Cuộc khủng hoảng thanh khoản tại tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc

13/09/2021 12:11
Evergrande, công ty bất động sản vay nợ nhiều nhất Trung Quốc, chưa thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn lượng tiền mặt ngày càng giảm. Fitch gần đây hạ xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ của Evergrande từ CCC+ xuống CC, cho biết công ty có thể mất thanh khoản.
Cuộc khủng hoảng thanh khoản tại tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc - Ảnh 1.

Tổng nợ của Evergrande làm dấy lên lo ngại về một vụ vỡ nợ có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản có đòn bẩy tài chính cao tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán đang ngày càng tăng từ tập đoàn Evergrande. Một sự đổ vỡ, nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng đến các thị trường toàn cầu và phơi bày tình trạng nguy hiểm của thị trường bất động sản khổng lồ tại Trung Quốc.

Nhà phát triển bất động sản có khoản nợ vay lớn nhất thế giới này tuần trước cho biết rằng họ có thể mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính, làm dấy lên tâm lý hoảng loạn trong các nhà đầu tư, khiến giao dịch trái phiếu và cổ phiếu của công ty tại các sàn Thượng Hải và Thâm Quyến bị gián đoạn.

Fitch là công ty gần đây nhất đưa ra cảnh báo hôm 8/9, đồng thời hạ xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ của Evergrande từ CCC+ xuống CC, cho biết công ty có thể mất thanh khoản. Moody’s cũng đã hạ tín nhiệm của Evergrande, lần hạ thứ 3 trong vài tháng gần đây.

Cuộc khủng hoảng thanh khoản khiến cho giá trái phiếu của Evergrande được giao dịch chưa đến 30 cent/USD (tức chỉ 30% mệnh giá), mức được đánh giá là vô cũng thất vọng. Điều đó làm dấy lên không ít lo ngại về lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm 28% giá trị của nền kinh tế Trung Quốc nhưng lại đang nợ nần chồng chất. 

Tại sao Evergrande mất khả năng trả nợ?

Evergrande phát triển các dự án bất động sản, sau đó bán các căn hộ cho khách hàng, những người thường thanh toán trước khi dự án hoàn thành. Công ty đang sở hữu 778 dự án, tại 223 thành phố.

Quá trình thanh toán đối với các nhà cung cấp của Evergrande thường được dựa trên các hoá đơn thương mại, loại chứng từ cam kết thanh toán trong ngắn hạn.

Tuần trước, Evergrande cho biết các vấn đề liên quan tới dòng tiền, bao gồm các khoản thanh toán muộn đối với nhà cung cấp và phí xây dựng, khiến cho nhiều dự án của công ty phải dừng triển khai. Công ty bắt buộc phải bán bớt tài sản để thu tiền mặt, và ở thời điểm hiện tại, một vài nhà cung cấp đã dừng chấp nhận các hoá đơn thương mại phát hành bởi Evergrande. S&P gợi ý rằng Evergrande có thể thanh toán cho các nhà cung cấp thông qua các tài sản bất động sản thay vì tiền mặt.

Evergrande đang vướng vào một vòng luẩn quẩn, khi họ không có đủ tiền để hoàn thành các dự án và tạo ra doanh thu, vốn đã giảm 26% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước đó, cho dù công ty này đã tung ra nhiều chính sách khuyến mãi.

Công ty cần tiền mặt không chỉ để chi trả các chi phí nợ, mà còn trực tiếp giảm quy mô các khoản nợ khổng lồ. Các quy định ban hành bởi Bắc Kinh 1 năm trước yêu cầu các nhà phát triển bất động sản lớn của Trung Quốc phải cắt giảm các khoản nợ. Đó là một trong các lý do chính khiến cho áp lực dồn nén lên tập đoàn này ngày một tăng lên trong suốt năm vừa qua.

Chúng tôi cho rằng Evergrande sẽ mất khả năng thanh toán, trừ khi có một diễn biến tích cực nào đó xảy ra đối với công ty này, ví dụ như tình hình kinh doanh sáng sủa hơn”, theo Matthew Chow đến từ S&P.

Những khoản nợ nào có rủi ro mất thanh toán?

Cuối tháng 6, Evergrande đang sở hữu khoản nợ có giá trị 572 tỷ nhân dân tệ (89 tỷ USD), bao gồm nợ ngân hàng và thị trường trái phiếu trong và ngoài Trung Quốc. Con số này giảm khoảng 20% so với khoảng 111 tỷ USD ghi nhận vào cuối năm 2020, sau khi chính phủ quy định các công ty như Evergrande phải bằng mọi cách phải cắt giảm nợ. Nhưng giá trị các khoản nợ đến hạn thanh toán lại tăng lên hơn 300 triệu USD so với cuối năm 2020.

Khi hạ tín nhiệm của Evergrande trong tháng 8, S&P ước tính công ty đang đối mặt với nghĩa vụ thanh toán hơn 37 tỷ USD tiền hoá đơn thương mại và các khoản thanh khác trong vòng 12 tháng tới, và riêng trong khoảng thời gian còn lại của năm nay là hơn 15 tỷ USD. Cuối tháng 6, Evergrande chỉ còn hơn 13 tỷ USD tiền mặt.

Cuộc khủng hoảng thanh khoản tại tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc - Ảnh 2.

Một dự án của Evergrande ở thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: VCG.


Trong tổng cộng khoảng 14 tỷ USD vốn huy động trái phiếu, không có trái phiếu nào đáo hạn trong năm 2021. Tuy nhiên, Evergrande phải thanh toán 129 triệu USD tiền lãi trong tháng 9 và 850 triệu USD trong năm nay, theo Fitch.

Hôm 8/9, REDD Intelligence, công ty cung cấp dịch vụ phân tích tín dụng, cho biết Evergrande có thể trì hoãn thanh toán dựa trên một sản phẩm quản lý tài sản mà công ty này đã phát hành. Hơn nữa, REDD cũng cho biết Evergrande đã thông báo tới các ngân hàng rằng họ sẽ dừng các khoản thanh toán lãi suất từ ngày 21/9.

Mất khả năng thanh toán ảnh hưởng gì đến thị trường trái phiếu

Evergrande nhận được tiền đầu tư từ nhiều tập đoàn quốc tế lớn bao gồm Allianz, Ashmore và BlackRock. Việc mất khả năng thanh toán sẽ có tác động lan tỏa lên các thị trường toàn cầu, nơi nhiều nhà đầu tư trước kia đã dự báo chính phủ Trung Quốc sẵn sàng dang tay cứu họ trong thời điểm khó khăn.

Evergrande đang nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua việc bán tài sản. Nhưng Iris Chen, chuyên gia phân tích tại Nomura, lại cho rằng cách làm đó “sẽ làm tổn hại đến các nhà đầu tư trái phiếu ở nước ngoài", vì “quá trình đó chỉ được sử dụng để thanh toán cho các khoản đáo hạn thanh toán trong nước”, ví dụ như chi phí xây dựng, và nợ.

Một khía cạnh khác là tác động lớn hơn lên các nhà phát triển bất động sản khác, những công ty vẫn phụ thuộc lớn vào thị trường nợ và đang tuân thủ theo quy định giảm nợ của Bắc Kinh.

Guangzhou R&F bị Moody’s hạ tín nhiệm vì lo ngại công ty sẽ phải phát hành thêm nợ để thanh toán các khoản nợ cũ, quá trình được biết đến với tên gọi tái cấp tài chính. Guangzhou R&F có nhiều khoản thanh toán vượt quá khoản tiền mặt hiện có, theo Moody’s, và nếu như không thể tái cấp vốn, công ty sẽ mất khả năng thanh toán. Trái phiếu của công ty này đã được chào bán trong tuần qua.

Chi phí đi vay cũng ngày một tăng và lãi suất trái phiếu cũng đã lên mốc 13% hồi tháng trước so với dưới 10% trong tháng 6, theo dữ liệu thu thập bởi Ice Data Service.

Các chuyên gia phân tích của Citi trong tuần trước cũng phát biểu rằng doanh thu tháng 8 của 31 công ty bất động sản đã niêm yết giảm 19% so với cùng kỳ năm trước đó. Họ cũng bổ sung thêm rằng: “Lo ngại về tác động của Evergrande sẽ tạo ra vô vàn khó khăn trong việc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước”.

Tác động ở Trung Quốc

Ngay cả khi chính phủ cho phép Evergrande dừng các khoản thanh toán, một cách tiếp cận được đánh giá hướng tới thị trường nhiều hơn, chính quyền các địa phương vẫn sẽ chung tay để các dự án của công ty này, đang tuyển dụng hơn 160.000 lao động, tiếp tục được triển khai. Các nhà phát triển bất động sản tại Trung Quốc thường đi vay các khoản vay lớn tại các ngân hàng quốc doanh.

Vụ việc mất khả năng thanh toán tại China Fortune Land Development, một công ty chuyên phát triển bất động sản khu công nghiệp, dẫn tới sự ra đời của một uỷ ban các chủ nợ. Một báo cáo của REDD trong tháng 8 cho biết chính quyền tỉnh Quảng Đông đang thu thập ý kiến từ các ngân hàng về việc thành lập một uỷ ban tương tự đối với trường hợp của Evergrande. Tập đoàn này cũng cho biết họ đang làm việc với chính phủ về các dự án đang bị đình trệ.

Ngoài các thị trường, vấn đề lớn nhất đối với Bắc Kinh đó chính là tác động của vụ việc này lên toàn thị trường bất động sản nói chung, vốn là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc trong nhiều thập kỷ quanhưng lại bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tín dụng thắt chặt.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
21 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.