"Cuộc chơi" ngân hàng 0 đồng: Lộ điểm hấp dẫn "trí mạng" đối với Vietcombank, MB, HDBank và VPBank

02/05/2024 09:35
Nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém nhận được sự quan tâm của cổ đông tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Có ý kiến cho rằng, xét về góc độ tài chính, hầu hết các ngân hàng không thiết tha tham gia "cuộc chơi" này. Vậy điều gì "hấp dẫn" Vietcombank, MB, HDBank hay VPBank?

Hiện có 3 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu bị kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng gồm: Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (OceanBank). Cùng với đó, Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, bắt buộc tái cơ cấu.

"Cuộc chơi" tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng: Cơ chế, chính sách phù hợp và hấp dẫn

Thừa nhận rằng, xét về góc độ tài chính đơn thuần thì hầu hết các ngân hàng không "thiết tha" với việc tham gia hỗ trợ các ngân hàng 0 đồng, ngân hàng yếu kém, bởi theo ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), về mặt năng lực tài chính và năng lực quản trị, không phải ngân hàng nào cũng có thể tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng. Trong khi đó, các ngân hàng 0 đồng bị chuyển giao bắt buộc hiện nay đều bị lỗ lũy kế rất lớn và đang tiếp tục lỗ.

Tuy nhiên, trường hợp của VPBank hơi "đặc biệt" – theo ông Dũng. Điểm đặc biệt đó là, với sự tham gia của SMBC, VPBank có nền tảng vốn lớn và trong chiến lược của VPBank, tăng trưởng quy mô rất quan trọng. Với việc tham gia vào tái cơ cấu, góc độ tài chính, VPBank không được lợi gì nhưng VPBank nhưng sẽ có được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Bên cạnh đó, hiện tại nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn tham gia vào VPBank. Khi tham gia tái cơ cấu, VPBank sẽ được mở room nước ngoài. Ông Dũng cho hay, ông không loại trừ việc nhà đầu tư nước ngoài muốn nâng room sở hữu tại VPBank và room cao hơn 30% là điều kiện quan trọng cùng với tăng trưởng tín dụng cao, giúp VPBank tiếp tục nâng quy mô của ngân hàng.

"Các cơ chế và chính sách khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng phù hợp và hấp dẫn với VPBank. Bên cạnh đó, nếu tham gia tái cơ cấu giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam tốt hơn, mà chúng ta lại có năng lực để làm thì tại sao chúng ta lại không đóng góp?", ông Dũng nhấn mạnh.

Tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), vấn đề này cũng "nóng" tại ĐHĐCĐ. Theo chia sẻ của Phó Chủ tịch HĐQT HDBank, bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Ngân hàng nhận được lời đề nghị từ phía Ngân hàng Nhà nước từ cách đây 5 -6 năm, đã sắp xếp và sẵn sàng tham gia một cách nghiêm túc. HDBank là một trong 4 ngân hàng được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đánh giá có hoạt động lành mạnh và năng lực tài chính tốt và được lựa chọn để tham gia đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.

Bà Thảo cũng bày tỏ, việc nhận nhiệm vụ này thể hiện trách nhiệm của HDBank. Điều đáng nói, khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, hàng năm HDBank sẽ có được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhờ chính sách ưu đãi. Đây là cơ hội bứt phá, chiếm lĩnh thị trường và giúp HDBank hiện thực hóa "tham vọng" trở thành một trong những ngân hàng top đầu trong 5 năm tới.

Chuyển giao ngân hàng yếu kém sẽ được thực hiện ngay trong năm 2024

MB là đơn vị đầu tiên lấy ý kiến cổ đông về phương án nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng yếu kém từ năm 2022. Đến năm 2023, lãnh đạo ngân hàng này cho biết ngân hàng đã chuẩn bị, xây dựng, báo cáo phương án chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại theo quy định và triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại đó.

Tại ĐHĐCĐ năm nay, ông Lưu Trung Thái – Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đánh giá, việc nhận chuyển giao bắt buộc là cơ hội giúp mở ra không gian phát triển mới cho MB, nhất là tăng trưởng tín dụng và nâng cao năng lực quản trị. Chủ tịch MB cũng khẳng định, ngân hàng đã sẵn sàng với nhiệm vụ được giao, chỉ còn chờ Chính phủ duyệt.

"Hiện, MB đã và đang triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại mục tiêu theo định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhằm chuẩn bị cho việc nhận chuyển giao bắt buộc, có thể sẽ được thực hiện trong năm nay. Sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng mục tiêu vẫn là một ngân hàng độc lập trực thuộc MB. Sau khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu, MB có thể lựa chọn sáp nhập hoặc thoái vốn khỏi ngân hàng này", ông Thái nói.

Tương tự, ông Đỗ Việt Hùng - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, Vietcombank sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, đã được Luật TCTD 2024 quy định.

Ngoài ra, tổ chức nhận chuyển giao sẽ có quyền định đoạt, xử lý tổ chức chuyển giao bắt buộc: nếu tìm được tổ chức nước ngoài phù hợp, có thể bán tổ chức nhận chuyển giao, duy trì hoặc có phương án khác như chuyển đổi, cải cách (chẳng hạn như chuyển sang ngân hàng số). Tiến độ chuyển giao tùy thuộc vào quyết định Chính phủ, NHNN. Dự kiến việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong năm 2024 này.

Cũng theo lãnh đạo Vietcombank, là ngân hàng có vai trò chủ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank có trách nhiệm thực hiện xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, góp phần vào đảm bảo ổn định, hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Đảm bảo toàn hệ thống thì mới đảm bảo được an toàn từng tổ chức.

Tin mới

Hàng loạt điện thoại Samsung giảm giá sốc, 2 triệu đồng có máy ổn để dùng
47 phút trước
Nhiều dòng điện thoại "hot" đều đang giảm giá chạm đáy. Đơn cử Galaxy A05 hay A05S phiên bản bảo hành điện tử có giá cuối sau khi thu cũ - đổi mới lần lượt là 2,03 triệu và 2,59 triệu đồng.
Giá hoa cúc tăng cao
22 phút trước
Ngày 16-5, tại chợ hoa tươi Hồ Thị Kỷ (quận 10), TP HCM, giá bán lẻ hoa cúc mai, cúc tứ quý, cúc mắt ngọc tăng cao hơn bình thường, phổ biến khoảng 20.000 đồng/bó, cúc lưới 40.000 đồng/bó, cúc kim cương 43.000 - 45.000 đồng/bó.
Vừa bị Mỹ áp thuế 100% đối với xe điện, các hãng xe Trung Quốc lập tức đổ xô đến 2 quốc gia này
2 giờ trước
Một cuộc đua giữa BYD và các hãng xe điện tới 2 quốc gia 'láng giềng' Mỹ khiến giá cước vận chuyển tăng từ 4 – 6 lần.
Metro số 1 lại dời đến tháng 10 mới vận hành, cuối năm Nhật Bản bàn giao toàn bộ cho TP.HCM
2 giờ trước
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết tuyến metro số 1 sẽ dời đến tháng 10/2024 mới khai thác thử thay vì tháng 7 như đã hẹn.
Giá vàng tăng "điên rồ và ngoài dự đoán": Nhìn từ thị trường Trung Quốc
2 giờ trước
Giá vàng thế giới đã tăng mạnh đến sát mốc 2.400 USD/ounce. Ngoài nguyên nhân là những tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Mỹ tạo “cơn sốt giá vàng”, đợt tăng giá này các chuyên gia phải thừa nhận là “điên rồ và nằm ngoài dự đoán”. Một động lực khác của cơ "sốt vàng" là sức mua từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Ngành game Việt Nam và cột mốc doanh thu 1 tỷ đô, liệu có khả thi?
3 giờ trước
Ngành công nghiệp game tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và đầy tiềm năng, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trò chơi di động và sự gia tăng số lượng người dùng trẻ, am hiểu công nghệ.
MG – Chiếc xe hội tụ cả "Thế giới" - Một sản phẩm “Toàn cầu”
3 giờ trước
Khi lựa chọn ô tô, người Việt ưu tiên không chỉ tiện nghi và công nghệ, mà còn về giá trị thương hiệu được minh chứng qua thời gian. MG, thương hiệu lịch sử 100 năm từ Anh Quốc, biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, mang đến những chiếc xe đáp ứng nhu cầu kỹ thuật và tầm nhìn toàn cầu.
iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
5 giờ trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng: Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng, xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng
6 giờ trước
Không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; Đến ngày 15/6 tới, rút giấy phép đơn vị không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng,... là những chỉ đạo của Thủ tướng trong phiên họp chiều tối 16/5.