Đâu mới là đỉnh của dầu?

05/10/2022 06:30
Dự đoán nhu cầu dầu cao nhất của BP vào năm 2020 hóa ra là sai.

Đã hai năm kể từ khi công ty dầu khí BP Plc của Anh gây ra làn sóng chấn động khi tuyên bố rằng thế giới đã vượt quá nhu cầu dầu cao điểm. Trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng 2020 của công ty, giám đốc điều hành Bernard Looney cam kết rằng BP sẽ tăng chi tiêu năng lượng tái tạo gấp 20 lần lên 5 tỷ USD/năm vào năm 2030 và "không nhận bất kỳ quốc gia mới nào tham gia thăm dò dầu khí".

Khi nhiều nhà phân tích nói về "đỉnh dầu", họ thường đề cập đến thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu bước vào giai đoạn suy giảm không thể đảo ngược. Theo BP, thời điểm này đã đến và đã qua, nhu cầu dầu dự kiến ​​sẽ giảm ít nhất 10% trong thập kỷ hiện tại và nhiều nhất là 50% trong hai thập kỷ tới. BP cũng lưu ý rằng trong lịch sử, nhu cầu năng lượng đã tăng đều, song song với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và ít bị gián đoạn. Mặc dù vậy, đại dịch Covid - 19 và khí hậu khắc nghiệt có thể thay đổi cục diện.

Tuy nhiên, BP đã buộc phải thực hiện một số thay đổi nhỏ sau khi có thông tin rõ ràng rằng đại dịch Covid-19 xuất hiện từ 2 năm trước không khiến nhu cầu dầu giảm đáng kể.

Đâu mới là đỉnh của dầu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng 2022, BP đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi cho rằng GDP toàn cầu sẽ chỉ giảm 1,5% vào năm 2025 so với mức năm 2019 và so với mức giảm 2,5% được dự báo trước đó.

Đồng thời, BP lưu ý rằng viễn cảnh tồi tệ trước đây của họ đã được dự đoán trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra - sự kiện đã khiến giá năng lượng toàn cầu tăng cao và ảnh hưởng xấu lên lĩnh vực dầu khí của Nga trong những tháng gần đây.

BP đã dự đoán rằng nhu cầu dầu sẽ giảm 74% từ năm 2021 - 2050, với nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức 24 triệu thùng/ngày vào năm 2050. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đưa ra một dự báo tương tự. Ngoài ra, BP không phải là đơn vị hạ dự báo nhu cầu dầu nhiều nhất toàn cầu trong ba thập kỷ qua, Energy Intelligence Group dự đoán rằng nhu cầu dầu hầu như sẽ biến mất.

Dưới đây là bảng do Energy Intelligence Group công bố, so sánh các dự đoán về nhu cầu dầu của 28 tổ chức, trong đó có một số công ty dầu lớn.

Đâu mới là đỉnh của dầu? - Ảnh 2.

Dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2030 - 2050 (Đơn vị: triệu thùng/ngày)

Bạn sẽ nhận thấy rằng không dưới 10 tổ chức, bao gồm OPEC , Exxon Mobil và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã dự đoán rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ thực sự tăng trưởng theo thời gian và không giảm như hầu hết dự đoán của các nhà phân tích.

Công bằng mà nói, thật khó để lạc quan về xu hướng nhu cầu dầu trong dài hạn do ảnh hưởng từ khí hậu cùng với sự bùng nổ của xe điện (EV) và việc nhanh chóng cải thiện hiệu quả các phương tiện chạy bằng khí đốt, chắc chắn sẽ hạn chế tiêu thụ dầu. Thực tế, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) gần đây đã cảnh báo rằng việc duy trì giới hạn nóng lên 1,5ºC hoặc thậm chí 2ºC của Trái Đất sẽ đòi hỏi các chính sách hiện hành phải được tăng cường mạnh mẽ. Trên thực tế, các kịch bản năng lượng của Thỏa thuận Paris giả định nhu cầu dầu và khí đốt sẽ giảm lần lượt 40% - 80% và 20% - 60% từ nay đến năm 2050, trong khi nhu cầu khí đốt cần đạt đỉnh từ năm 2025 - 2030.

Xe điện có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch về lâu dài.

Theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF), xe điện và pin nhiên liệu chiếm khoảng 1,7 triệu thùng/ngày từ mức tiêu thụ toàn cầu, sẽ sớm thay thế nhu cầu dầu khổng lồ 21 triệu thùng/ngày vào năm 2050. BNEF ước tính rằng nhu cầu dầu nhiên liệu đường bộ sẽ đạt đỉnh vào năm 2027. Lượng phát thải gần như sẽ giảm một nửa vào năm 2050, nhưng lĩnh vực này vẫn sẽ không chạm đáy. Trong trường hợp tốt nhất, vào những năm 2050, nhu cầu nhiên liệu đường bộ có nguồn gốc từ hóa thạch sẽ giảm xuống dưới mức từng thấy vào đầu những năm 1970. Trong kịch bản này, lượng khí thải liên quan đến dầu mỏ sẽ giảm xuống còn 3,4Gt vào năm 2050, giảm so với mức gần 6,5Gt vào năm 2019.

Nhìn chung, nhu cầu dầu thô có thể vẫn ổn định hoặc thậm chí tăng trưởng đáng kể trong vài năm tới, có thể đến năm 2030. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn có vẻ ảm đạm hơn.

Tham khảo: Oilprice

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
39 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
24 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
28 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.462.928 VNĐ / tấn

393.40 UScents / lb

3.30 %

- 13.43

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.933.968 VNĐ / tấn

1,040.00 UScents / bu

0.51 %

+ 5.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
22 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.