Dạy nghề giúp người yếu thế vượt lên

14/11/2019 09:24
Trong số học sinh được dạy nghề và giới thiệu việc làm miễn phí có tới hơn 8.000 học sinh là đối tượng yếu thế...

Trường Nữ công tư thục Hoa Sữa nay là Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa được thành lập từ tâm huyết của Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy và một số người bạn cùng chí hướng với sứ mệnh hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số giúp họ thoát nghèo. 

Tới nay, Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa đã đào tạo và tạo việc làm cho hơn 13.000 học sinh các khóa học, trong đó có nhiều người rất thành công trong cuộc sống. Ngôi trường là điểm đến tin cậy giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vượt khó, hòa nhập cộng đồng xã hội, học nghề tìm việc làm. 

Đào tạo nghề cho những người yếu thế

Chúng tôi đến thăm trường vào một ngày đầu đông khi hoa sữa thoang thoảng khắp phố phường. Đây cũng là dịp trường đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập. 

Sau 25 năm, Hoa Sữa vẫn kiên định với sứ mệnh, mục tiêu hoạt động và giữ nguyên các chuyên ngành đào tạo mũi nhọn của trường, đó là: kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn; bánh mỳ - bánh ngọt, nghiệp vụ lưu trú và may mặc cho hàng trăm học sinh khuyết tật. 

Ngay trong khuôn viên của trường là lớp học kỹ thuật may- nơi có 20 học sinh khiếm thính, khuyết tật bẩm sinh về tay chân, cơ thể phát triển chậm. Có em mắc bệnh tự kỷ ở thể nhẹ vừa học vừa thực hành nghiệp vụ may và học thêm. Vào giờ học, cô giáo và học sinh đang miệt mài đường kim mũi chỉ bên những chiếc máy khâu. 

Hỏi chuyện em Đoàn Thị Kiên, 16 tuổi, quê ở Phú Yên, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Em cho biết, trước em sống ở làng trẻ SOS Quy Nhơn, mới vào học được hơn một tháng. Kiên nhanh nhẹn giúp chúng tôi "trò chuyện" với bạn khiếm thính Nguyễn Thị Thiên, 19 tuổi, quê Phú Yên.

Thiên chỉ học đến lớp 5, bố mẹ làm nông, thuộc hộ nghèo. Do khiếm thính nên việc học cũng khá vất vả, nhưng nhờ kiên trì cố gắng cùng với sự tận tình giúp đỡ của các cô giáo, nay em đã may được các sản phẩm đơn giản như tạp dề, khăn tay. 

Em Sùng Thị Mỷ, 15 tuổi ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang người nhỏ thó, cho biết: "Em rất chịu khó lắng nghe sự hướng dẫn của cô giáo. Làm quen máy khâu thật sự khó khăn nhưng sau một tuần đã em bắt nhịp được, đến nay đã tự may được quần áo và một số sản phẩm khác". 

Việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề cho các em ở môi trường này thật vất vả. Không yêu nghề, yêu trò thì khó ai có thể trụ lại ở đây. Các cô giáo phải có tình cảm yêu thương để gần gũi, động viên các em. Còn khi truyền nghề thì phải dùng ngôn ngữ ký hiệu hoặc trực tiếp cầm tay chỉ việc, coi trọng việc thực hành. 

Trong lớp dạy làm bánh mỳ, bánh ngọt và lớp chế biến món ăn Á, Âu có nhiều đối tượng tham gia nhưng phải đóng học phí và cũng có không ít em là đối tượng nghèo người dân tộc hoặc gia đình thuộc diện nghèo gặp khó được miễn, giảm học phí. Giờ học là thực hành làm bánh. Đoàn khách tham quan chúng tôi có thể nếm bánh của các em vừa ra lò. 

Đào tạo đa dạng và năng động hơn

Từ khi thành lập đến nay, trường luôn luôn theo đuổi sứ mệnh mà Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy đã đặt ra. Đó là hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, đào tạo nghề cho người nghèo, người dân tộc thiểu số giúp gia đình họ thoát nghèo.

Đặc biệt những năm gần đây trường đã định hướng "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong các lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng". Năm nay nhà giáo Phạm Thị Vy đã sang tuổi 77 và bà luôn nhắc nhở thế hệ lãnh đạo mới của trường phải biết làm giàu nhưng phải giàu cả công việc từ thiện. 

Ông Vũ Triệu Quân, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa chia sẻ: "Bác Vy giờ đã nghỉ, không làm hiệu trưởng, nhưng nền móng mà bác và các sáng lập viên đã đặt mãi mãi là tôn chỉ, mục đích để những thế hệ sau này của trường tiếp bước". 

Tuy nhiên, để có thể thực hiện được sứ mệnh đó trường đã trải qua không ít thăng trầm. Có những giai đoạn vô cùng khó khăn, khủng hoảng, tưởng không thể vượt qua. Nhưng với sự nỗ lực của cả tập thể, Hoa Sữa đã vững vàng vượt qua để tiếp tục sự nghiệp. 

Bà Lê Thị Kim Phượng, Phó hiệu trường Trường Hoa Sữa nhấn mạnh, song song với đào tạo nghề từ thiện, việc đào tạo nghề cho học sinh có nhu cầu đã giúp trường tăng số lượng tuyển sinh lên 700 học sinh/năm, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho hơn 40 đối tác thường xuyên và hơn 20 đối tác không thường xuyên cũng như một số các đối tác nước ngoài, mang lại hình ảnh một Trường Hoa Sữa đa dạng và rất năng động.

Trường đã áp dụng mô hình đào tạo kết hợp với doanh nghiệp. Học sinh có thể được hưởng lương ngay từ khi đang học là nhờ vào mô hình đào tạo này. Không những vậy trường còn giúp học sinh thực hành nhiều hơn, nâng cao kỹ năng nghề và khả năng thích ứng với môi trường làm việc. Kết quả sau đào tạo là 100% học sinh được có việc làm phù hợp với mức lương khởi điểm từ 4,5 triệu đồng trở lên.

Khởi nghiệp thành công từ Hoa Sữa

Từ ngôi trường nay đã có không ít học sinh bước ra xã hội, khởi nghiệp thành công. Đơn cử như anh Hòa, chủ của chuỗi tiệm bánh Anh Hòa tại Hà Nội - xuất thân từ tổ bán báo xa mẹ. 

Chuỗi cửa hàng bánh mỳ - bánh ngọt Dung Anh tại Quảng Ninh của em Nguyễn Quang Anh. Hay Đặng Xuân Hào – Tổng bếp trưởng hệ thống khách sạn La Siesta; Lê Văn Mạnh Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Masko Việt Nam... 

Mới đây, em Nguyễn Thế Hiển học chế biến món ăn đang giữ vị trí Chief of Party nhà hàng Nhật tại Khách sạn JW Marriot; em Nguyễn Thị Hằng Ly chuyên viên kỹ thuật Công ty Rich Việt Nam; Lý A Sử, Cứ A Vềnh ở Lào Cai đều giữ những cương vị chủ chốt sau khi học nghề ở trường Hoa Sữa. 

Những năm tiếp theo, trường đang tăng cường quan hệ hợp tác trong nước (các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và quốc tế (các đối tác chiến lược, các tổ chức, cơ sở đào tạo...). Hợp tác đào tạo với các trường trong và ngoài nước về nhiều mặt (trao đổi sinh viên, giáo viên trong nước và ngoài nước, đào tạo liên thông ở các bậc cao hơn, đào tạo lại...). 

Hy vọng Trường Hoa Sữa sẽ tạo nên những thế hệ mới trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời cách mạng công nghiệp 4.0, không sao nhãng sứ mệnh cao quý mà những nhà sáng lập đặt ra từ những ngày đầu.

"Chính sự tâm huyết của các thầy, các cô, sự quyết tâm vượt khó vươn lên của học sinh qua các thế hệ đã xây dựng nên thương hiệu "Trường Hoa Sữa". Điều đó đã được Nhà nước Việt Nam và quốc tế ghi nhận. 

Đó là Giải thưởng "Nhân quyền" của Thủ tướng Pháp trao tặng tại Pháp năm 2005; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội "Đã có nhiều đóng góp trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn từ năm 2012 đến 2017".     

Trong số học sinh được dạy nghề và giới thiệu việc làm miễn phí có tới hơn 8.000 học sinh là đối tượng yếu thế (thuộc hộ nghèo, mồ côi, dân tộc, khuyết tật, con thương binh liệt sĩ...). Đa phần các em đã trụ lại được với nghề và phát triển tốt với mức thu nhập khá. Ngoài ra, nhà trường còn hỗ trợ chi phí đào tạo, ăn ở cho hàng nghìn đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác từ 50%, 75% đến 100% với các nghề may-thêu, kỹ thuật chế biến món ăn Âu-Á, nghề làm bánh mì-bánh ngọt, nghiệp vụ lưu trú...

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
2 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Giá vàng hôm nay 29/3: Vàng thế giới tăng "dữ dội", lập đỉnh mới
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay (29/3) trên thế giới tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục mọi thời đại. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hoạt động mua đang mang tính kỹ thuật nhiều hơn bởi vàng tăng bất chấp USD cũng đang mạnh lên.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
3 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
3 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
4 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

67.092.637 VNĐ / tấn

16.24 BRL / kg

-0.31 %

- -0.05

Thịt gà

CHICKEN

30.199.949 VNĐ / tấn

7.31 BRL / kg

4.58 %

+ 0.32

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Bình Định mời gọi các nhà đầu tư Canada: Ưu tiên thu hút dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
16 giờ trước
Tỉnh Bình Định mời gọi các nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính, gồm: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
Bữa ăn đắt đỏ tại nhà hàng sao Michelin duy nhất ở TP.HCM khiến khách Tây cũng phải choáng ngợp: Chả giò, bún chả, bánh mì... bỗng hóa thành món ăn thượng lưu
1 ngày trước
Nữ du khách nước ngoài nhận xét, bữa ăn hết 2,2 triệu đồng cho 10 món tại nhà hàng sao Michelin là bữa ăn đắt đỏ nhất ở TP.HCM.
Doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm hàng đầu nhưng khó bán trong nước
2 ngày trước
Là một trong những đơn vị chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đứng đầu thế giới nhưng Tập đoàn thủy sản Minh Phú bán tôm tại thị trường nội địa chưa tới 1% thị phần của doanh nghiệp, lý do là giá cao hơn tới 20-30% sản phẩm tôm cùng loại.
Cá tra Việt Nam thu hơn 200 triệu USD từ đầu năm, người Trung Quốc chuộng hơn cả hàng nội
2 ngày trước
Riêng trong tháng 2, mặt hàng này đã thu về 90 triệu USD.