Đầu tư gần 8.600 tỉ đồng mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình

13/04/2018 07:41
Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với tổng mức đầu tư sơ bộ 8.596,203 tỉ đồng để lắp đặt thêm 2 tổ máy với công suất 480 MW.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 389/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Mục tiêu xây dựng nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa nước hằng năm vào mùa lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện; nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí hệ thống điện quốc gia; giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

Về quy mô đầu tư xây dựng, 2 tổ máy với công suất lắp máy là 480 MW, nhà máy thủy điện kiểu hở. Điện lượng trung bình hàng năm 479 triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của nhà máy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.

Sơ bộ thiết bị công nghệ chính gồm: Thiết bị cơ khí thủy lực (bao gồm 2 tổ máy Tuabin Francis, máy phát điện đồng bộ 3 pha trục đứng, công suất lắp máy 480 MW (2 x 240 MW) và các thiết bị phụ đồng bộ); thiết bị cơ khí thủy công (bao gồm thiết bị cửa nhận nước, nhà máy thủy điện, đường ống áp lực và các thiết bị phụ khác); trạm phân phối điện (sử dụng phương án trạm GIS, đấu nối với hệ thống điện quốc gia ở cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV).

Nhà máy được xây dựng tại cửa lấy nước thuộc xã Thái Thịnh, đường hầm dẫn nước; nhà máy thuộc phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Dự án được triển khai chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 và đưa công trình vào vận hành năm 2022 - 2023 với tổng mức đầu tư sơ bộ 8.596,203 tỉ đồng từ nguồn: vốn tự có của chủ đầu tư (30%, Tập đoàn điện lực Việt Nam-EVN); vốn vay tín dụng ưu đãi và vốn vay thương mại (tổng cộng 70%).

Tin mới

Hà Nội: Bắt giữ hơn 1 tấn chân gà chiên không rõ nguồn gốc
45 phút trước
Hơn 1 tấn chân gà chiên không rõ nguồn gốc đựng trong bao tải đang trên đường về Thủ đô tiêu thụ bị lực lượng CSGT Hà Nội phát hiện, phối hợp với đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố bắt giữ.
Vải thiều vào vụ, giá rẻ bất ngờ
16 phút trước
Tại TPHCM, từ chợ truyền thống đến xe đẩy bán dạo, mặt hàng quả vải tươi gần như chiếm ưu thế so với các loại trái cây khác. Với giá khá mềm, chỉ từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, tiểu thương cho biết mặt hàng này đang rất hút khách.
Honda Phi Thuyền 2025 quá 'hot', một lô vừa về giờ còn vài chiếc: Cốp to hơn của SH, ăn xăng 2,2L/100km
51 phút trước
Mẫu xe tay ga Phi Thuyền của Honda nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Thế Giới Di Động cắt giảm mặt bằng, kiếm đậm từ gian hàng online
52 phút trước
Trong quý I/2025, gian hàng TGDĐ Official trên Shopee Mall đạt doanh thu 27,3 tỷ đồng.
Xe ga tiết kiệm xăng nhất Việt Nam có phiên bản mới: Sở hữu loạt trang bị xịn xò, dễ dàng thay thế Honda LEAD
2 giờ trước
Mức tiêu hao nhiên liệu của mẫu xe ga này khá ấn tượng chỉ 63 km/l.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.685.771 VNĐ / thùng

64.94 USD / bbl

0.25 %

+ 0.16

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.601.306 VNĐ / thùng

61.69 USD / bbl

0.26 %

+ 0.16

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.348.168 VNĐ / m3

3.34 USD / mmbtu

0.14 %

+ 0.00

Than đá

COAL

2.606.113 VNĐ / tấn

100.40 USD / mt

0.30 %

+ 0.30

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Các mẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa trong mùa hè
1 ngày trước
Các mẹo dùng điều hòa dưới đây sẽ giúp bạn đạt hiệu quả làm mát cao trong mùa hè mà không khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt.
SYM ra mắt đồng thời 2 mẫu xe mới: Đối trọng đáng gờm của Honda SH Mode và Yamaha Grande
1 ngày trước
Với thiết kế cổ điển, động cơ mạnh tới 15 mã lực, công nghệ an toàn cao cấp, bộ đôi SYM FIDDLE DX 158 và FIDDLE 125 đang nổi lên như đối thủ đáng gờm của Honda SH Mode và Yamaha Grande.
'Petrostates' xưa rồi - một quốc gia sắp cho Mỹ, EU 'hít khói' để trở thành 'electrostates' đầu tiên trên toàn cầu
1 ngày trước
Mỹ, EU cũng đang bị quốc gia này bỏ lại phía sau trong hành trình trở thành electrostates.
Từng hứa hẹn trở thành 'cứu tinh' khí đốt cho châu Âu, quốc gia này bất ngờ rơi vào khủng hoảng: Thường xuyên bị mất điện, cần 60 chuyến hàng để đáp ứng nhu cầu
2 ngày trước
Quốc gia này đã từ bỏ kế hoạch trở thành nhà cung cấp cho châu Âu khi sản lượng thấp nhất trong vòng 9 năm.