Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium

06/10/2018 08:32
Phải có giải pháp xử lý mạnh tay đối với lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium, nếu không sẽ gây hệ lụy lớn đến ngành nông nghiệp.

Oằn mình đi kiểm dịch

Giải pháp đối phó với lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium (cây kế đồng) trở thành vấn đề nóng tại Tòa đàm về nhập khẩu lúa mì của doanh nghiệp Việt tổ chức chiều 5/10 tại Hà Nội.

Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium - Ảnh 1.
Lê Sơn Hà, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật: 10 tháng qua cơ quan BVTV đã căng mình kiểm định để ngăn chặn nguy cơ cỏ Cirsium thâm nhập và phát tán tại Việt Nam (Ảnh: Hồng Quang)

Ông Lê Sơn Hà, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu gần 4 triệu tấn lúa mì, trong đó hơn 1,2 triệu tấn, tức 30% lượng nhập khẩu có chứa cỏ Cirsium. Mới đây, đã phát hiện lô hàng hơn 500 tấn lúa mì nhập khẩu vào thành phố Hồ Chí Minh cũng chứa loại cỏ nguy hại này.

Lý giải về tính nguy hại của cỏ Cirsium, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) cho biết, loại cỏ này chưa xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho 27 loại cây trồng khác nhau. Nhiều nước như Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ đã liệt Cirsium vào loại thực vật nguy hại và bị cấm.

Ông Lê Sơn Hà cho rằng đã có nhiều bài học về xử lý loại cỏ này. Đơn cử như Mỹ hàng năm thiệt hại hàng chục triệu USD do loại có này làm mất mùa. Hơn nữa, nếu dùng thuốc diệt cỏ thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.

Đặc biệt, hạt cỏ Cirsium rất nhỏ, với khả năng lây bệnh rất cao bởi hạt cỏ này có thể tồn tại 20 năm trong nước mà vẫn nảy mầm. Nếu loại cỏ này xâm nhập vào nước ta thì nguy cơ hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu đi một số nước sẽ bị cấm, bởi đã có nước cấm loại cỏ này.

Tháng 5/2018, cơ quan BVTV Việt Nam đã gửi thông báo tới các nước xuất khẩu lúa mì có chứa cỏ Cirsium.  “Từ nhiều tháng nay, mỗi ngày chúng tôi huy động hơn 30 cán bộ căng mình xử lý các lô hàng lúa mì chứa cỏ Cirsium,” ông Hà chia sẻ.

Đánh đổi lợi ích để nhập khẩu?

Đại diện Cục BVTV cho biết, bằng chứng trên thế giới và thậm chí kiểm nghiệm trong nước về tác hại loại cỏ này là rất rõ. Nếu loại cỏ này xâm nhập vào Việt Nam, thì hậu quả và thiệt hại là rất lớn.

Do đó, đại diện Cục BVTV kiến nghị, cần xử lý cỏ Cirsium bằng các biện pháp thông thường như làm sạch bằng quạt thổi, sàng lọc… để tránh ảnh hưởng môi trường; hoặc lựa chọn nguồn nhập khẩu lúa mì khác từ Brasil, Australia, Kazakhstan không lẫn loại cỏ này.

Cần phải có biện pháp mạnh tay ngăn chặn cỏ Cirsium thâm nhập vào Việt Nam, tránh để vấn đề trở nên nan giải và khó xử lý như ốc bươu vàng, và hơn nữa là bảo vệ lợi ích chung của ngành nông nghiệp và hàng triệu hộ nông dân, đại diện Cục BVTV khuyến cáo.

Để đối phó với cỏ nguy hại Cirsium, các biện pháp như yêu cầu tái xuất hoặc cấm nhập khẩu lúa mì có chứa cỏ Cirsium cũng sẽ được xem xét, ông Lê Sơn Hà nhấn mạnh.

Đại diện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng, nhu cầu nhập khẩu lúa mì, bột mì để phục vụ sản xuất mì tôm, bánh, sữa, thức ăn gia súc, làm keo cho ván ép công nghiệp… những năm qua đều tăng cao.

Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium - Ảnh 2.
Ông Phan Thông Cường, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mỳ: Rất khó tìm kiếm nguồn nhập khẩu lúa mỳ có chất lượng tốt mà đảm bảo không chứa cỏ nguy hại Cirsium. (Ảnh: Hồng Quang)

Theo ông Phan Thông Cường, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mỳ, doanh nghiệp này đã điều chỉnh nguồn nhập khẩu lúa mì bằng việc xúc tiến nhập khẩu lúa mì từ các nước khác như Australia và Brazil.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là giá cả, mà nằm ở chất lượng lúa mì bởi nguồn lúa mì từ Canada và Nga có chất lượng tốt hơn và khó thay thế. Trong khi đó, nguồn lúa mì nhập khẩu từ Argentina và Brazil khá bấp bênh, nếu không được mùa họ sẵn sàng để tiêu dùng trong nước thay vì xuất khẩu, ông Cường cho biết.

“Chúng tôi đã đề nghị các nhà xuất khẩu từ Canada và Nga xử lý và cam kết xử lý cỏ Cirsium trong hợp đồng cung cấp, nhưng phía Canada đã phản hồi sẽ không bán sang Việt Nam nữa”, ông Cường nói.

Nhiều chuyên gia kiến nghị, nếu áp dụng ngay các quy định cấm nhập khẩu hoặc tái xuất lúa mì chứa cỏ Cirsium sẽ kéo theo những khó khăn về nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp, thậm chí là ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu không nhập khẩu được nguồn lúa mì có chất lượng, dẫn đến hệ lụy về hoạt động sản xuất, việc làm của công nhân lao động.

Chuyên gia kinh tế nông nghiệp Trần Duy Khanh nhận định, nếu lúa mì có chứa cỏ Cirsium được nhập khẩu về làm hạt giống thì nhất định phải cho tái xuất hoặc cấm nhập khẩu.

Tuy nhiên, nếu lúa mì nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi, đều phải nghiền và xử lý nấu chín, thì cần xem xét kỹ lưỡng khi áp dụng biện pháp tái xuất, cấm xuất hoặc tiêu hủy, bởi lẽ doanh nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, vừa yếu về tiềm năng tài chính và công nghệ, cần phải linh hoạt trong áp dụng các biện pháp xử lý để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ông Khanh lập luận.

Ở góc độ khác, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đặt vấn đề: “Nguy hại sẽ ra sao, hàng triệu nông dân sẽ ra sao khi cỏ dại Cirsium thâm nhập vào Việt Nam?”

Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium - Ảnh 3.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy: "Nguy hại sẽ ra sao, hàng triệu nông dân sẽ ra sao khi cỏ dại Cirsium thâm nhập vào Việt Nam?". (Ảnh: Hồng Quang)

Ông Thủy cho biết, hiện khoảng 75% sản lượng nhập khẩu phục vụ chế biến thực phẩm còn lại 25% sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. "Thức ăn chăn nuôi gắn liền với người nông dân, liệu nông dân có treo niêu không khi hoạt động nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi cỏ Cirsium?"

Cần đánh giá tác hại của cỏ Cirsium thật cụ thể và cẩn trọng trước khi đi đến quyết định áp dụng các biện pháp đối với nhập khẩu lúa mì, ông Thủy kiến nghị./.


Tin mới

Không trụ nổi ở quê nhà, một hãng xe Trung Quốc chọn châu Âu để làm lại từ đầu
11 giờ trước
Câu chuyện kỳ lạ có một không hai xoay quanh Aiways có lẽ là lần đầu tiên một hãng xe không thể tìm được chỗ đứng và buộc phải tháo chạy khỏi chính sân nhà của mình.
Hơn 2,8 triệu doanh nghiệp đang kinh doanh sáng tạo và bền vững trên TikTok
10 giờ trước
Sau một năm 2023 ghi nhận sự khởi sắc vượt bậc của cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (sau đây gọi là SMB) trên nền tảng, TikTok Shop tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ SMB. Sự kiện có quy mô lớn nhất là TikTok Shop Summit 2024 với chủ đề “Giải pháp toàn diện thúc đẩy tăng trưởng bền vững” đã diễn ra thành công.
Haval H6 tiếp tục ưu đãi mạnh tay: Giảm 100 triệu và trả 50% trước bạ không phân biệt tỉnh thành
10 giờ trước
Haval H6 không nằm ngoài xu hướng giảm giá và ưu đãi của toàn thị trường ô tô Việt Nam khi liên tục đưa ra các chính sách mạnh tay.
Các ông lớn Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam: Vinfast ra ngay "lời thách đố gai góc", Âu-Mỹ cũng chào thua
10 giờ trước
Xe điện từ Trung Quốc được đánh giá là số 1 thế giới nhưng chúng đã gặp phải kỳ phùng địch thủ Vinfast khi định lấn sân nhà của thương hiệu Việt Nam.
Malaysia vượt Thái Lan trở thành thị trường ô tô lớn thứ hai Đông Nam Á
9 giờ trước
Doanh số tăng vượt mong đợi trong quý đầu của năm 2024 đã giúp Malaysia vượt qua Thái Lan để trở thành thị trường ô tô lớn thứ hai tại Đông Nam Á.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.196.075 VNĐ / tấn

18.17 UScents / lb

-0.87 %

- -0.16

Cacao

COCOA

193.190.435 VNĐ / tấn

7,590.00 USD / mt

2.66 %

+ 197.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.306.027 VNĐ / tấn

203.70 UScents / lb

2.59 %

+ 5.14

Đậu nành

SOYBEANS

11.492.326 VNĐ / tấn

1,228.80 UScents / bu

1.00 %

+ 12.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.319.528 VNĐ / tấn

367.80 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.279.757 VNĐ / tấn

45.05 UScents / lb

1.19 %

+ 0.53

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng
9 giờ trước
Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.
Sản lượng sầu riêng của Cần Thơ tăng gấp 2,5 lần
7 giờ trước
Theo ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, tổng diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đạt khoảng 4.521 ha, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, diện tích cho trái đạt khoảng 3.102 ha, sản lượng sầu riêng ước trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 18.640 tấn, tăng hơn gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Vải chín sớm được giá, nông dân lãi cao
5 giờ trước
Vải mất mùa xong giá vải được các thương lái thu mua tăng từ 45.000 - 60.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với mùa vụ năm 2023, người trồng vải lãi cao.
Giá hoa cúc tăng cao
9 giờ trước
Ngày 16-5, tại chợ hoa tươi Hồ Thị Kỷ (quận 10), TP HCM, giá bán lẻ hoa cúc mai, cúc tứ quý, cúc mắt ngọc tăng cao hơn bình thường, phổ biến khoảng 20.000 đồng/bó, cúc lưới 40.000 đồng/bó, cúc kim cương 43.000 - 45.000 đồng/bó.