Đây là lý do nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ sẽ chỉ tăng chứ không giảm

06/03/2023 19:01
Các nhà phân tích tin rằng Nga và Ấn Độ đang xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền chắc. Giao dịch dầu thô giữa 2 bên được cho sẽ vẫn nối dài, ngay cả khi xung đột Nga - Ukraine kết thúc.
Đây là lý do nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ sẽ chỉ tăng chứ không giảm - Ảnh 1.

Theo một nhà phân tích hàng đầu của Kpler, xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ sẽ chỉ tăng chứ không giảm do 2 bên đang xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Viktor Katona nói với Insider rằng sự thay đổi trong dòng chảy dầu thô xuất khẩu của Moscow sang Ấn Độ sẽ gắn liền với lợi ích của cả 2 bên.

“Toàn bộ câu chuyện giữa Ấn Độ và Nga sẽ là câu chuyện dài hạn và sẽ không đột ngột dừng lại. Nó sẽ là bước đi mới của thị trường”, Katona – nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler nói.

Trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu của Nga, Moscow rất quan tâm đến việc giữ mối quan hệ hợp tác với Ấn Độ. Các nhà máy lọc dầu của nước này đã trở thành một thị trường ngày càng quan trọng đối với Nga khi nhóm G7 áp đặt giá trần và các biện pháp trừng phạt khác lên Nga.

Nga cả khi xung đột Nga - Ukraine kết thúc, Katona cho rằng Nga vẫn sẽ giảm giá cho Ấn Độ - thậm chí giá dầu còn rẻ hơn mức hiện tại. Ông ước tính, Ấn Độ đang nhận chiết khấu khoảng 10-12 USD cho mỗi thùng dầu Nga, so với giá dầu Brent kỳ hạn chuẩn toàn cầu.

“Dầu Nga hiện được giảm giá dài hạn. Vì vậy, ngay cả khi xung đột kết thúc, Ấn Độ sẽ vẫn mua vì họ được hưởng lợi về giá”.

1 năm về trước, Ấn Độ gần như không mua dầu từ Nga nhưng mọi chuyện đã thay đổi chóng mặt từ sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Quốc gia này cũng đang tăng mua các sản phẩm tinh chế từ dầu thô, chẳng hạn dầu diesel từ Nga – thứ trước đây họ chưa từng mua. Đó là tín hiệu của mối quan hệ giao dịch thậm chí ngày càng mạnh mẽ hơn giữa 2 bên.

“Ấn Độ không chỉ mua dầu thô mà còn mua các sản phẩm tinh chế của Nga. Đó là dấu hiệu cơ bản của việc mở rộng quy mô hợp tác”, Katona nói. “Sự hợp tác giữa 2 quốc gia này sẽ lâu hơn nhiều so với những gì nhiều người giả định, bởi vì mọi mối quan hệ đều sẽ kéo dài hơn nếu có lợi ích chung”, ông nói thêm.

Moscow cũng thích bán dầu thô cho Ấn Độ hơn là Trung Quốc, không chỉ bởi khoảng cách gần hơn mà còn vì các công ty Ấn Độ chọn thanh toán trên cơ sở giao hàng, nghĩa là họ không xử lý việc vận chuyển và bảo hiểm.

Đây là lý do nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ sẽ chỉ tăng chứ không giảm - Ảnh 2.

Lượng dầu thô của Nga nhập khẩu vào Ấn Độ (màu xanh nhạt) đang ngày càng tăng.

Nga có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình cho toàn bộ giao dịch khi tính phí cho những khoản phụ trội đó. Trong khi đó, người mua từ Trung Quốc thường chọn cách sử dụng đội tàu riêng của họ. Một lý do quan trọng khác là các công ty lớn của Nga đều có cổ phần tại các nhà máy lọc dầu Ấn Độ trong khi Trung Quốc thì không.

Theo dữ liệu của Kpler vào tháng 1, Nga đã chuyển gần 2 triệu thùng dầu thô/ngày đến Ấn Độ, không thua kém nhiều so với mức gần 2,5 triệu thùng sang Trung Quốc. Nhà nhập khẩu số 3 của họ chính là Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia nằm giữa biên giới châu Âu và châu Á, với khoảng 400.000 thùng mỗi ngày.

Theo Katona, dòng chảy dầu thô thế giới đang thay đổi nhưng không quá phức tạp như nhiều người tưởng tượng. “Theo một nghĩa nào đó, đó không phải sự thay đổi lớn vì nó chỉ là sự xáo trộn so với những gì diễn ra ban đầu. Châu Âu từng mua rất nhiều dầu của Nga. Giờ đây Ấn Độ đang làm việc đó. Nó được thực hiện trên một lộ trình dài hơn, nhưng giá cũng giảm nhiều hơn”, Katona nói. “Nó như một trò chơi – Nha đẩy Ả rập Xê út khỏi Ấn Độ, vì vậy Ả rập Xê Út bán nhiều dầu hơn cho Trung Quốc”.

Tuy nhiên, có thể khẳng định 1 điều: châu Á đang được trao lợi thế cạnh tranh trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Ấn Độ và Trung Quốc, các cường quốc của khu vực, đều đang mua dầu thô ở mức thấp hơn thị trường. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu ở châu Âu và Mỹ phải trả giá đầy đủ.

Một châu Á đang trỗi dậy – nơi Trung Quốc đã mở cửa trở lại nền kinh tế - đang hướng đến việc tối đa hóa lợi nhuận và tích cực hơn trong việc thâm nhập thị trường.

Tin mới

Giới "sành ăn" săn lùng giống quả mới: Mùi thơm quyến rũ, hương vị đặc biệt không thể lẫn vào đâu được
3 giờ trước
Một số người mô tả hương vị này như "rượu mulberry" hoặc "rượu vang trái cây", mang lại cảm giác "say".
Vì sao VinFast có thể phá tan sự bão hòa thị trường xe máy Việt?
3 giờ trước
Chuyên gia Nguyễn Long Châu nhận định, sau thời gian khai mở thị trường xe máy điện tại Việt Nam, VinFast đã biết cách đáp ứng chính xác những gì khách hàng cần.
Tập đoàn Việt có 7 nhà máy xe vừa xuất khẩu lô xe cao cấp đến công xưởng ô tô số 1 Đông Nam Á
3 giờ trước
Đây là tập đoàn lớn bậc nhất trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Xe xăng sắp lỗi thời như cưỡi ngựa: Quốc gia này xăng dầu "đào lên là có" mà còn chuyển hết sang xe điện
2 giờ trước
Đến cuối năm 2025, các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong có thể trở nên lỗi thời như cưỡi ngựa
Xiaomi ra mắt 2 dòng TV giá siêu mềm cùng 'rừng' sản phẩm AIoT tại Việt Nam
2 giờ trước
TV A Series và A Pro Series mở bán ngay trong tháng 5 này với giá từ 6,49 triệu đồng cho bản 43 inch Full HD.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

38.384.536 VNĐ / tấn

175.40 JPY / kg

1.02 %

- 1.80

Đường

SUGAR

10.096.192 VNĐ / tấn

17.66 UScents / lb

2.21 %

- 0.40

Cacao

COCOA

274.021.331 VNĐ / tấn

10,567.00 USD / mt

6.53 %

+ 648.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.846.120 VNĐ / tấn

382.80 UScents / lb

2.29 %

+ 8.58

Gạo

RICE

15.244 VNĐ / tấn

12.92 USD / CWT

2.30 %

+ 0.29

Đậu nành

SOYBEANS

10.036.161 VNĐ / tấn

1,053.30 UScents / bu

2.27 %

- 24.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.469.711 VNĐ / tấn

296.30 USD / ust

1.51 %

+ 4.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do Việt Nam phải chi hàng chục triệu USD nhập khẩu hồ tiêu mỗi tháng
49 phút trước
Việt Nam từ lâu đã được mệnh danh là "vương quốc hồ tiêu" khi chiếm khoảng 40% sản lượng và gần 55% kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam đang phải chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu mỗi tháng.
Không phải Thái Lan, một loại sầu riêng của láng giềng Việt Nam đang được săn đón: Được đại sứ Trung Quốc khen ngợi ‘ngon nhất thế giới’
3 giờ trước
Trung Quốc đang săn lùng giống sầu riêng Au Khak của láng giềng Việt Nam.
Đến lượt một mặt hàng quan trọng của Mỹ gặp ‘sóng gió’: Xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm 20% nếu không ‘chốt đơn’ được với Trung Quốc
18 giờ trước
Mặt hàng quan trọng này của Mỹ đang đứng trước áp lực lớn, đặc biệt là từ phía khách hàng Trung Quốc.
Một loại "vàng đen' của nông sản Việt đang được nước giàu nhất châu Âu săn lùng, chi tới gần 50 triệu USD để nhập khẩu trong 4 tháng qua
19 giờ trước
Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn nhất loại nông sản này cho Đức trong 4 tháng đầu năm.