không chắc chắn khi nào doanh số sẽ tăng trở lại.

Công ty tư vấn quản lý McKinsey & Co. đã nghiên cứu lý do tại sao một số doanh nghiệp hoạt động trong khủng hoảng và phục hồi sau cuộc khủng hoảng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Từ quan sát thực tế cùng với thông tin mà McKinsey & Co. đưa ra, ông Burkhard Schrage đúc rút lại các phương án mà doanh nghiệp cần làm để phục hồi sau Covid19.

Một là giải quyết vấn đề của doanh nghiệp: Giải quyết những thách thức trước mắt cho doanh nghiệp. Thách thức quan trọng trước mắt là bảo vệ nhân viên và chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa, phi tập trung. Truyền đạt rõ ràng trách nhiệm và quy trình mới, nhưng cũng khuyến khích nhân viên tiếp tục làm việc theo nhóm. Khuyến khích các cuộc trò chuyện xã hội thường xuyên qua video trực tuyến thay thế cho các cuộc trò chuyện trong giờ giải lao hay ăn trưa.

Hai là, giải quyết những thách thức ngắn hạn cho doanh nghiệp: Xác định các rủi ro chính cho doanh nghiệp và lập kế hoạch cho các kịch bản khác nhau. Có phải doanh nghiệp sắp cạn tiền mặt? Khi nào doanh nghiệp sẽ hết tiền mặt? Có biện pháp can thiệp nào để giảm thiểu khả năng tình huống này xảy ra? Có thể bạn sẽ phải quản lý tài chính thận trọng, đàm phán lại với các nhà cung cấp và người cho thuê trong tình huống đó. Chuỗi cung ứng của bạn có nguy cơ không? Làm thế nào bạn có thể đa dạng hóa nguồn cung ứng?

Thứ ba là giai đoạn phục hồi: Khi đó, doanh nghiệp cần phác thảo một kế hoạch chi tiết cho các tình huống sau khủng hoảng. Mặc dù không thể biết được thời gian kéo dài của cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp nên sẵn sàng khi kết thúc cảnh tượng này. Đừng hành động không có sự chuẩn bị và để cho các đối thủ phục hồi quy mô nhanh hơn bạn.

Thứ tư, thế giới sẽ khác sau khủng hoảng và doanh nghiệp cần biết điều này: Người tiêu dùng sẽ đánh giá các tính năng khác nhau của sản phẩm của bạn, đối thủ cạnh tranh sẽ cạnh tranh khác đi, chuỗi cung ứng sẽ được cấu hình không giống như ngày hôm qua. Cần thích ứng kinh doanh nhanh chóng khi thế giới ngày càng thay đổi sau cuộc khủng hoảng.

Covid-19 làm cả thế giới thay đổi, nhưng doanh nghiệp phải thích ứng nhanh hơn để sống sót và bật mạnh trở lại - Ảnh 2.

Tin mới

Mẫu SUV nhỏ gọn của Honda sắp có thêm phiên bản "tiết kiệm xăng", giá bao nhiêu?
11 giờ trước
Honda HR-V chuẩn bị bổ sung thêm một biến thể hybrid giá rẻ.
Giá vé máy bay tăng cao, thuế phí đang được tính ra sao?
10 giờ trước
Trong cơ cấu giá vé máy bay chỉ có 2 mục là các hãng hàng không thu hộ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là Phục vụ hành khách và Bảo đảm an ninh hành khách, hành lý
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến toàn dân
9 giờ trước
Ngày 13/4/2024 vừa qua, IVIE – Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến toàn dân được Hội đồng Bình chọn chung tuyển trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 với lĩnh vực: Y tế, chăm sóc sức khỏe. Giải thưởng này là sự ghi nhận của hội đồng chuyên môn cho ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Giá rẻ bậc nhất thị trường, phân khúc xe này đang ngày càng được lòng khách Việt: Đều đặn có model mới chào sân mỗi năm, các ‘ông lớn’ đều coi là chủ lực
9 giờ trước
Từ chỗ chỉ có 1,2 model với doanh số khiêm tốn, SUV đô thị phân khúc A đang chứng kiến ngày càng nhiều model cạnh tranh quyết liệt.
Xe điện Trung Quốc 'đánh sập' thị trường Thái Lan: Bài học cảnh tỉnh trước dòng lũ ô tô điện giá rẻ
8 giờ trước
Thị trường xe điện Thái Lan bất ngờ suy giảm và trở nên khó dự đoán sau khi hàng loạt thương hiệu Trung Quốc tiếp cận và kích động cuộc chiến dìm giá.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.