Đất đai nhỏ lẻ là nút thắt lớn nhất cản dòng đầu tư vào nông nghiệp

06/08/2018 15:13
Đất đai manh mún, lực lượng sản xuất thiếu chuyên nghiệp, thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp… đó là những rào cản đầu tư vào nông nghiệp.

Tại Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vừa diễn ra cuối tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “đặt hàng” ngành nông nghiệp trong 10 năm nữa phải ở top 15 quốc gia phát triển nhất, riêng lĩnh vực chế biến nông sản phải vào top 10. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh những nỗ lực nội tại của ngành nông nghiệp còn cần đến những chính sách hỗ trợ gỡ nhiều “nút thắt” đang là lực cản trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Ruộng nhỏ lẻ cản trở sản xuất lớn

Nước ta có gần 14 triệu hộ nông dân đang sở hữu 78 triệu mảng ruộng nhỏ lẻ, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao và là cản trở khi doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp.

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có 27,2 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 82,3% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước. Hộ gia đình cá thể đang quản lý sử dụng 15 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 55% đất nông nghiệp của cả nước, tổ chức kinh tế đang sử dụng 2,7 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 10% đất nông nghiệp của cả nước.

Đất đai nhỏ lẻ là nút thắt lớn nhất cản dòng đầu tư vào nông nghiệp - Ảnh 1.

78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ, cản trở nền sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ cho biết, với một số lĩnh vực dịch vụ thì chỉ cần thuê đất 1-2 năm là hoàn vốn nhưng với nông nghiệp phải là 5-10 năm và lâu hơn nữa mới có thể tổ chức sản xuất và thu hồi vốn đầu tư. Đây là khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà cần có chiến lược cụ thể hoạch định lại toàn bộ đất đai với chiến lược dài hạn để hướng đến một nền nông nghiệp phát triển.Mô hình kinh tế hộ gia đình với việc quản lý sử dụng đất manh mún, nhỏ lẻ khó phù hợp với điều kiện phát triển nền nông nghiệp quy mô lớn và chất lượng cao. Nếu không tháo gỡ được rào cản về đất đai, không có một quy mô tập trung nhất định thì không thể tổ chức sản xuất một cách hiệu quả theo chuỗi giá trị. Tái cơ cấu nông nghiệp đầu tiên là phải hướng đến tích tụ ruộng đất.

“Nhiều doanh nghiệp phải đi thuê từng thửa ruộng của nông dân gom lại, có những khu vực doanh nghiệp đã thuê được cả ha ruộng nhưng kẹt ở giữa là một khu ruộng mà người chủ dứt khoát không cho thuê. Máy móc chạy trên một cánh đồng lớn nếu chạy một vệt rất nhanh, nhưng với thửa ruộng nhỏ lẻ thì sẽ giảm nhiều hiệu quả và năng suất lao động” – ông Cường nói.

“Nút thắt” đất đai là nút thắt đầu tiên nhưng cũng là quyết định trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ, chế biến nông sản còn yếu

Bên cạnh câu chuyện về đất, hiện nay chế biến nông sản Việt Nam còn rất yếu. Theo Công ty CEL Consulting - Tư vấn quản lý chuỗi cung ứng và điều hành sản xuất tại các thị trường kinh tế mới nổi, tỷ lệ thất thoát thực phẩm sau thu hoạch ở Việt Nam (năm 2018) rất cao: rau quả là 32%, thịt là 14% và thủy sản là 12%. Điều này cũng phản ánh rõ năng lực chế biến nông sản hiện nay của nước ta.

Đất đai nhỏ lẻ là nút thắt lớn nhất cản dòng đầu tư vào nông nghiệp - Ảnh 2.

Chế biến nông sản của nước ta của nước ta còn yếu.


Ông Giáp Văn Triệu, Giám đốc Công ty TNHH Triệu Biển (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) cho rằng nếu có thể chế biến, bảo quản được thì nông sản Việt Nam giá trị còn cao hơn nhiều. Như vụ vải thiều năm nay tại Bắc Giang, giá vải lúc cao điểm đạt 40.000 đồng/kg, nhưng giá liên tục giảm khi vào vụ lúc người dân thu hoạch, có thời điểm còn rất thấp. Giá vải bình quân toàn vụ đạt 16.000đồng/kg.

“Lúc cao điểm thu hoạch vải thiều tại Lục Ngạn thì những vật liệu sơ chế để bảo quản vải thiều là thùng xốp và đá cây còn cháy hàng, giá tăng liên tục theo ngày. Đây chỉ là sơ chế đã thiếu vật tư, chế biến thì là một câu chuyện dài” – ông Triệu cho biết.

Tình trạng được mùa mất giá, khủng hoảng thừa trong nông nghiệp như nuôi heo ở Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nam, trồng dưa chuột, dưa hấu ở Quảng Ngãi, trồng nghệ ở Tây Nguyên… vẫn cứ diễn ra. Nguyên nhân một phần do chế biến nông sản của nước ta còn thiếu, nông sản thì thu hoạch trong một thời điểm ồ ạt, không được chế biến, bảo quản để điều tiết nguồn cung.

Mới đây, Nghị định 57 của Chính phủ ngày 17/4/2018 có quy định điều kiện ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nông sản. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề bất cập khi quy định sấy nông sản phải có công suất 100 tấn sản phẩm/ngày thì mới được hỗ trợ. Mức năng suất này là quá cao, trong khi doanh nghiệp nông nghiệp hầu hết là vừa và nhỏ, rất ít doanh nghiệp đáp ứng được để hưởng sự hỗ trợ từ ngân sách./.

Theo thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT: Nửa đầu năm 2018, số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản thành lập mới tăng thêm 885 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp cả nước lên 8.667 doanh nghiệp.


Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.805.975 VNĐ / tấn

17.11 UScents / lb

0.29 %

- 0.05

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.574.769 VNĐ / tấn

395.34 UScents / lb

0.45 %

+ 1.77

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.982.683 VNĐ / tấn

1,045.10 UScents / bu

0.46 %

+ 4.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.489.247 VNĐ / tấn

296.25 USD / ust

0.66 %

+ 1.95

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
10 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
11 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
15 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng