Cuộc đua những chiếc “máy bay không cánh” hao tiền tốn của đang diễn ra ở châu Á và châu Âu

28/11/2022 09:50
Các dự án đường sắt cao tốc mới ở châu Âu và châu Á đang khiến cho cuộc đua loại phương tiện có thể di chuyển với tốc độ của các phi cơ ngay trên mặt đất đang ngày càng cam go.

Sức hấp dẫn của các tuyến tàu cao tốc

Gần đây, Tây Ban Nha đã củng cố vị thế thủ đô của đường sắt cao tốc châu Âu với việc ra mắt Iryo, hệ thống tàu cao tốc thứ 4 của nước này. Sự xuất hiện của nó giúp khách du lịch có nhiều lựa chọn cùng kỳ vọng giá thành sẽ giảm xuống nhờ sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Cách đó hàng nghìn km, Lào, quốc gia Đông Nam Á, hiện đã trở nên dễ tiếp cận nhờ tuyến đường sắt bán cao tốc mới được khánh thành. Nhờ có nó, việc đi lại xuyên quốc gia đã giảm tới 75% thời gian. Nhưng thắng cảnh du lịch như Luang Prabang, cố đô thời phong kiến đẹp như tranh vẽ và Luang Namtha, một khu vực với những ngọn núi có rừng rậm, giờ đây đã nằm trên một tuyến đường sắt quan trọng và huyết mạch.

Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng quan tâm hơn tới biến đổi khí hậu, những chuyến bay đang trở nên kém hấp dẫn với nhiều du khách. Mối đe dọa với ngành hàng không bỗng trở nên lớn hơn khi mà các tuyến đường sắt cao tốc liên tục được xây mới, hứa hẹn sẽ thay thế hiệu quả cho việc di chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là những lộ trình chưa dài tới 1.100 km.

Cuộc đua những chiếc “máy bay không cánh” hao tiền tốn của đang diễn ra ở châu Á và châu Âu - Ảnh 1.

Có thể hoạt động với vận tốc khoảng 290 km/h, đường sắt cao tốc là sự kết hợp giữa tốc độ với sự tiện nghi, thoải mái. Trong khi đó, khả năng chuyên chở số lượng khổng lồ du khách khiến hiệu quả của chúng trở nên vượt trội. Công nghệ giúp ít nhiên liệu bị tiêu hao trong quá trình vận hành.

Kể những năm 1980, hàng tỷ USD đã được đầu tư vào các tuyến đường sắt cao tốc xuyên châu Á và châu Âu. Nổi tiếng nhất trong số đó là tàu điện Shinkansen của Nhật Bản và Train a Grand Vitesse (TGV) của Pháp. Trong thập kỷ qua, người ta phải nói tới sự nổi lên của Trung Quốc khi xây dựng mạng lưới đường sắt mới dài 38.000 km đến hầu hết mọi nơi trên đất nước.

Để không bị bỏ lại phía sau, Tây Ban Nha, Đức, Italy, Bỉ và Anh cũng đang mở rộng mạng lưới đướng ắt châu Âu với các quốc gia khác. Chúng dự kiến sẽ được thông tuyến vào năm 2030.

Gia nhập cuộc đua này còn có một số nước châu Phi. Đường sắt cao tốc đầu tiên xuất hiện ở châu lục này năm 2018 tại Ma rốc. Ai Cập có thể là cái tên tiếp theo trong cuộc đua này trước năm 2030.

Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, chẳng hạn như Hàn Quốc, Ả rập Xê út, Ấn Độ, Thái Lan, Nga hay Mỹ…, các tuyến đường sắt cao tốc mới cũng đang được lên kế hoạch xây dựng. Người ta muốn tạo ra các tuyến đường ray, di chuyển giữa các thành phố với vận tốc lên tới 250 km/h.

Công nghệ đặc biệt của những chiếc "tàu bay mặt đất"

Tốc độ của các đoàn cầu cao tốc cũng đang khiến nhiều người kinh ngạc. Trong bảng xếp hạng 10 mẫu “phi cơ không cánh” chạy nhanh nhất thế giới, 2 vị trí đầu tiên thuộc về các loại tàu của Trung Quốc. Dẫn đầu là hệ thống tàu đệm từ ở Thượng Hải với khả năng chạy với vận tốc 460 km/h. Nhờ lướt trên mặt ray thông qua từ trường, tàu di chuyển siêu mượt mà đồng thời không tốn năng lượng. Nó bay theo đúng nghĩa, dù chỉ cách mặt đường ray chừng vài mm. Tuy nhiên, tuyến này có chiều dài không đáng kể.

Trong khi đó, tuyến đường sắt tốc độ cao dài nhất thế giới chính sử dụng loại tàu CR400 'Fuxing' của Trung Quốc có khả năng đạt đến tốc độ 350 km/h và cũng là loại tàu cao tốc chạy nhanh thứ 2 thế giới. Với 16 toa xe cùng khả năng chuyên chở 1.200 người. Đặc biệt, các toa tàu loại này đều được tích hợp các công nghệ giải trí hiện đại nhất, bao gồm màn hình thông minh, sạch thiết bị không dây. Riêng toa tàu cũng được tích hợp cảm biến để có thể tự điều chỉnh khi tàu đi vào những khu vực thời tiết khắc nghiệt. Tàu này vận hành không cần người lái.

Cuộc đua những chiếc “máy bay không cánh” hao tiền tốn của đang diễn ra ở châu Á và châu Âu - Ảnh 2.

Đứng ngay sau CR400 là ICE3 của Đức với khả năng di chuyển với vận tốc 330 km/h. Là thành viên nổi tiếng nhất trong gia đình “sâu trắng” ICE, phiên bản thứ 3 này ra đời năm 1999 và hiện vẫn đang giữ kỷ lục tốc độ. Nó hoạt động đầu tiên trên tuyến đường sắt cao tốc Cologne-Frankfurt dài 180 km, đưa thời gian đi lại từ 2 thành phố từ 2h30 phút xuống còn 62 phút.

Tốc độ bình thường của ICE3 là 300 km/h nhưng nó được phép chạy tới 330 km/h. Tốc độ tối đa mà nó đạt được khi chạy thử nghiệm là 368 km/h. Trái tim của đoàn tàu là 16 động cơ điện được phân phối trên toàn bộ 8 toa của tàu, mang lại công suất lên tới 11.000 mã lực.

Hiện tại, các tàu ICE3 đang hoạt động trên khắp nước Đức và cả các tuyến đường sắt xuyên châu Âu, kết nối các thành phố của Đức với Paris, Amsterdam và Brussels. Thiết kế của nó cũng là cơ sở của dòng tàu cao tốc Siemens “Velaro” đã được Đức bán bản quyền cho Tây Ban Nha, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc….

Đứng ở các vị trí tiếp theo là TGV của Pháp với tốc độ 320 km/h và JR East E5 của Nhật Bản với vận tốc tương tự. Tuy nhiên, Pháp và Nhật vẫn luôn là những tượng đài trong lĩnh vực tàu cao tốc, khi năm 2007 Pháp đã thử nghiệm loại tàu có thể chạy với tốc độ 574,8 km/h trên đường ray thông thường còn Nhật Bản đã có tàu cao tốc từ những năm 1964.

Tham khảo: CNN

Tin mới

Trung Quốc tung ra 'cục sạc di động' cho ô tô điện, có thể di chuyển tự do mà không cần người điều khiển
2 giờ trước
Gã khổng lồ ô tô điện Trung Quốc Wuling vừa ra mắt một bước tiến mới trong công nghệ trạm sạc di động cho xe điện (EV), tạo nên một cuộc cách mạng về cách cung cấp năng lượng cho xe hơi trong thời đại năng lượng tái tạo.
"Vua" xe ga 160cc nét căng ra mắt Campuchia, ăn đứt Air Blade, Honda SH
53 phút trước
NCX Honda ADV160 2025 được trang bị kính chắn gió lớn, màn hình LCD hiện đại, phanh ABS, bình xăng 8,1 lít.
Chàng trai Tây làm phở Việt sấy khô cực độc lạ, dân tình người ngỡ ngàng, người "khóc thét"
45 phút trước
Không chỉ gây sốt với cách làm phở Việt sấy khô độc lạ, mà đoạn clip còn khiến cộng đồng mạng còn không ngừng tò mò về thành quả cuối cùng của món ăn này.
Tại sao Temu lại rẻ như vậy? 5 lý do đằng sau mức giá thấp của Temu
54 phút trước
Nếu bạn tình cờ biết đến Temu và tự hỏi tại sao giá các món đồ được bán trên đó lại thấp như vậy thì hãy yên tâm, bạn không phải là người duy nhất.
Giá vàng tăng cao kỷ lục, Hội đồng Vàng thế giới và chuyên gia đồng thuận đưa ra dự báo “nóng” gì?
22 phút trước
Trong những ngày qua, giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục. Vậy, các chuyên gia đưa ra nhận định gì về kịch bản sắp tới?

Tin cùng chuyên mục

Thời của siêu ứng dụng: Khi app ngân hàng không chỉ để chuyển tiền
14 phút trước
Nếu như 10 năm trước, app ngân hàng chỉ dùng để chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, thì giờ đây, cuộc chạy đua biến nó trở thành một công cụ siêu tiện ích đã và đang được rất nhiều nhà băng triển khai, nhằm phục vụ "tận răng" và tối đa hóa mọi lợi ích cho khách hàng của mình.
Áp thuế, chặn hàng nước ngoài ở Temu, Shein, Shopee “xé lẻ” đơn hàng hưởng đặc lợi tại Việt Nam
2 ngày trước
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, tại dự thảo sửa đổi Luật Thuế Giá trị gia tăng đang trình Quốc hội, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng vào quy định của luật.
Doanh nghiệp làm gì để cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ?
28/10/2024 03:26
Hiện nay, qua kênh thương mại điện tử, hàng Trung Quốc giá rẻ đang tràn vào Việt Nam trong tình trạng “báo động đỏ”. Vậy doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng cần làm làm gì trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này ở thị trường nội địa?
Xe Trung Quốc tại Triển lãm Ô Tô Việt Nam 2024 đẹp, nhưng người Việt chưa mặn mà
27/10/2024 08:55
Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024 ghi nhận sự vắng mặt của nhiều thương hiệu lớn như: Ford, Mazda,... tạo cơ hội cho các hãng xe Trung Quốc như BYD, GAC và MG tỏa sáng. Các thương hiệu này đã thu hút sự chú ý với nhiều mẫu xe mới, thiết kế ấn tượng và có giá thành cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo ngại về chất lượng và độ tin cậy của xe Trung Quốc.